Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng thông qua việc tính toán và phân tích chúng nhằm nắm được mức độ rủi ro tín dụng và căn cứ vào đó để đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp đảm bảo những chỉ tiêu này luôn nằm trong giới hạn an toàn của ngân hàng.
Để đánh giá rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / Tổng dư nợ tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng tại các ngân hàng, chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ phần trăm nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng, khi phát sinh nợ xấu, các ngân hàng phải sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng do đó thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm sút và sẽ được bù đắp lại khi thu đòi được nợ xấu, tuy nhiên thông thường các khoản nợ xấu có thời gian xử lý rất dài và có tỷ lệ có thể thu đòi được là rất thấp.
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng, chỉ tiêu đo độ an toàn và đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Trên đây là hai chỉ tiêu hết sức quan trọng đánh giá về mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại
Ngoài ra, để đánh giá chính xác hơn nữa mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng còn sử dụng thêm một số chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi:
quá hạn.
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ quá hạn có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi.
- Tổn thất cho vay / giá trị cho vay: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tổn thất
trong hoạt động tín dụng là bao nhiêu % so với tổng số cho vay, ngân hàng thường so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành trong cùng thời kỳ
- Dự trữ tổn thất /cho vay: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình dự trữ cho tổn thất
tín dụng của ngân hàng chiếm bao nhiêu % trong tổng số cho vay, và chỉ tiêu cũng cho biết được chất lượng hoạt động tín dụng, vì mức dự trữ tổn thất dựa vào các khoản cho vay chất lượng thấp thì có nghĩa là rủi ro sẽ cao.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất/ Tổng dư nợ: Phản ánh bao
nhiêu % dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất của ngân hàng trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ phụ thuộc trong hoạt động tín dụng của ngân hàng vào các khách hàng lớn hoặc nhóm khách hàng lớn. Mục tiêu nhằm kiểm soát, quản lý để thực hiện phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan/ Vốn tự có ngân hàng: Phản ánh bao nhiêu % dư nợ cho vay một khách hàng hoặc
nhóm khách hàng liên quan trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro, đồng thời đưa ra giới hạn khống chế cho vay đối với khách hàng nhằm đảm bảo an toàn cho khoản vay.
Tỷ lệ dư nợ cho vay một ngành/ Tổng dư nợ: Phản ánh bao nhiêu % dư nợ
cho vay một ngành hàng trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ phụ thuộc vào một số ngành nhất định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngoài ra chỉ tiêu này còn đưa ra giới hạn khống chế cho vay đối với một ngành nhằm thực hiện phân tán rủi ro và an toàn khi cho vay.