Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 78 - 80)

vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

3.2.3.Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống XHTD nội bộ là công cụ đo lường rủi ro đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng.

Hiện nay Vietcombank đã chính thức được NHNN cho phép áp dụng hệ thống XHTD NB theo điều 7 tại Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005. Theo đó Vietcombank XHTD khách hàng trên cơ sở định lượng và định tính, trong đó định lượng (chấm điểm theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của khách hàng) và định tính (trên cơ sở đánh giá của Vietcombank về mặt còn lại của doanh nghiệp). Cơ sở tổng điểm cuối cùng thu được, sẽ phân loại XHTD cụ thể:

TT Tổng điểm

cuối cùng XHTD

Phân loại nợ

Ý nghĩa phân loại nợ và mức độ rủi ro

1. 94,1 →100 AAA2. 88,1 → 94 AA+ 2. 88,1 → 94 AA+

3. 83,1 → 88 AA4. 78,1 → 73 A+ 4. 78,1 → 73 A+ 5. 73,1 → 78 A 6. 70,1 → 73 BBB 7. 67,1 → 70 BB+ 8. 64,1 → 67 BB 9. 62,1 → 64 B+ 10. 60,1 → 62 B 11. 58,1 → 60 CCC 12. 54,1 → 58 CC+ 13. 51,1 → 54 CC 14. 48,1 → 51 C+ 15. 45 → 48 C Nhóm 4 Nợ nghi ngờ: Gồm nợ mà tình hình

kinh doanh và tài chính khách hàng có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng dẫn tới nguy cơ tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ nợ.

16. Dưới 45 D Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn: gồm nợ có

đủ cơ sở để xác định không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi không đáng kể.

(Nguồn: Quyết định số 18/QĐ-VCB.HĐQT ngày 18/3/2010)

Các doanh nghiệp được XHTD thành 16 loại theo thứ tự mức độ rủi ro tăng dần từ AAA đến D (AAA là loại có mức độ rủi ro thấp nhất, D là loại có mức độ rủi ro cao nhất). Công tác XHTD và phân loại nợ được thực hiện định kỳ hàng quý.

Như vậy, việc áp dụng hệ thống XHTD nội bộ đã giúp Vietcombank lượng hóa các rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số vấn đề cần hoàn thiện là:

- Các bộ chỉ tiêu chấm điểm các doanh nghiệp trong ngành thương mại, sản xuất công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp,

hai doanh nghiệp ở hai ngành khác nhau và cùng có quy mô, năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động,... nhưng một doanh nghiệp trong ngành thương mại có kết quả XHTD loại A+ còn doanh nghiệp trong ngành sản xuất lại XHTD loại BBB, sự chênh lệch quá lớn này chưa phản ánh được tương quan chất lượng khách hàng. Nguyên nhân do trọng số điểm tính toán giữa cùng một chỉ tiêu nhưng tại các ngành khác nhau có sự chênh lệch lớn. Các bộ chỉ tiêu này cần tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh đảm bảo phù hợp hơn với thực tế.

- Đối với nhóm chỉ tiêu Tài chính: Khuyên khích hoặc/và đưa ra điều kiện phù hợp yêu cầu khách hàng thuê các đơn vị kiểm toán có uy tín thực hiện kiểm toán tài chính của khách hàng. Trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán, số liệu tài chính được đảm bảo tính chuẩn mực và chính xác, điều này có ý nghĩa quan trọng cho Vietcombank trong hoạt động tính toán và lượng hóa các rủi ro của khách hàng.

- Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính: Cán bộ thực hiện xếp hạng khách hàng một cách khách quan, không phụ thuộc vào sự tác động của khách hàng hoặc một động cơ nào. Các chỉ tiêu này cần phải đánh giá ở mức độ bình thường để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và vì lợi ích của khách hàng. Để làm được điều này cần có sự quyết tâm, chỉ đạo và quán triệt từ các cấp lãnh đạo quản lý.

- Đối với BCTC của khách hàng, trong quá trình chấm điểm chương trình lại chỉ cho phép lựa chọn BCTC có kiểm toán hoặc không kiểm toán. Như vậy, chưa tách biệt được trong BCTC đã kiểm toán thì những ý kiến kiểm toán có vai trò như thế nào vì BCTC kiểm toán ý kiến loại trừ một phần hay toàn bộ phần trọng yếu như hàng tồn kho; phải thu khách hàng; hay tài sản cố định;... sẽ tác động nhiều tới độ tin cậy của BCTC, điểm XHTD của khách hàng cũng như mức độ uy tín và khả năng chịu đựng rủi ro. Tác giả cho rằng cần hoàn thiện hơn trong chọn lọc ý kiến kiểm toán đối với các BCTC lựa chọn chấm, có như vậy mới phản ánh trung thực tình hình tài chính và mức độ rủi ro, uy tín của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 78 - 80)