Thực trạng vai trò của Nhà nƣớc trong việc thể chế hóa đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng, xây dựng và vận hành các thể chế kinh tế cho nền kinh tế phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 44)

triển kinh tế của Đảng, xây dựng và vận hành các thể chế kinh tế cho nền kinh tế phát triển đúng định hƣớng

2.1.1.1. Thành tựu

Ngay từ khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT. Nhờ vậy, nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Có được thành tựu to lớn đó, trước hết nhờ Nhà nước đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng và hồn thiện hệ thống cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mơ, tích cực xây dựng khung khổ pháp lý, các văn bản liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, mơi trường pháp lý cho q trình phát triển kinh tế.

Để nền KTTT ở nước ta phát triển theo đúng định hướng XHCN, vấn đề quan trọng là Nhà nước phải tạo môi trường pháp lý cho KTTT phát triển. Điều này phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của Nhà nước và việc thực thi pháp luật của các tổ chức cũng như của người dân. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng và đã đạt được kết quả trong việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, rà soát, sửa đổi các luật và thực thi pháp luật. Nhờ những chuyển biến tích cực đó, mơi trường pháp lý cho phát

triển kinh tế ngày một thơng thống hơn; cơng bằng trong lĩnh vực kinh tế dần được hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Hệ thống pháp luật ấy ngày càng phát huy tác dụng, kinh tế tăng trưởng khá, lợi ích của cá nhân, tập thể và Nhà nước được giải quyết hài hồ; khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống lại cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn phi pháp.

Trong 25 năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng bộ luật, luật và pháp lệnh liên quan trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Năm 1990, Nhà nước đã ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Đây là cơ sở pháp luật ban đầu rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta. Đến năm 1992, sở hữu tư nhân được thừa nhận “tồn tại lâu dài”, được Nhà nước bảo hộ và đã được ghi nhận trong Hiến pháp sửa đổi. Như vậy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần , trong đó có kinh tế tư nhân, được thừa nhận và bảo hộ bằng bộ luật quan trọng nhất.

Bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển thành phần kinh tế tư nhân được đánh dấu bằng việc ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp năm 1999. Việc tự do kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm đã thực sự đi vào cuộc sống. Việc Nhà nước xoá bỏ 150 giấy phép trong q trình giản đơn hố các thủ tục đăng ký kinh doanh đã tạo một bầu khơng khí mới trong mơi trường kinh doanh, đầu tư ở nước ta. Những kết quả do việc thực hiện Luật Doanh nghiệp chứng tỏ vai trò to lớn của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta nói chung thơng qua việc thay đổi thể chế.

Năm 2005, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện Luật Doanh nghiệp (mới), khơng cịn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân được thể hiện băng hai bộ luật khác nhau cho các loại hình tương ứng như trước, tạo ra một sân chơi bình đẳng về luật pháp giữa hại loại hình kinh tế quan trọng này. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp thể hiện sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong việc tạo lập mơi trường thuận lợi, bình đẳng, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và các địi hỏi của q trình hội nhập quốc tế. Nhờ có Luật Doanh nghiệp này, quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh đã thực sự được khẳng định về mặt luật pháp và

tạo bầu khơng khí mới trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Điều này thể hiện khá rõ qua trình độ phát triển mới của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Chỉ tính riêng từ năm 2000- 2005 đã có tới 160.725 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, cao hơn 3,3 lần thời kỳ 1991- 1999. Tổng số vốn đăng ký mới đạt 321,2 ngàn tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD. Số vốn đăng ký bổ sung trong quá trình hoạt động là 103,4 ngàn tỷ, khoảng 6,3 tỷ USD. Ngồi ra, cịn có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh, hàng chục ngàn chi nhánh và văn phòng đại diện được thành lập [14,tr.102].

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã xuất hiện và từng bước phát triển một khu vực mới: kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Năm 1987, Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được hình thành. Từ đó, các doanh nghiệp nước ngồi đã xuất hiện và góp phần rất quan trọng, thúc đẩy sự phát triển nền KTTT ở nước ta. Trong quá trrình vận động, phát triển của nền kinh tế và của khu vực kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần theo hướng ngày càng cởi mở, thơng thống và phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế. Đây là nội dung quan trọng và là bước đệm cho việc thực hiện mở cửa, hội nhập nền kinh tế của nước ta. Đến năm 2005, Luật Đầu tư được ban hành thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài và

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu lực từ 1/7/2006. Đây là bước tiến dài theo

hướng cải thiện môi trường đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luật này còn bao gồm các quy định mới về đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Bằng việc ban hành các luật trên, Nhà nước đã tạo ra những điều kiện cơ bản và tối thiểu cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện quyền tự lựa chọn loại hình và quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình; tự lựa chọn thị trường; tự do thực hiện hợp đồng và thuê mướn nhân công; tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế trên cơ sở pháp luật....Luật Dân sự được ban hành năm 1996, Luật Thương mại

được thông qua vào năm 1997 đã xác định những nguyên tắc, quy phạm khuyến khích cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật; chống cạnh tranh phi pháp, không phù hợp với công bằng

và tiến bộ xã hội. Luật Hình sự được ban hành năm 1997 có vai trị tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ sản xuất kinh doanh, hạn chế việc làm ăn phi pháp của các chủ thể kinh tế...

Những năn gần đây, khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), trên cơ sở thực hiện chủ trương của Đảng về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới, tận dụng thời cơ, đi tắt đón đầu để CNH, HĐH đất nước, Nhà nước đã có nhiều cố gắng hồn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống pháp luật và ban hành các văn bản pháp luật mới nhằm tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho phát triển kinh tế thị trường. Từ năm 2006-2009, Nhà nước đã ban hành khoảng 26 luật, xây dựng trên 3000 văn bản quy phạm pháp luật và gần 500 điều ước quốc tế [20, tr.20]. Riêng năm 2008, Quốc hội đã ban hành 19 luật, có tác dụng rõ rệt đối với việc xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý cho q trình phát triển kinh tế, như: Luật

Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Công nghệ cao, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Trưng thu, trưng dụng tài sản, Năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật Chất lượng sản phẩm, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quy hoạch đơ thị. Các luật đã được ban hành có tác dụng

to lớn đối với việc xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý cho các quá trình phát triển kinh tế trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, góp phần tích cực vào việc vượt qua những khó khăn nhất định do suy thối kinh tế toàn cầu gây nên.

Cùng với việc xây dựng, ban hành và sửa đổi, các luật ngày càng đồng bộ hơn, góp phần đẩy nhanh hơn q trình xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý cho phát triển kinh tế; việc tuyên truyền và thực thi pháp luật đã có tiến bộ, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn và loại trừ các hoạt động phi pháp trong kinh tế. Đánh giá thành tựu về xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế, Đảng ta đã khẳng định: “Nhiều luật pháp, cơ chế, chính sách về kinh tế được rà soát sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới. Công tác chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành được chú trọng hơn cho đầu tư kinh doanh, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp” [20, tr.19-20]. Mơi trường pháp lý cho q trình phát triển kinh tế ở nước ta ngày càng thông

thống, tính chủ động và năng động xã hội của các chủ thể sản xuất kinh doanh được phát huy và tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đất nước, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế trong những năm đổi mới vừa qua.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế Việt Nam cũng khơng tránh khỏi những khó khăn chồng chất. Mặc dù chịu sự tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng và suy thối tồn cầu trong giai đoạn 2009-2010, nhưng nhờ chủ động phân tích, nhận định linh hoạt trong điều chỉnh chính sách vĩ mơ, quyết liệt trong điều hành của hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, nên chúng ta đã sớm đưa nền kinh tế thốt khỏi tình trạng suy giảm và từng bước phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng. Đặc biệt, trước tình hình lạm phát kinh tế đầu năm 2011, thực hiện nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết và triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, tài chính - ngân sách năm 2011. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 Về một số giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định

kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2011. Nghị quyết chỉ ra rằng, để thực hiện

mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Nhà nước tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm sốt để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khốn.

- Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư cơng, giảm bội chi ngân sách nhà nước.

- Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng .

- Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội theo các chương trình, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt; tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho học sinh, sinh viên vay,....

Tuy trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng nhờ việc thực hiện nghị quyết vừa nêu, lạm phát được kiềm chế ; vấn đề ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội có bước cải thiện.

2.1.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc xây dựng hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý đáp ứng đúng yêu cầu bảo đảm Nhà nước hoàn thành tốt chức năng giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KTTT vẫn đang còn nhiều tồn đọng, gây hạn chế vai trị đó của Nhà nước đối với q trình phát triển nền KTTT ở Việt Nam.

Trên lĩnh vực pháp lý, ngay trên lĩnh vực kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước chưa thực sự quản lý bằng pháp luật và theo pháp luật. Quyền lập quy của hệ thống hành pháp không đầy đủ ; cơ sở hoạt động lập pháp và hệ thống luật chưa được đổi mới ở mức cần thiết. Hệ thống pháp luật vừa thiếu, vừa khơng hồn chỉnh, vừa có mặt lạc hậu, khơng đáp ứng u cầu của cơ chế thị trường cùng những yêu cầu khác. Một số văn bản của một số bộ và địa phương được xây dựng vẫn chưa bám chắc vào tình hình thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chưa tham khảo sâu rộng ý kiến của nhân dân, do đó, khi ban hành, hiệu lực khơng cao, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống xã hội (ví dụ như giao quyền đăng ký sử dụng xe môtô..). Nhiều văn bản pháp luật dù rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội, nhưng vừa được ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí có những nội dung phải xố bỏ hoặc phải thu hồi lại.

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ, chồng chéo. Một số luật còn khá nhiều điểm sơ hở, bị lợi dụng dẫn đến không bảo đảm công bằng giữa các chủ thể kinh tế, các bộ phận dân cư, ảnh hưởng nhất định đến kết quả xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý cho phát triển kinh tế cũng như sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Việc sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật, nhìn chung, còn chậm trễ, làm cho việc xử lý những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn hoạt động kinh tế thiếu căn cứ pháp lý - nhất là trong việc xử lý các sai phạm trong sản xuất kinh doanh. Điều đó làm cản trở việc xây đựng và làm trong sạch môi trường kinh tế - xã hội cho q trình phát triển KTTT, như loại bỏ bn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai một cách vơ ngun tắc, tham nhũng, lãng phí... Thiếu sót cuả hệ thống pháp luật kinh tế dẫn đến việc thi hành pháp luật ở nhiều nơi còn nhiều khuyết điểm, yếu kém, nhiều tiêu cực; nhiều sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh không được xử lý theo pháp luật hoặc xử lý không nghiêm, ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng XHCN và CBXH.

Ngoài hệ thống pháp luật, Nhà nước còn thực hiện vai trị định hướng XHCN trong q trình phát triển KTTT bằng một loạt thiết chế và thể chế khác, như chính sách tài chính tiền tệ, chính sách an sinh xã hội...Nhưng trong những năm qua, nhìn tổng qt, các chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực này cịn mang tính tạm thời, mang tính tình huống nên khơng thể sử dụng như một cơng cụ lâu dài. Về việc sử dụng các chính sách xã hội, Nhà nước chưa tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 44)