Hoàn thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 75 - 77)

vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

3.2.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng như sau:

- Tại Hội sở Chính hiện nay chia thành 5 cấp phê duyệt cấp tín dụng với giá trị phê duyệt từ cao xuống thấp là cấp HĐQT; Cấp HĐTDTW; Cấp PTGĐ KHDN

và PTGĐ QLRR; Cấp PTGĐ QLRR; và cấp phòng QLRRTD, trong đó tất cả các khoản vay đều do phòng QLRRTD tiến hành tái thẩm định và trình lên trên. Do đó, tác giả cho rằng việc chia mức phê duyệt như trên là quá nhỏ và ảnh hưởng nhiều đến thời gian phê duyệt cho các khoản vay cũng như cơ hội kinh doanh của khách hàng. Có thể lược bớt 2 cấp là ở giữa là cấp PTGĐ KHDN và PTGĐ QLRR; Cấp

PTGĐ QLRR, đối với những khoản vay trình lên Hội sở chính nếu giá trị thấp thì

Phòng QLRRTD trực tiếp phê duyệt, nếu giá trị lớn hơn thì trình trực tiếp ra Hội đồng tín dụng Trung Ương để lấy ý kiến phản biện từ nhiều thành viên hội đồng, do đó các rủi ro đối với các khoản vay này cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn, ngoài ra thời gian phê duyệt cho khách hàng cũng nhanh hơn.

- Các thành viên của HĐTDTW gồm có cả PTGĐ KHDN và lãnh đạo phòng Khách hàng doanh nghiệp HSC và phòng Tài trợ Dự án HSC, do đó chưa hợp lý khi cấp HĐTDTW phê duyệt khoản vay của các khách hàng thuộc đề xuất của phòng KHDN HSC và phòng TTDA HSC, trong trường hợp này PTGĐ KHDN và các lãnh đạo phòng Khách hàng doanh nghiệp HSC và phòng TTDA HSC vừa là người đề xuất, vừa là thành viên HĐTDTW thực hiện phản biện khoản vay. Do đó, để đảm bảo tính minh bạch tín dụng, khi phản biện và phê duyệt khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTDTW thì loại ra các thành viên là PTGĐ KHDN, các lãnh đạo phòng KHDN HSC và phòng TTDA HSC hoặc có thể bổ sung thêm các thành viên thuộc các phòng chức năng liên quan.

- Hiện nay tại các Chi nhánh không còn phòng QLRRTD nữa mà được thực hiện tập trung qua phòng QLRRTD tại HSC, đây là một bước thay đổi rất quan

trọng trong công tác minh bạch tín dụng. Tuy nhiên tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại phòng Kiểm tra nội bộ và phòng này hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh. Khi phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra kiểm soát quá trình cấp tín dụng tại Chi nhánh thì rất khó khăn trong việc công khai minh bạch những sai phạm trong các quyết định cho vay của chính Giám đốc Chi nhánh, do đó công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro chưa thể thực hiện triệt để tại các Chi nhánh. Vì vậy tác giả đề xuất phòng Kiểm tra nội bộ Chi nhánh không tham gia vào hoạt động này mà giao cho một bộ phận khác trên Trung Ương nhằm đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện minh bạch rõ ràng theo đúng quy trình tín dụng.

- Thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh: Hiện nay các tiêu chí để thực hiện phân quyền phê duyệt cấp tín dụng của các Chi nhánh cho khách hàng chưa rõ ràng và thống nhất, nhìn chung hiện nay các Chi nhánh Vietcombank có mức thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng khá lớn so với năng lực và trình độ quản lý, do vậy các khoản cho vay thuộc phẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh thì xác xuất xảy ra rủi ro là khá lớn, và thực tế chứng minh đa số rủi ro tín dụng đã xảy ra đều nằm trong các khoản cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh. Do đó biện pháp giải quyết vấn đề này là trên Trung Ương giảm thẩm quyền phán quyết của của các Chi nhánh xuống thấp hơn mức hiện nay để đảm bảo các khoản vay trình lên trên HSC phê duyệt nhiều hơn, do đó công tác thẩm định khách hàng và mức độ kiểm tra, kiểm soát được chặt chẽ hơn.

- Hiện nay tại Vietcombank vẫn tồn tại 2 quy trình cấp tín dụng song song là Quy trình 246 cho doanh nghiệp lớn và Quy trình 36 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy sự tách biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này chỉ là tương đối, không rõ ràng, trong khi đó về bản chất đều là hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó quá trình phân tích thẩm định tín dụng khi cho vay là giống nhau. Vì vậy, tác giả cho rằng Vietcombank nên nghiên cứu xây dựng nhằm thống nhất quy trình tín dụng cho các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không thực hiện máy móc và phức tạp hóa quy trình tín

dụng như hiện nay.

- Kết hợp với chức năng quản trị rủi ro thông qua phòng QLRRTD HSC, tại các Chi nhánh cần chú trọng công tác “hậu kiểm” thông qua phòng Kiểm tra nội bộ để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Tác giả cho rằng cơ chế kiểm tra nội bộ cũng nên thực hiện tại Hội sở chính, để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong kiểm tra kiểm soát, hoạt động độc lập không chịu sự chi phối của Chi nhánh.

Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 75 - 77)