Tình hình hoạt động kinh doanh xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát (Trang 65 - 71)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

4.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát

4.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG NAM PHÁT GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 Bảng 4.1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát

giai đoạn 2017 – 2022 Đơn vị: Nghìn USD Năm 2017 2018 2019 2020 Doanh thu 3.038,07 3.292,78 2.653,09 1.605,26 Chi phí 2.852,8 3.044,09 2.587,01 1.434,58 Lợi nhuận 185,27 248,69 66,08 170,68 2021 Quý I (2021) Quý I (2022) Doanh thu 1.095,86 266,49 285,33 Chi phí 1.043,47 253,75 270,69 Lợi nhuận 52,39 12,74 14,64

Bảng 4.2: So sánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2017-2022

Đơn vị: Nghìn USD

Tiêu chí 2018/2017 2019/2018

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh thu 254,71 108,38 -639,69 80,57

Chi phí 191,29 106,71 -457,08 84,98

Lợi nhuận 63,42 134,23 -182,61 26,57

Tiêu chí

2020/2019 2021/2020

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh thu -1.047,83 60,51 -509,4 68,27

Chi phí -1.152,43 55,45 -391,11 72,74

Lợi nhuận 104,6 258,29 -118,29 30,69

Quý I (2022)/Quý I (2021)

Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh thu 18,84 107,07

Chi phí 16,94 106,68

Lợi nhuận 1,9 114,91

Doanh thu trong hoạt động kinh doanh xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát năm 2017 là 3038,07 nghìn USD. Năm 2018, tổng doanh thu trong hoạt động của Cơng ty tăng 254,71 nghìn USD so với năm 2017, tương đương doanh thu tăng hơn 8% và đạt được con số là 3292,78 nghìn USD. Nguyên nhân là do việc dịng vốn đầu tư FDI đang có xu hướng đổ mạnh vào thị trường Việt Nam vào cuối năm 2017 và sự tăng trường mạnh mẽ của ngành bất động sản thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập bất động sản với giá trị kinh tế lớn nên nhu cầu về xây dựng các cơng trình như văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất, các kho bãi chứa hàng hóa tăng cao tạo ra cho Cơng ty những cơ hội nhất định trong hoạt động. Theo thông tin từ Báo Tuổi trẻ, ông Đinh Thế Hiển, một chuyên gia tài chính và bất động sản cho biết, dịng vốn FDI đổ vào thị trường Việt Nam, cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng cao của ngành xây dựng trong năm 2018. Cũng từ nguồn thơng tin từ Báo Tuổi trẻ thì một ý kiến khác từ ơng Lê Viết Hải, Tổng giám đốc Tập đồn xây dựng Hịa Bình, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ “sức chơi” trên thị trường và các dịng vốn đầu tư hiện tại đang có xu hướng đổ vào lĩnh vục xây dựng. Các khoản chi phí mà Cơng ty đã giải ngân trong năm 2018 là 3044,09 nghìn USD, tăng 6,71% so với con số 2852,8 nghìn USD sử dụng trong năm 2017. Điều này cũng dễ hiểu khi số lượng dự án mà Cơng ty tham gia tăng lên thì đồng nghĩa với việc các khoản chi phí bỏ ra sẽ tăng theo. Tốc độ gia tăng chi phí trong năm 2018 chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu của Công ty khi so với cùng kỳ năm trước là do những cải cách hành chính được Chính phủ thơng qua trong năm 2018. Việc thực hiện những sự điều chỉnh trong các Bộ Luật như Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật kiến trúc, Luật kinh doanh bất động sản, Luật quy hoạch đô thị liên quan đến công tác cấp phép xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc xin giấy phép trước khi khởi cơng và góp phần tiết kiệm được thời gian, chi phí trong hoạt động. Việc tăng trưởng của doanh thu và cắt giảm được các chi phí trong hoạt động đã ảnh hưởng tích cực đến mức sinh lời từ hoạt động của Công ty nên lợi nhuận thu được trong năm 2018 tăng so với năm 2017. Cụ thể lợi nhuận tăng từ 185,27 nghìn USD lên 248,69 nghìn USD, tương đương với mức gia tăng 34,23%.

Doanh thu đạt được trong hoạt động năm 2019 của Công ty là 2653,09 nghìn USD, giảm khoảng gần 20% so với năm 2018. Đây là một giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản, một thị trường có mối liên hệ chặt chẽ với ngành xây dựng. Hiện tượng “đứng hình” của một số dự án cung cấp nhà ở cho người dân xuất hiện nên nhu cầu về việc xây dựng các dự án mới sụt giảm nghiêm trọng và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của Công ty. Nhiều dự án “ đứng hình” bắt nguồn do việc khơng đủ khả năng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai. Hơn nữa, việc mất cân bằng cung cầu đối với các dự án đã khiến giá của các nhà ở, các dự án xây dựng tăng cao và xu hướng đầu tư, sử dụng sẽ chuyển về những tỉnh nhỏ lẻ chứ không tiếp tục tại các khu vực đang hoạt động của Cơng ty, các khu vực có khả năng phát triển nhanh như Bình Dương, Hồ Chí Minh,… Theo Sở Xây dựng Hà Nội thì nguồn cung của bất động sản năm 2019 chỉ bằng 40% số lượng trong năm 2018. Ơng Lê Hồng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), cũng có ý kiến cho rằng: “Khó khăn lớn nhất của thị trường hiện nay là nhiều dự án “đứng hình”, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng về cung cầu tạo điều kiện cho giới đầu cơ lướt sóng và đưa giá nhà lên cao”. Chi phí mà Cơng ty sử dụng trong năm 2019 là 2587,01 nghìn USD và giảm 457,08 nghìn USD so với năm 2018, tương đương với mức giảm khoảng 15%. Hiện tượng mất cân bằng cung cầu của các dự án nhà ở và sự xuất hiện của một số dự án bị “đứng hình” đã khiến nhu cầu về sử dụng dịch vụ xây dựng của Công ty bị ảnh hưởng đáng kể. Số lượng dự án xây dựng thực hiện trong hoạt động là một vấn đề nan giải. Đó là một con số không mấy khả quan và khiến cho các khoản chi của Công ty cũng giảm theo. Mặc dù Cơng ty đã có những tác động để tiết kiệm chi phí sử dụng trong hoạt động nhưng việc doanh thu giảm nhanh hơn chi phí đã khiến cho khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động giảm đi. Năm 2019, lợi nhuận chỉ nằm ở mức 66,08 nghìn USD và giảm 182,61 nghìn USD, tương đương giảm gần 74% so với mức sinh lời trong hoạt động của năm 2018.

Doanh thu năm 2020 là 1605,26 nghìn USD, giảm 1047,83 nghìn USD so với năm 2019, tương đương giảm gần 40%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng của ngành xây dựng nói chung và doanh thu của Công ty Hưng

Nam Phát nói riêng là do Đại dịch Covid-19 nổ ra, chính xác là đầu năm 2020. Có thể nói đây là vấn đề khó khăn của tồn cầu và tồn bộ các lĩnh vực hoạt động chứ khơng riêng gì ngành xây dựng tại thị trường Việt Nam. Việc xuất hiện các khoảng thời gian dãn cách xã hội trong mùa dịch cũng khiến cho hoạt động kinh doanh xây dựng của Công ty xảy ra những sự trì hỗn nhất định, ln gây ra những khó khăn trong việc tìm kiếm Hợp đồng xây dựng mới cho Cơng ty. Đáng nói đến là vấn đề khó khăn trong việc đi lại giữa các tỉnh thành nên đội ngũ nhân cơng làm việc tại các cơng trình ít nhiều cũng có khi thiếu hụt và dẫn đến việc chậm tiến độ thi cơng, lãng phí thời gian trong hoạt động. Vì vậy, với cùng một khoảng thời gian làm việc nhưng số lượng dự án hồn thành có thể ít hơn. Về mặt chi phí, Cơng ty chi ra 1434,58 nghìn USD trong năm 2020, giảm 1152,43 nghìn USD so với năm 2019, tương đương giảm khoảng gần 45%. Số lượng công việc trong giai đoạn đương đầu với Đại dịch covid-19 sụt giảm nghiêm trọng nên việc các khoản chi phí cũng giảm theo một cách đáng kể. Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu đến từ Đại dịch covid 19 nên tốc độ giảm doanh thu và chí phí là gần như tương tự nhau. Phải hoạt động trong một mơi trường khó khăn như Đại dịch covid-19, Công ty luôn chú trọng những biện pháp cắt giảm chi phí tối đa trong hoạt động và nhờ vậy mà tình hình hoạt động kinh kinh doanh xây dựng của Cơng ty có phần khởi sắc hơn trong những tháng cuối năm 2020. Cơng ty vẫn có thể giữ được mức lợi nhuận tăng trong năm 2020, với tổng lợi nhuận là 170,68 nghìn USD và tăng 104,6 nghìn USD so với năm 2019, tương đương tăng khoảng hơn 2,5 lần.

Doanh thu của Công ty năm 2021 là 1095,86 nghìn USD, vẫn tiếp tục giảm 509,4 nghìn USD so với tổng doanh thu năm 2020, tương đương giảm khoảng gần 32%. Có thể thấy rằng doanh thu trong hoạt động của Cơng ty vẫn cịn hạn chế so với năm trước đó nhưng tốc độ giảm doanh thu đã dần có thể được kiểm sốt và tạo nền cho sự phát triển trong thời gian sắp tới. Theo Tổng cục Thống kê thì các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành xây dựng sẽ được hưởng lợi từ các vấn đề sau: Nguồn công việc trong hoạt động sẽ dần ổn định trong năm 2021; Các cơng trình chuyển tiếp của năm 2020 có giá trị đầu tư lớn; Nhu cầu về xây dựng các cơ sở hạ tầng và các cơng trình kỹ thuật dân dụng có xu hướng tăng trở lại; Sự

“ấm lên” của thị trường bất động sản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi cơng những dự án có giá trị kinh tế lớn. Các khoản chi phí mà Cơng ty bỏ ra trong năm 2021 là 1043,47 nghìn USD, giảm 391,11 nghìn USD so với năm 2020, tương đương giảm gần 28%. Việc doanh thu trong hoạt động giảm thì đồng nghĩa với việc số lượng các dự án thi công sẽ giảm và các khoản chi phí cho các dự án đó sẽ giảm theo nhưng có thể thấy tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn chi phí. Nguyên nhân là do sự tăng giá của những nguyên vật liệu xây dựng trong năm 2021. Cụ thể đó là sự tăng lên của những nguyên vật liệu đầu vào trong hoạt động liên quan đến giá dầu và giá than. Những mặt hàng chịu sự tác động lớn nhất đó là xi măng và thép, hai loại nguyên liệu đầu vào mà mỗi dự án ln có nhu cầu ở số lượng lớn. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), cho rằng: “Lực lượng các nhà thầu xây dựng trên cả nước đang đứng trên nguy cơ “vỡ trận” do giá vật liệu xây dựng tăng chóng mặt”. Lợi nhuận năm 2021 của Cơng ty giảm 118,29 nghìn USD từ 170,68 nghìn USD cịn 52,39 nghìn USD, tương đương với việc giảm gần 70% giá trị so với năm 2020.

Doanh thu trong quý I năm 2022 là 285,33 nghìn USD, tăng 18,84 so với cùng kỳ năm 2021, tương đương với việc tăng 7,07%. Theo thống kê của Bộ Tài chính thì tính điến cuối q I năm 2022, dòng vốn FDI đăng ký mới đạt gần 9 tỉ USD và đã giải ngân được khoảng 49%. Đây có thể xem là tín hiệu tốt cho ngành xây dựng nói chung, cho Cơng ty nói riêng khi nhu cầu về các dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án có tầm cỡ như FDI sẽ tăng cao. Việc nhu cầu tăng cao sẽ mở ra một cơ hội kinh doanh tiềm năng cho hoạt động xây dựng của Cơng ty. Chi phí sử dụng trong quý I năm 2022 là 270,69 và tăng 16,94 nghìn USD từ con số 253,75 của cùng kỳ năm 2021, tương đương tăng khoảng 6,68%. Nguyên nhân là do giá của nguyên vật liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng cao khiến cho các chi phí sử dụng trong hoạt động của Công ty tiếp tục tăng. Tuy đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian Đại dịch covid-19 nổ ra, Cơng ty đã kịp thời có những thay đổi để thích ứng với mơi trường hoạt động mới và tận dụng được cơ hội từ Chính phủ hỗ trợ, từ các dòng vốn FDI. Lợi nhuận trong quý I năm 2022 là 14,64 nghìn USD, tăng khoảng gần 15% so với cùng kỳ năm 2021 từ giá trị 12,74 nghìn USD.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w