Kiểm định độ tin cậy của thang đo sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát (Trang 56 - 58)

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo sử dụng

Khi thực hiện phân tích tác động của các biến quan sát cho một nhân tố thì việc cần phải sử dụng bao nhiêu biến quan sát và những biến được sử dụng đó có thực sự phản ánh được bản chất của nhân tố cần đánh giá hay không là một vấn đề vơ cùng quan trọng. Vì vậy, một nhà tâm lý học người Mỹ, Lee Cronbach đã nghiên cứu và phát triển một cơng cụ hữu ích cho vấn đề trên vào năm 1951 là phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha. Theo Lee Cronbach (1951), phương pháp này có khả năng thể hiện được mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát cho nhân tố cần đánh giá và để có một thang đo tốt thì số lượng tối thiếu của các biến quan sát là 3. Thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha, việc nghiên cứu sẽ biết được biến nào là cần thiết và đóng góp vào việc thể hiện bản chất của nhân tố mẹ, biến nào có ảnh hưởng khơng đáng kể và nên loại bỏ để nâng cao độ tin cậy cho thang đo.

Trong phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha sẽ có 3 khái niệm cần làm rõ. Thứ nhất, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Đây là hệ số đánh giá tổng quát về độ tin cậy của thang đo đang sử dụng. Về mặt lý thuyết, giá trị của hệ số này sẽ được thể hiện từ 0 đến 1 và khi giá trị này càng lớn thì độ tin cậy của thang đo càng cao, hay nói một cách khác là các biến sử dụng để đánh giá trong thang đo là hợp lí và thể hiện được bản chất của nhân tố cần đánh giá. Mặc dù giá trị của hệ số này càng cao sẽ càng tốt nhưng khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị quá cao từ 0,95 trở lên thì các biến sử dụng trong thang đo sẽ có hiện tượng bị trùng lắp về mặt thông tin nên thang đo sẽ cần phải điều chỉnh lại và có thể dẫn đến việc loại bỏ bớt các biến quan sát để đảm bảo mức độ phản ánh nhân tố mẹ của thang đo, tránh hiện tượng một khía cạnh của thang đo được hai biến cùng quan sát. Tiêu chí để kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha tổng như sau.

Giá trị đạt dưới 0,6: thang đo sử dụng không đủ điều kiện để đo lường. Giá trị đạt từ 0,6 đến dưới 0,7: thang đo sử dụng đủ điều kiện đo lường. Giá trị đạt từ 0,7 đến dưới 0,8: thang đo sử dụng đo lường tốt.

Giá trị đạt từ 0,8 trở lên: thang đo sử dụng đo lường rất tốt.

Thứ hai, hệ số tương quan biến tổng, được gọi là Corrected Item – Total Correlation. Nếu hệ số này có giá trị từ 0,3 trở lên thì biến quan sát sử dụng trong thang đo đánh giá nhân tố mẹ đạt yêu cầu. Cuối cùng, hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted. Hệ số này thể hiện giá trị hệ số Cronbach’s Alpha tổng của thang đo sẽ đạt được khi biến quan sát bị loại bỏ khỏi thang đo. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) và hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted sẽ là hai cơ sở để quyết định việc biến quan sát đó có nên bị loại bỏ để tăng độ tin cậy của thang đo. Trong trường hợp nếu hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số tổng Cronbach’s Alpha của thang đo và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 thì việc loại bỏ biến quan sát này là cần thiết, nhưng nếu hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) vẫn đạt yêu cầu từ 0,3 trở lên thì việc loại bỏ cần xem xét lại, biến quan sát này có thể giữ lại nếu độ tin cậy của thang đo thay đổi không quá nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w