Các nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 64 - 69)

Mức độ trích lập dự phòng của Vietcombank:

2.3.2.2. Các nguyên nhân.

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Khối lượng công việc tập trung tại phòng QLRRTD là khá lớn đối với một cán bộ QLRRTD:

- Thực hiện tái thẩm định các khoản định giá tài sản bảo đảm đối với các khoản cho vay có tài sản bảo đảm; các khoản cho vay ngắn hạn, trung dài hạn vượt thẩm quyền phê duyệt tại tất cả các Chi nhánh trong hệ thống và các khách hàng lớn (Tập đoàn, Tổng Công ty) tại Hội sở Chính;

- Quản lý chất lượng tín dụng Chi nhánh thông qua rà soát đánh giá chất lượng tín dụng chung; rà soát quá trình cấp tín dụng đối với tất cả các khách trong thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh có giá trị cấp tín dụng từ 5 tỷ VND trở lên và bất cứ khách hàng nào nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra;

- Xây dựng và thực hiện quản lý cấp tín dụng cho các nhóm khách hàng liên quan trong toàn hệ thống, công việc này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao bởi quan hệ giữa các doanh nghiệp, lãnh đạo các doanh nghiệp là rất phức tạp,ngoài ra các số liệu tài chính giữa các doanh nghiệp trong nhóm thường không minh bạch và khớp đúng nhau.

- Quản lý cấp tín dụng nhóm khách hàng có dư nợ lớn (>5% và >10% vốn tự có của Vietcombank), định kỳ tổng hợp và thực hiện báo cáo cho Hội đồng quản trị, Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban ALCO, Ban điều hành, Ban kiểm soát.

- Xây dựng các báo cáo phân tích ngành hàng và danh mục đầu tư tại Vietcombank, cung cấp và hỗ trợ các cơ sở dữ liệu thông tin cho các Chi nhánh;

- Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, định kỳ hàng quý thực hiện rà soát chấm điểm xếp hạng tín dụng cho các khách hàng phụ trách.

Như vậy, khối lượng lớn công việc yêu cầu cán bộ quản trị rủi ro tín dụng luôn phải làm việc với cường độ cao và liên tục, ngoài ra nếu khối lượng công việc xảy ra tại cùng một thời điểm/giai đoạn sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện hoàn thành và chất lượng công việc.

Thứ hai: Hạn chế về hệ thống XHTD nội bộ:

- Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp định tính được Vietcombank áp dụng chính thức từ năm 2010 như là một kho dữ liệu tín dụng toàn diện nhất với mục đích cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống Vietcombank cho các nhà quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, các trường dữ liệu như: khai thác hệ thống số liệu cam kết ngoại bảng; tỷ lệ nợ xấu; các khoản nợ quá hạn <10 ngày, <30 ngày hay như thông tin về tình trạng khoản nợ của một khách hàng quan hệ tín dụng tại các Chi nhánh Vietcombank trong cùng một thời điểm,…

- Ngoài ra trong quá trình chấm điểm XHTD đối với phần đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính do đó trong quá trình chấm điểm, việc lựa chọn chấm điểm các chỉ tiêu định tính mang nặng tính chủ quan của cá nhân cán bộ thực hiện.

Thứ ba:Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:

- Đối với cán bộ thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại HSC: Hiện nay cán bộ làm tại phòng QLRRTD với chức danh chuyên viên nhưng phần nhiều là mới ra trường, có trình độ tuy nhiên còn hạn chế về kinh nghiệm (đa phần <3 năm kinh nghiệm) (do chính sách trẻ hoá cán bộ của Vietcombank), trong khi đó phải thực hiện nhiều phần công việc lớn và phức tạp trong công tác quản lý rủi ro tín dụng cho hệ thống nên hiện tại hiệu quả làm việc chưa cao.

- Đối với các cán bộ làm tín dụng trực tiếp, hiện nay nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng ở mức thấp nhưng các khách hàng thường xuyên để xuất giá trị vay cao so với nhu cầu vốn thực tế. Thực tế hiện nay trong quá trình thẩm định và đề xuất mức GHTD cho khách hàng, các cán bộ tín dụng thường bị động và thực hiện theo nhu cầu của khách hàng, do tính chất cạnh tranh nên khách hàng đề xuất bao nhiêu thì cho vay bấy nhiêu, quá trình thẩm định của ngân hàng thực chất chỉ là hoàn thiện về mặt hồ sơ, tình trạng này đã xảy ra thường xuyên trên thực tế, do đó hoạt động quản trị rủi ro tại các cấp này là không có hiệu quả. Ngoài ra, do năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, trong quá trình thẩm định khách hàng đã không thể xác định được rủi ro tổng thể cho từng khách hàng, từng nhóm khách hàng liên quan vì vậy rất khó khăn trong việc xác định được các dấu hiệu cũng như nhận biết được rủi ro tín dụng để có biện pháp kiểm soát và xử lý kịp thời

Thứ tư: Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay chưa được coi trọng và chủ động, chất lượng còn nhiều yếu kém.

Hiện nay phần lớn các cán bộ tín dụng của Vietcombank thường tập trung cho vay khách hàng. Quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn vay nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và an toàn, tuy nhiên phần lớn cán bộ tín dụng thường không coi trọng hoạt động này, nên chưa chủ động trong quá trình kiểm tra, thường thực hiện khi có yêu cầu đốc thúc của cấp trên hoặc khi khách hàng bắt đầu phát sinh nợ quá hạn, nhiều khách hàng 1 năm chỉ kiểm tra thực tế 1 lần, do vậy, chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát thường rất thấp, không phản ánh được thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm vay vốn, chưa nêu được những khó khăn thách thức trong hoạt động của khách hàng cũng như những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra những cảnh báo đối với khách hàng vay cũng như xác định các biện pháp dự phòng khi có rủi ro xảy ra.

Khi ngân hàng cho vay thì khoản vốn vay cần được quản lý một cách chủ động để đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích đảm bảo khách hàng trả đầy

đủ cả gốc và lãi vay. Việc quản lý sau giải ngân lỏng lẻo, yếu kém của ngân hàng là một trong những nguyên nhân, và có thể tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng sai mục đích vốn vay. Thời gian qua công tác quản lý của nhiều ngân hàng chưa tốt, điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng bởi tính cạnh tranh lớn, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp chưa phát triển, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

Thứ năm:Hiện nayhệ thống thông tin tín dụng hỗ trợ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng từ Phòng Thông tin tín dụng và Phòng chống rửa tiền của Vietcombank chưa được cập nhật liên tục và định kỳ. Nguồn thông tin hiện có này còn khá nghèo nàn, thiếu cập nhật gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định. Phần lớn cán bộ tín dụng hiện nay sử dụng nguồn thông tin tín dụng do chính khách hàng vay cung cấp và không có nguồn thông tin đối chiếu lại, vì vậy quá trình cho vay có thể gặp rủi ro ngay tại khâu này.

Ngoài ra, với tư cách là phòng đầu mối cung cấp toàn bộ thông tin tín dụng cho khối tín dụng trong toàn hệ thống nhưng Phòng Thông tin tín dụng và Phòng chống rửa tiền Vietcombank vẫn chưa thể xây dựng được các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của các ngành hàng, về định hướng phát triển kinh tế, các báo cáo đánh giá rủi ro thị trường,...

Nguyên nhân khách quan:

- Năng lực quản lý và điều hành của nhiều doanh nghiệp ở mức độ trung bình, hiệu quả quản lý và sử dụng khoản vay của doanh nghiệp còn thấp. Những doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ thường đạt hiệu quả kinh doanh khá tốt nhưng sau khi mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất trong khi đó tư duy quản lý và bộ máy điều hành không thay đổi,…thì doanh nghiệp lập tức gặp nhiều khó khăn, thậm chí dẫn tới phá sản, điều này gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản trị rủi ro của Vietcombank

chính thống để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trong đó chủ yếu thiếu những thông tin về giá cả thị trường, về đối tác cạnh tranh, về năng lực cung cấp sản phẩm hiện tại trên thị trường,… do vậy các doanh nghiệp khi bắt đầu đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh thị hoạt động ổn định và tăng trưởng khá tốt tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn thì ngành có nhiều biến động bất thường do bởi thị trường đang dần bão hòa hoặc các chính sách kinh tế, tài chính, pháp luật,… thay đổi theo thướng không có lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này trở lên khó khăn, mất dần khả năng thanh toán và ảnh hưởng nhiều đến việc thanh toán các khoản nợ vay cho ngân hàng.

- Các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, quản lý của doanh nghiệp không minh bạch, trong đó đặc biệt là các thông tin tài chính. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính, hoặc kiểm toán nhưng loại trừ phần lớn những khoản mục quan trọng như phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định, đầu tư tài chính trung dài hạn,…điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho Vietcombank trong việc tiếp cận, thu thập và xác thực thông tin trong công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách xác thực.

- Trong những năm gần đây, nền kinh tế trong nước và thế giới liên tiếp phải gánh chịu hậu quả nặng nền về thiên tai hạn hán, lũ lụt, dịch cúm gia cầm, cùng với đó là sự điều hành giật cục của Chính phủ, Nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất,… liên tục được điều chỉnh theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp, làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lớn, giá thành sản xuất gia tăng cao trong khi giá bán đầu ra gia tăng chậm do đó hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng sụt giảm và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay cho Vietcombank.

- Ngày nay, việc mở cửa hội nhập quốc tế đã tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ chế cạnh tranh công bằng và quyết liệt sẽ đẩy các doanh nghiệp trong nước vào hoàn cảnh khó khăn do không

thể cạnh tranh về công nghệ, chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá sản phẩm. Các doanh nghiệp hoạt động khó khăn sẽ làm phát sinh nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 64 - 69)

w