Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 49 - 53)

Mức độ trích lập dự phòng của Vietcombank:

2.2.2.1.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng:

Quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.

- Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: Tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay đối với khách hàng theo quy định hiện hành của NHNN và

Vietcombank. Vietcombank thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng thể mức rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 16 hạng: AAA, +AA, AA, A+, A, BBB, BB+,BB, B+, B, CCC, CC+, CC, C+,C và D, những khách hàng tư BBB xuống đến B+ sẽ cho vay trên cơ sở tỷ lệ tài sản bảo đảm nhất định, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ B trở xuống đến D sẽ không cho vay hoặc có thể xem xét cho vay trên cơ sở tài sản bảo đảm toàn bộ, trong đó cơ cấu, tỷ trọng tính điểm để XHTD đối với các thành phần sử dụng để tính điểm được cập nhật liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với môi trường kinh doanh thực tế.

- Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: Tuân thủ các quy định của pháp luật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thời thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với các ngành hàng hoặc nhóm khách hàng có dấu hiệu rủi ro (được quy định cụ thể cho từng loại ngành hàng/nhóm khách hàng).

Chính sách phân bổ rủi ro tín dụng:

- Theo vùng địa lý: Vietcombank thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng

theo khu vực địa lý trên cơ sở các Chi nhánh trong hệ thống. Việc phân định khu vực đầu tư theo vùng đại lý phải dựa trên năng lực, vị trí của từng Chi nhánh, trình độ phát triển kinh tế của vùng và do Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ. Vietcombank chủ trường ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng đối với các Chi nhánh có điều kiện mở rộng tín dụng và có chất lượng đảm bảo; khống chế tổng dư nợ tối đa trong từng thời kỳ đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng thấp

- Theo kỳ hạn cho vay và loại tiền cho vay: Cơ cấu kỳ hạn vay và loại tiền

vay phải đảm bảo phù hợp cơ cấu nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Hiện nay phần lớn nguồn vốn huy động của ngân hàng là kỳ hạn ngắn, trong khi nhu cầu nguồn vốn đầu tư trung dài hạn cho các dự án rất lớn, do vậy hoạt động tín dụng luôn phải đảm bảo tuân thủ cân đối giữa nguồn vốn và quá trình sử dụng vốn.

- Theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng và ngành hàng:

Vietcombank chủ trương đa dạng hoá các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, không quá tập trung vào một sản phẩm, ngành hàng hoặc đối tượng khách hàng nhất định, ngoài ra Vietcombank luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển các hình thức sản phẩm mới phù hợp với tình hình kinh tế, các ngành hàng từng lĩnh vực ngành hàng, chiến lược hoạt động kinh doanh, định hướng và kế hoạch hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.

Giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng:

Nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, Hội đồng quản trị Vietcombank đã xây dựng một số quy định về giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng như sau:

- Tổng dư nợ cho vay tối đa đối với 01 khách hàng không quá 15% vốn tự có của Vietcombank. Giới hạn này nhằm khống chế dư nợ cho vay đối với một khách hàng, đảm bảo dư nợ cho vay không bị phụ thuộc vào khách hàng và có thể giảm tối đa cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

- Tổng dư nợ cho vay tối đối với 01 nhóm khách hàng liên quan không quá 50% vốn tự có của Vietcombank. Hiện nay một doanh nghiệp thường thành lập nhiều doanh nghiệp khác nhau và quan hệ với nhau thông qua tỷ lệ sở hữu cổ phần lẫn nhau hoặc các thành viên HĐQT, Ban lãnh đạo của doanh nghiệp này đồng thời góp vốn vào nhiều doanh nghiệp khác,…Mục đích thành lập nhóm khách hàng là phân tách rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của mỗi doanh nghiệp trong chuỗi, cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên hiện nay nhiều nhóm khách hàng được thành lập lại nhằm mục đích để vay được nhiều vốn từ các ngân hàng để sử dụng vào các hoạt động khác nhau. Do đó, chỉ tiêu này cũng nhằm khống chế mức độ cho vay giữa các doanh nghiệp cùng nhóm nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và an toàn.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% tổng dư nợ tín dụng. Chỉ tiêu này nhằm phân bổ dư nợ cho vay tới nhiều doanh nghiệp khác đồng

thời phân tán nhỏ rủi ro, tránh sự phụ thuộc vào một nhóm khách hàng.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay 01 ngành hàng/01 lĩnh vực không quá 10% tổng dư nợ. Trường hợp đặc biệt, do diễn biến thực tế của thị trường, dư nợ cho vay 01 ngành hàng/01 lĩnh vực đầu tư có thể lên đến 15% so với tổng dư nợ song phải được HĐQT phê duyệt đồng ý. Trên quan điểm tăng trưởng tín dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả, Vietcombank đã đưa ra tỷ lệ khống chế khi cho vay đối với một ngành hàng, nhìn chung tỷ lệ này là thấp tuy nhiên xét thấy rủi ro đối với ngành thường khá cao và xảy ra tại mỗi thời điểm nhất định như: thép, bất động sản, bông sợi,… thì tỷ lệ trên có thể chấp nhận được.

- Tỷ lệ nợ xấu tối đa không vượt quá 3% tổng dư nợ, chỉ tiêu này đặt ra và thay đổi hàng năm tùy theo tình hình kinh tế và hoạt động của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu cao sẽ phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, điều này ảnh hưởng nhiều đến uy tín của ngân hàng.

Thẩm quyền phê duyệt:

Thẩm quyền phê duyệt bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong Vietcombank (Thẩm quyền phán quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng tín dụng Trung Ương, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối rủi ro, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp, các Trưởng/phó phòng chức năng tại Hội sở chính, Hội đồng tín dụng cơ sở và Giám đốc Chi nhánh)

Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng:

- Hiện nay Vietcombank thực hiện phân loại nợ trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng theo hàng quý, việc phân loại nợ này phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và theo thông lệ quốc tế đang thực hiện.

- Theo định kỳ Vietcombank thực hiện trích lập dự phòng nhằm phòng chống khi rủi ro và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy

ra (các khoản nợ xấu phát sinh), nếu đủ các điều kiện theo quy định hiện hành, Vietcombank sẽ sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.

Các quy định về báo cáo, kiểm tra và giám sát rủi ro:

Các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng thực hiện các báo cáo theo định kỳ về chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống để đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 49 - 53)