Nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường trong quá trình đổi mới ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 38)

trong quá trình đổi mới ở nước ta

Nhận thức được xu thế phát triển tất yếu, Đảng và Nhà nước ta quyết tâm chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến giữa thập niên tám mươi của thế kỷ XX, vai trò, phương thức điều hành kinh tế của Nhà nước vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể. Quan hệ thị trường mới được coi là nhân tố mà Nhà nước cần tính đến, điều đó gây ra sự xung đột giữa hệ thống thể chế của cơ chế quản lý kinh tế hành chính- bao cấp với yêu cầu chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Sự xung đột đó vừa tạo ra sự tiến bộ trong cơ chế vận hành của nền kinh tế (đột phá vào sức ỳ, sự trì trệ, bảo thủ...của quan hệ hành chính- bao cấp), vừa là nhân tố cản trở sự phát triển nhanh của nền kinh tế (cơ chế xin cho, mặt trái của kinh tế thị trường..). Vì thế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách, lộ trình... để thiết lập đồng bộ cơ chế thị trường. Đây là u cầu bức thiết. Thực hiện u cầu đó chính là sứ mệnh lịch sử của quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. Bước tiến này không phải ngay lập tức đạt đựơc, nó cũng trải qua q trình đi từ những điều chỉnh nhỏ nhặt sang những thay đổi căn bản. Giữa những năm tám mươi chúng ta vẫn coi “tính kế hoạch” là “đặc trưng thứ nhất” của nền kinh tế quá độ, các quan hệ hàng hoá - tiền tệ là “đặc trưng thứ hai”. Tiếp theo đã chủ trương điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư theo tư tưởng chỉ đạo là giải phóng mọi năng

lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế…. Để mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngồi, năm 1987 Chính phủ

đã thơng qua Luật Đầu tư nước ngoài.

Đến năm 1991, chúng ta khẳng định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công thức phát triển mới này khẳng định ba nguyên lý:

Một là, đoạn tuyệt hẳn với cơ chế kinh tế cũ;

Hai là, khẳng định nội dung và cơ chế mới của nền kinh tế (hàng hoá, thị trường và sự

quản lý của Nhà nước);

Ba là, nêu rõ định hướng XHCN của sự phát triển.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới, chúng ta có thêm những dấu mốc phát triển tư duy kinh tế mới. Đó là: Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị; tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường sinh thái; "tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường"; thừa nhận "nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất - kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội”; thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức thuê mướn lao động nhưng không để biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập; triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tổ chức hợp lý các tổng công ty nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng lâu dài; khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ...

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN tức là phải:

Làm cho thị trường đóng vai trị cơ sở trong việc phân bổ tài nguyên dưới sự điều hành vĩ mô của Nhà nước;

Làm cho hoạt động kinh tế tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị, thích ứng với sự thay đổi của quan hệ cung - cầu;

Thông qua chức năng của cán cân giá cả và cơ chế cạnh tranh để phân bổ tài nguyên vào các khâu có hiệu quả tương đối tốt, gây sức ép và tạo động lực cho doanh nghiệp thực hiện việc "ưu thắng, kém thải";

Vận dụng ưu điểm phản ứng nhạy bén trước các loại thông tin của thị trường, thúc đẩy sự điều chỉnh kịp thời giữa "sản xuất và nhu cầu".

Để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước XHCN phải đảm trách những nhiệm vụ căn bản sau:

Thứ nhất, cung cấp “hàng hố cơng” - những hàng hố và dịch vụ mà thị trường không

cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả (kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nền kinh tế; các dịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, v.v.).

Thứ hai, cung cấp các khung khổ thể chế và chính sách để điều hành nền kinh tế, làm

cho thị trường hoạt động hiệu quả. Chức năng này thể hiện ở bốn lĩnh vực cơ bản:

+ Xác lập nền pháp trị mang tính hỗ trợ đối với các thể chế thị trường và bảo hộ quyền sở hữu.

+ Bảo đảm sự ổn định của mơi trường kinh tế vĩ mơ và tài chính.

+ Tạo mơi trường chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp và thúc đẩy cạnh tranh để khuyến khích đổi mới và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.

+ Thúc đẩy sự phát triển của cơng nghệ, khuyến khích cơng nghệ - kỹ thuật mới. Trong giai đoạn hiện nay, một nội dung quan trọng của chức năng này là Nhà nước cần xây dựng khu vực công nghệ thông tin - viễn thơng (ICT) để tạo nền móng cho sự phát triển theo hướng hiện đại của nền kinh tế.

Thứ ba, thực hiện phân phối lại để hạn chế sự bất bình đẳng trong kinh tế, tạo lập sự

cơng bằng, hỗ trợ các nhóm xã hội yếu thế, giúp họ có khả năng cần thiết để tồn tại và hoạt động bình thường trong mơi trường cạnh tranh thị trường.

Xét đến cùng, về mặt kinh tế, vai trò của Nhà nước là nhằm ngăn chặn và hạn chế những “khuyết tật” của thị trường.

Để hoàn thành đựơc các nhiệm vụ đó, sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế chủ yếu được thực hiện thông qua chiến lược phát triển; thơng qua quy hoạch, kế hoạch mang tính hướng dẫn; tập trung các nguồn lực có trong tay Nhà nước vào các chương trình, dự án tạo nền tảng và mở đường cho mọi thành phần kinh tế phát triển; thơng qua chính sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng Trung ương, chính sách thu nhập. Ngồi ra, Nhà nước phải tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh tế; áp dụng cơ chế và chính sách ưu đãi; thực hiện chính sách phân phối lại và điều tiết thu nhập; bảo đảm công bằng xã hội đi đơi với tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hố và giải phóng con người; quản lý tài sản và tài nguyên quốc gia, bảo đảm phát triển vốn nhà nước.

Bằng sự can thiệp đó và thơng qua nhiều cơ chế, chính sách khác, Nhà nước có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và bình đẳng xã

hội. Tức là, tạo ra những điều kiện cần thiết để mọi người đều có cơ hội tham gia, giành

thắng lợi và được lựa chọn ngang nhau trong việc cạnh tranh trên thị trường và trong các trường hợp khác; mọi ngành nghề phải mở ra cho tất cả mọi người một cách bình đẳng; pháp luật phải triệt để ngăn chặn bất kỳ cá nhân hay tập đoàn nào có ý đồ hạn chế điều đó, cũng khơng được có sự can thiệp bằng những biện pháp hành chính tương tự.

Nội dung nêu trên về vai trò của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KTTT bao quát suốt TKQĐ. Ở mỗi giai đoạn cụ thể, q trình đó được thể hiện ở những nội dung cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, nội dung nêu trên được biểu hiện thành những vấn đề cấp bách sau:

- Thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế của Đảng thành hệ thống pháp luật về kinh tế, tạo khung khổ pháp luật cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng chính trị.

- Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh tế, trong đó, đảm bảo vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể thực sự trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

- Bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế đáp ứng nhu cầu giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường.

- Giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

Trong chương 2 của luận văn, em tập trung khảo sát thực trạng vai trò của Nhà nước ta đối với việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT trên các phương diện cơ bản này.

Kết luận chƣơng 1

Từ việc xem xét hai khái niệm cơ bản của luận văn cũng như vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của kinh tế trong các thể chế khác nhau, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển (và tất nhiên, cả sự diệt vong của nó), suy cho đến cùng, đều từ những nguyên nhân và điều kiện kinh tế. Sau khi ra đời, nhà nước khơng đứng ngồi kinh tế, mà gián tiếp hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh; qua đó, hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm q trình phát triển kinh tế.

Sự tác động của nhà nước đến kinh tế được thực hiện thông qua các chức năng kinh tế của nhà nước: định hướng sự phát triển kinh tế, vạch hành lang pháp lý, xây dựng trật tự kỷ cương làm cơ sở cho hoạt động của các chủ thể kinh tế; tạo mơi trường chính trị, kinh tế - xã hội thuận lợi và tương đối ổn định, thực hiện công bằng xã hội và cân bằng sinh thái.

2. Việc thực hiện các chức năng kinh tế của mỗi nhà nước bị quy định bởi xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, điều kiện kinh tế - xã hội trong nước (điểm xuất phát của nền kinh tế trong giai đoạn lịch sử đó, đặc điểm về con người, truyền thống dân tộc...), bản chất giai cấp của nhà nước, lợi ích của giai cấp cầm quyền, mức độ phát triển kinh tế của quốc gia mà trong đó nhà nước hoạt động.... Song, suy đến cùng, việc thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước phụ thuộc và bị chi phối bởi tất yếu kinh tế.

3. KTTT là hình thức kinh tế tất yếu trong sự phát triển của nền sản xuất xã hội gắn với trình độ phát triển cao của LLSX, gắn với sự phân cơng lao động xã hội và sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Nó là một hình thức kinh tế - xã hội. Vì thế, khơng tồn tại KTTT chung chung, trừu tượng. KTTT ln gắn với những định hướng chính trị nhất định. Trong KTTT

hiện đại, vai trò của nhà nước cực kỳ to lớn. Nhà nước can thiệp vào KTTT nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt khiếm khuyết của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển.

4. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng là nền KTTT định hướng XHCN, ở đó, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật; nền kinh tế ấy lấy các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo; lấy việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh làm mục tiêu. Muốn vậy, phải bảo dảm vai trò của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế đó.

Nhà nước thực hiện chức năng này bằng việc thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế của Đảng, tạo khung khổ pháp luật cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh tế, trong đó, đảm bảo vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể thực sự trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển; đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế đáp ứng nhu cầu giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường; giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế trong hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng...

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 38)