Lực lượng vật chất quan trọng nhất để Nhà nước thực hiện vai trò định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT là kinh tế nhà nước, nhưng hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 76)

nhiều doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, vai trị chủ đạo của nó cịn mờ nhạt

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên sức mạnh của sở hữu nhà nước. Trong điều kiện nhà nước mang bản chất xã hội chủ nghĩa thì kinh tế nhà nước là hình thái quá độ mang yếu tố mầm mống của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước gồm hai bộ

phận chính là sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp và khối tài sản mà bộ máy nhà nước có quyền chi phối.

Bằng sức mạnh kinh tế nằm trong sở hữu nhà nước, bộ máy quản lý kinh tế của nhà nước có khả năng hoạch định và triển khai tổ chức thực hiện luật và các chính sách kinh tế một cách chủ động, độc lập, bảo hộ cho các yếu tố xã hội chủ nghĩa, tránh được sức ép của các nhóm dân cư có tiềm lực trong nền kinh tế.

Ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước là nơi thực thi đầu tư nhà nước theo kế hoạch và chương trình của Nhà nước. Nhiệm vụ này xuất phát từ thực tế là đầu tư tư nhân trong nước có quy mơ nhỏ, đầu tư nước ngồi khó kiểm sốt, trong khi đó, nhu cầu đầu tư mới để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế rất lớn. Nhà nước ta, với tư cách đại diện sở hữu tồn dân, khơng những nắm trong tay nguồn tài sản lớn có thể huy động vào sản xuất, mà cịn có thể đứng ra vay trong nước và ngoài nước tài trợ cho đầu tư. Tổ chức thích hợp nhất là doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là công cụ giúp Nhà nước ổn định vĩ mô; là công cụ giúp Nhà nước thực thi một số chính sách xã hội như tạo việc làm, phát triển các vùng khó khăn, cung cấp hàng hóa cho các đối tượng chính sách…

Trong những năm qua, mặc dù được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, nhưng tính ưu việt của DNNN còn chưa được bộc lộ rõ, nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, khiến cho vai trị chủ đạo, góp phần giữ vững định hướng XHCN của nó cịn rất hạn chế. Đề cập vấn đề này, Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra: “Những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường chưa được chú ý đúng mức. Một số tập đoàn kinh tế và doanh nghhiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ gây bức xúc trong xã hội” [21, tr.166-167].

Chúng ta chưa có những giải pháp hữu hiệu để vực dậy khu vực kinh tế nhà nước. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc bảo đảm Nhà nước thực hiện tốt vai trò giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KTTT.

1. Từ một nền kinh tế có trình độ thấp kém, sản xuất nhỏ mang nặng tính tự cấp tự túc, khép kín với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang nền KTTT là bước phát triển hợp quy luật khách quan, hợp xu thế thời đại và là con đường duy nhất để từng bước đi lên CNXH ở nước ta trong điều kiện hiện nay.

2. Nền KTTT mà chúng ta cần xây dựng là nền KTTT định hướng XHCN, nền KTTT phát triển. Trong nền kinh tế đó, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ; mỗi thể chế kinh tế đều là chủ thể kinh tế có tính độc lập tương đối của thị trường, tham gia vào hoạt động của thị trường và cạnh tranh với nhau; Nhà nước dựa vào chiến lược, kế hoạch, quy hoạch kinh tế và quy luật vận hành của KTTT để thực hiện việc điều tiết vĩ mơ nền kinh tế; vận dụng chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế, chỉ đạo kế hoạch và phương pháp hành chính để hướng dẫn sự phát triển nền kinh tế.

3. Nền KTTT phát triển mà chúng ta đang xây dựng không phải theo mơ hình bất kỳ mà là mơ hình KTTT định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế có tăng tưởng cao, bền vững, ổn định. Vấn đề cơng bằng và bình đẳng xã hội được giải quyết phù hợp từng bước với sự tăng trưởng kinh tế. Hoạt động kinh tế được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dưới sự quản lý của Nhà nước thực sự của dân; việc hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế và hình thức sở hữu nhằm giải phóng sức sản xuất; trong nền kinh tế nhiều thành phần đó, kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể đóng vai trị nền tảng. Vai trò, địa vị của người lao động ngày càng được nâng cao; tạo điều kiện công bằng trong phát triển con người. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 76)