Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Hiện nay tín dụng là lĩnh vực đưa lại nguồn thu lợi nhuận lớn nhât cho

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 39 - 46)

Đối với hoạt động huy động vốn:

2.2.1.1. Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Hiện nay tín dụng là lĩnh vực đưa lại nguồn thu lợi nhuận lớn nhât cho

Hiện nay tín dụng là lĩnh vực đưa lại nguồn thu lợi nhuận lớn nhât cho Vietcombank, do vậy kế hoạch tăng trưởng và phát triển tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh.

Biểu 2.4: Tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank năm 2006 - 2010

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán Vietcombank năm 2006 - 2010)

- Trong giai đoạn 2007 – 2010 nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái của kinh tế thế giới, đã dẫn tới tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, nguồn vốn huy động gặp khó khăn, hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vay vốn bị giảm xuống,…điều này đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng hoạt động tín dụng của Vietcombank, tuy nhiên nhờ các chính sách tín dụng linh hoạt, Vietcombank đã đạt được những kết quả khả quan về tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2006 - 2010, thể hiện ở số liệu tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank tăng trưởng nhanh và mạnh qua 5 năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung bình trên 28%/năm.

Tại thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 56,5% so với năm 2008. Hiện tại, thị phần dư nợ tín dụng của Vietcombank chiếm khoảng 13% thị phần dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay Vietcombank năm 2006 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Dư nợ cho vay 67.743 97.631 112.973 141.621 176.814

Tốc độ tăng trưởng 30% 44% 16% 26% 25%

- Trong các năm qua, Vietcombank không ngừng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ nhằm tăng giá trị thị phần và đạt mục tiêu kinh doanh. Quá trình tăng trưởng dư nợ của Vietcombank được thực hiện trên cơ sở an toàn, tăng tốc, thiệu quả, phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng. Trên cơ sở của nguyên tắc đó, dư nợ tín dụng của Vietcombank không tập trung mà phân tán ra nhiều ngành hàng, nhiều đối tượng khách hàng, nhiều vùng miền và nhiều kỳ hạn khác nhau, trong đó chú trọng lớn nhất đến các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh khá tốt trong các ngành sản xuất kinh doanh và thương mại các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.

Phân tích dư nợ t heo k ết quả xếp hạng tín dụng nội bộ:

Theo cách phân loại nợ Vietcombank đang áp dụng thì kết quả phân loại nợ sẽ được tính căn cứ theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với từng khách hàng vào cuối mỗi quý trong năm. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp thời điểm cuối năm 2010 như sau:

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo xếp hạng tín dụng khách hàng của Vietcombank tại ngày 31/12/2010

Đơn vị: tỷ đồng

Kết quả XHTD Thời điểm ngày 31/12/2010

Số dư Tỷ trọng AAA 5.745 3,24% Nhóm 1 AA+ 18.483 10,45% Nhóm 1 AA 34.792 19,68% Nhóm 1 A+ 48.186 27,25% Nhóm 1 A 45.321 25,63% Nhóm 1 BBB 11.805 6,68% Nhóm 2 BB+ 5.092 2,88% Nhóm 2 BB 1.560 0,88% Nhóm 2 B+ 915 0,52% Nhóm 2 B 509 0,29% Nhóm 3 CCC 84 0,05% Nhóm 3 CC+ 100 0,06% Nhóm 3 CC 60 0,03% Nhóm 3 C+ 346 0,20% Nhóm 3 C 501 0,28% Nhóm 4 D 3.315 1,87% Nhóm 5 Tổng 176.814 100%

(Nguồn: Mẫu CR/DN.QL.XHTD.TH1 của Vietcombank tại ngày 31/12/2010)

Theo kết quả xếp hạng tín dụng tại thời điểm ngày 31/12/2010, dư nợ cho vay của Vietcombank tập trung chủ yếu tại 4 nhóm khách hàng có mức xếp hạng khá tốt là A, A+, AA và AA+ (nhóm nợ 1) với tổng dư nợ đạt 146.782 tỷ đồng, chiếm 83,01% tổng dư nợ toàn hệ thống. Dư nợ cho vay các khách hàng xếp hạng BBB, BB+, BB và B+ (nợ nhóm 2) là 19.372 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ. Nhóm dư nợ xấu từ B xuống D (nhóm nợ 3 – nhóm nợ 5) là 4915 tỷ đồng, chiếm 2,8% tổng dư nợ.

Như vậy theo cách phân loại dư nợ cho vay dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, tại thời điểm cuối năm 2010 dư nợ cho vay của Vietcombank đạt chất lượng khá tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp (2,8%)

Phân tích dư nợ theo kỳ hạn:

Theo cách phân tích dư nợ này, kỳ hạn được chia làm 3 loại: - Ngắn hạn, thời gian cho vay từ 12 tháng trở xuống

- Trung hạn, thời gian cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng - Dài hạn, có thời gian cho vay trên 60 tháng

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Vietcombank năm 2008 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Cho vay Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn 58.427 51,8% 74.493 52,6% 94.715 53,6 % Trung hạn 14.438 12,8% 17.419 12,3 % 20.682 11,7 % Dài hạn 39.878 35,4% 49.709 35,1 % 61.416 34,7 % Tổng 112.793 100% 141.621 100% 176.814 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Vietcombank năm 2008 - 2010)

Trong cơ cấu dư nợ cho vay của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2010, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên (từ 51,8% năm 2008 lên 53,6% năm 2010), trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đang có xu hướng giảm xuống, bên cạnh đó hàng năm dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế (chiếm tỷ trọng 51,8% trong năm 2008, tăng lên 52,6% năm 2009 và đạt 53,6% trong năm 2010). Như vậy, có thể thấy cơ cấu dư nợ cho theo kỳ hạn của Vietcombank đang theo chiều hướng tốt hơn (dư nợ có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần, dư nợ có kỳ hạn trung dài giảm dần), điều này cũng phù hợp với chính sách cho vay của Vietcombank trong những năm gần đây cũng như biến động khó khăn của thị trường tài chính tiền tệ do những khoản cho vay trung dài hạn có vòng vốn chậm, chịu nhiều rủi ro về lãi suất, tính thanh khoản của ngân hàng trong khi cho vay ngắn

hạn thời gian thu hồi vốn khá nhanh nên mức độ rủi ro được giảm thiểu đáng kể.

Phân tích dư nợ theo ngành hàng:

Theo cách phân chia nội bộ, hiện nay Vietcombank đang cho vay tới 52 ngành hàng khác nhau, trong đó một số ngành chủ yếu có dư nợ lớn như sau:

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành của Vietcombank năm 2008 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Cho vay Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ

Xây dựng 7.552 6,7% 11.144 7,9% 10.480 5,9%

Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt và nước 4.735 4,2% 8.126 5,7% 14.159 8,0%

Sản xuất và gia công chế biến 44.831 39,7% 54.568 38,5% 63.622 36,0 %

Khai khoáng 8.177 7,2% 8.831 6,2% 11.455 6,5%

Nông lâm, thủy sản 2.414 2,1% 1.945 1,4% 2.071 1,2%

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 7.434 6,6% 10.417 7,4% 12.168 6,9% Thương mại, dịch vụ 24.991 22,2% 35.928 25,4% 38.863 22,0% Nhà hàng, khách sạn 2.844 2,5% 3.043 2,1% 3.969 2,2% Các ngành khác 9.814 8,7% 7.619 5,4% 20.028 11,2 % Tổng 112.793 100% 141.621 100% 176.81 4 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Vietcombank năm 2008 - 2010)

Theo số liệu tại ngày 31/12/2010, tỷ trọng cho vay ngành sản xuất và gia công chế biến đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (36,0% tổng dư nợ toàn ngành), tiếp theo là ngành thương mại, dịch vụ (22,0%), sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (8,0%), vận tải kho bãi và thông tin (6,9%),… đây cũng là những ngành hàng chính, năng động và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

thống Vietcombank từ năm 2008 – năm 2010 đang có xu hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngành lớn, đồng thời phân tán dần sang các ngành nhỏ khác như ngành sản xuất điện, khí nước, khai thoáng,…Do vậy, rủi ro của Vietcombank đã được phân tán và hạn chế đáng kể.

Biểu 2.5: Tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank theo ngành kinh tế thời điểm 31/12/210

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Vietcombank các năm 2006 - 2010)

Có thể thấy danh mục đầu tư ngành hàng của Vietcombank ngày càng đa dạng (thời điểm 31/12/2010 dư nợ các ngành khác chiếm 11,2% tổng dư nợ, tăng 163% so cùng thời điểm năm 2009), điều này phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro tín dụng trong cho vay.

Phân tích dư nợ chất lượng:

Thời gian qua, ngoài tăng trưởng về giá trị dư nợ thì chất lượng các khoản cho vay cũng được Vietcombank chú trọng cải thiện và nâng cao hơn. Theo Bảng 2.6 thống kê số liệu dưới đây cho thấy, trong năm 2008 dư nợ đủ tiêu chuẩn là 102.190 tỷ đồng, chiếm 90,6% tổng dư nợ, sang năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 91,9%

và đến năm 2010 đạt 163.553 tỷ đồng, chiếm 92,5% tổng dư nợ. Song song với tăng trưởng dư nợ tín dụng nhưng tỷ trọng nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn trong giai đoạn năm 2008 – 2010 lại có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng của Vietcombank đã được nâng lên đáng kể và cải thiện qua từng năm. Kết quả này cũng đã phản ánh đường hướng phát triển và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank là khá tốt.

Bảng 2.6: Chất lượng dư nợ của Vietcombank năm 2008 - 2010

Đơn vị: tỷ VND

Cho vay

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 102.190 90,6% 130.089 91,9 % 163.553 92,5% Nợ cần chú ý 5.401 4,8% 8.034 5,7% 8.256 4,7%

Nợ dưới tiêu chuẩn 921 0,8% 441 0,3% 1.022 0,6%

Nợ nghi ngờ 813 0,7% 395 0,2% 300 0,2%

Nợ có khả năng mất vốn 3.468 3,1% 2.663 1,9% 3.683 2,1%

Tổng 112.793 100% 141.621 100% 176.814 100%

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán của Vietcombank các năm 2008 - 2010)

Phân tích d ư nợ theo loai hình khách hàng :

Theo các chính sách tín dụng hiện hành, hiện nay Vietcombank thực hiện cấp tín dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân. Các đối tượng này nếu không bị hạn chế năng lực theo quy định của pháp luật thì đều thuộc đối tượng cho vay của Vietcombank, dư nợ cho vay theo loại hình khách hàng thời gian qua như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Cho vay

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Doanh nghiệp Nhà nước 52.919 46,9% 56.229 39,7

% 61.249

34,6 % Công ty trách nhiệm hữu hạn 15.781 14,0% 21.993 15,5% 32.852 18,6 % Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài 9.640 8,5% 11.496 8,1% 9.744 5,5%

Hợp tác xã và công ty tư nhân 3.674 3,3% 6.191 4,4% 6.511 3,7%

Cá nhân 10.859 9,6% 13.677 9,7% 18.709 10,6

Khác 19.919 17,7% 32.036 22,6% 47.749 27,0%

Tổng 112.793 100% 141.621 100% 176.814 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Vietcombank năm 2008 - 2010)

Theo loại hình sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước mặc dù chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài trợ của Vietcombank hiện nay và nhưng đang có xu hướng giảm dần (năm 2008: 46,9%; năm 2009: 39,7%; năm 2010: 34,6%), ngược lại các thành phần kinh tế khác là trách nhiện hữu hạn, cổ phần và tư nhân đang có xu hướng gia tăng. Điều này là khá phù hợp trong chiến lược phát triển của Vietcombank khi tập trung tăng trưởng vào các nhóm khách hàng ngoài Nhà nước, năng động và hoạt động có có hiệu qủa cao.

Dư nợ tại các doanh nghiêp Nhà nước hiện nay tập trung chủ yếu tại các Tập đoàn và các Tổng Công ty lớn như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty lương thực miền Nam ,…

Các doanh nghiệp lớn ngoài Nhà nước có dư nợ lớn như: Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Bitexco,…

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 39 - 46)