Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 92 - 94)

vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

3.2.2.3. Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp.

3.3.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách an toàn tín dụng có tính hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách an toàn tín dụng có tính hướng dẫn và bắt buộc:

Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã được hoàn thiện, đầy đủ rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì cần phải:

- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho thị trường mua bán nợ. - Ban hành quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn lẫn cho vay để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền cũng như tạo sự ổn định chung cho nền kinh tế quốc dân.

- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, đặc biệt là việc đăng ký giao dịch đảm bảo thực hiện tại địa phương đối với tài sản thế chấp là nhà đất.

- Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về chủ sở hữu tài sản khi liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản trên. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều ngân hàng.

- Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, ban ngành có liên quan…

3.2.2.3. Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp. nghiệp.

Trong thời gian qua, NHNN đã thành lập CIC tuy nhiên hiện tại CIC vẫn chưa thực sự đem lại lợi ích cũng như mạng lại độ tin cậy cao cho các ngân hàng. Do đó tác giả kiến nghị:

- Mở rộng đối tượng phân tích xếp hạng tín dụng không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn thực hiện chấm điểm các khoản vay của thể nhân, tổ chức tài chính… nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của các TCTD và thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng hỏi tin.

- Việc đăng tải các thông tin về sản phẩm phân tích xếp hạng tín dụng cần mang tính hệ thống hơn nữa để giúp các TCTD cũng như các tổ chức khác sử dụng sản phẩm thuận tiện và nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho người sử dụng có cái nhìn tổng thể về các loại sản phẩm phân tích xếp hạng tín dụng, từ đó dễ dàng tiếp cận hơn đến từng sản phẩm phân tích xếp hạng.

- Cập nhật thông tin mới một cách liên tục, kịp thời, chính xác.

- Cần xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra, thẩm định thông tin và chấm điểm xếp hạng… có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong cả lĩnh vực ngân hàng cùng như các lĩnh vực khác.

Ngoài ra, việc chỉ có một trung tâm cung cấp thông tin duy nhất về doanh nghiệp cũng là một hạn chế, do đó cần phải thành lập mỗi ngành, mỗi lĩnh vực một kênh thông tin đa dạng và chuẩn xác.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng trong các ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó rủi ro tín dụng là thách thức lớn nhất. Rủi ro tín dụng xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, đến thu nhập, đến lợi nhuận và uy tín của

ngân hàng, do đó công tác kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua biện pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý các rủi ro tín dụng là rất quan trọng, hay nói cách khác hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là mục tiêu trọng tâm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và thực tế trong công tác, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chỉ ra những nhược điểm cần điều chỉnh, sửa đổi để từng bước khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở hoạt động thực tế và những quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng phát triển và bền vững.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Ngọc Đức, người đã tận tình hướng dẫn hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w