HỆ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HỢP LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VỚI THỊ TRƢỜNG VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM BẢO ĐẢM VAI TRÕ CỦA NHÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 86)

5. Quá trình định hướngXHCN nền kinh tế Việt Nam của Nhà nước đã được thực

3.2. HỆ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HỢP LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VỚI THỊ TRƢỜNG VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM BẢO ĐẢM VAI TRÕ CỦA NHÀ

VỚI THỊ TRƢỜNG VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM BẢO ĐẢM VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC GIỮ VỮNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN CỦA KTTT

Cần khẳng định rằng, Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau và có tác động rất mạnh tới việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát trriển nền KTTT. Trên đây chúng tơi đã nói nhiều về tác động cuả Nhà nước tới KTTT, tới thị trường, ở đây xin trình bày thêm về tác động của thị trường tới doanh nghiệp, tới Nhà nước.

Dù là cơ quan có chức năng tổ chức và quản lý thị trường, nhưng khi xuất hiện với tư cách người mua, Nhà nước chỉ có thể mua theo giá thị trường. Khi cung ứng sản phẩm, Nhà nước có thể tự định đoạt giá, nhưng vẫn chịu sự tác động của cơ chế thị trường theo cách: nếu giá thấp sẽ kích thích cung giả tạo, khiến sự phân bổ thu nhập và nguồn lực xã hội không ở trạng thái hiệu quả. Nếu giá cao hơn giá thị trường thì Nhà nước chỉ có thể bán được hàng hóa nếu là người sản xuất độc quyền.

Cơ chế thị trường ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của Nhà nước theo cách: Nếu chính sách kinh tế của Nhà nước không phù hợp với quy luật thị trường thì các mục tiêu của chính sách khó đạt được. Ngược lại, chính sách phù hợp với cơ chế thị trường sẽ tìm được sự cộng hưởng lớn lao từ cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.

Thị trường tác động đến doanh nghiệp trên mọi phương diện. Trong thị trường sản phẩm cạnh tranh, doanh nghiệp phải bán theo giá thị trường. Trên thị trường, các yếu tố sản xuất doanh nghiệp phải mua cũng theo giá thị trường. Ngoài chấp nhận giá thị trường, doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác theo quy luật thị trường: nếu bán cao hơn giá thị trường, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng; nếu bán với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ thu hút được thêm khách hàng của đối thủ. Giá cả và sức mua của thị trường tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh, doanh nghiệp không thể tối đa hóa lợi nhuận bằng nâng giá và cũng khơng thể sản xuất số lượng hàng hóa nhiều hơn nhu cầu. Chính vì thế, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải hoạt động phù hợp với thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu để hiểu rõ thị trường.

Thị trường tác động đến phương thức hành động của doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp chú trọng cải tiến kỹ thuật và nghiên cứu thị trường, cải cách mẫu mã. Trong thị trường độc quyền, doanh nghiệp chú trọng kiểm soát giá hơn là chú trọng nhu cầu người tiêu dùng. Hơn nữa, thị trường hoạt động tốt, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi. Thị trường bất thường sẽ phá vỡ kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, gây hậu quả xấu.

Do vậy, để có mối quan hệ hài hịa giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp, nhờ đó, Nhà nước thực hiện tốt hơn vai trị giữ vững định hướng XHCN trong q trình phát triển nền KTTT, cần:

- Luật hóa các nguyên tắc thị trường và bảo hộ các nguyên tắc tự định trong giao dịch hàng hóa.

- Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động của thị trường, của doanh nghịêp khi cần thiết. Ví dụ, nhà nước tạo điều kiện xây dựng các trung tâm thương mại và sở giao dịch. Ở các nước đang phát triển, nhà nước có thể là chủ sở hữu các trung tâm giao dịch.

- Nhà nước tham gia quản lý sâu hơn một số thị trường và doanh nghiệp đặc đặc biệt nhằm ổn định vĩ mơ và đảm bảo an tồn cho các bên tham gia. Ví dụ, ngân hàng trung ương quy định các điều kiện đảm bảo an toàn ở ngân hàng thương mại; nhà nước quy định các tiêu

chuẩn ngành giáo dục, nhà nước can thiệp vào thị trường bất động sản thông qua các quy hoạch không gian…

- Nhà nước sửa chữa, bổ sung cơ chế thị trường thơng qua các chính sách kích cầu, kích cung nhằm khắc phục chu kỳ kinh doanh, đẩy nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, kiềm chế lạm phát thông qua tác động vào thị trường tiền tệ, cung cấp trợ cấp thất nghiệp và đào tạo công bổ sung cho thị trường lao động, đánh thuế hoặc trợ cấp nhằm loại trừ tác động ngoại sinh...

- Nhà nước chế định hành vi của doanh nghiệp bằng luật pháp. Có rất nhiều luật như vậy. Mục đích của các chế định này là doanh nghiệp khơng được làm những việc có hại cho xã hội, cho lợi ích chung.

Đồng thời nhà nước cũng hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều hoạt động chủ động như cung cấp dịch vụ công, cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi, cung cấp lao động đã đào tạo, thậm chí tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực nhà nước ưu đãi...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)