Thực trạng vai trò của Nhà nƣớc trong việc xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế bảo đảm cho kinh tế nhà nƣớc đóng giữ vai trò chủ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 54)

thành phần kinh tế bảo đảm cho kinh tế nhà nƣớc đóng giữ vai trị chủ đạo

2.1.2.1. Thành tựu

Trên cơ sở đa dạng hoá chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), Nhà nước đã ban hành các chính sách định hướng và khuyến khích hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, kinh tế hỗn hợp. Tuy khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, nhưng chúng ta không thể kỳ vọng nhiều vào các doanh nghiệp tư nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư các ngành kinh tế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cung ứng những hàng hố và dịch vụ quan trọng. Đó là chưa kể đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Bài học kinh nghiệm của các nước cho thấy, trước đây, trong một thời gian ngắn, Liên Xô không thể

trở thành cường quốc, nếu khơng có kinh tế nhà nước. Ngày nay, đâu phải nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu là do các doanh nghiệp tư nhân và các “hộ chuyên” góp sức tạo thành. Ngay tại những nước tư bản phát triển nhất, kết cấu hạ tầng cũng phải do Nhà nước đảm nhận xây dựng và vận hành. Chẳng hạn, ở Anh, dưới thời thủ tướng M. Thát chơ, người ta khơng thể tư nhân hố được hệ thống đường sắt mà chỉ bán các nhà ga và những đoàn tàu; nước Mỹ cũng không thể giao bán NASA và các nhà máy điện hạt nhân cho những tập đoàn tư bản kếch xù, dù đó là Bơing hay Maicrơxốp...Vậy thì ở một nước kém phát triển như Việt Nam, tư nhân nào có thể nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông, các nhà máy điện và các vùng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; tư nhân hoặc liên doanh nào đến những vùng sâu, vùng xa để làm đường ôtô, xây dựng trạm biến thế để bán điện với giá tương đương như ở đô thị; hoặc khi thiên tai xảy ra, tư nhân nào có thể cứu hộ, trợ giúp được cả một địa phương, một khu vực? Vì vậy, việc xác định rõ vai trị của Nhà nước thông qua kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, hướng dẫn nền kinh tế nhiều thành phần phát triển đúng hướng và giải quyết những vấn đề xã hội là vấn đề rất quan trọng.

Kinh tế nhà nước bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính nhà nước, hệ thống dự trữ quốc gia, tài nguyên, đất đai, vùng biển thuộc sở hữu nhà nước, hệ thống dịch vụ nhà nước.

Trong điều kiện KTTT, khu vực kinh tế nhà nước ta cũng từng bước được đổi mới theo hướng thị trường. Các xí nghiệp quốc doanh được chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động của DNNN ngày càng giảm bớt; quyền tự chủ của các DNNN ngày càng tăng. Trong thời kỳ đổi mới, quan niệm về sở hữu nhà nước và DNNN đã có những thay đổi quan trọng. Sở hữu nhà nước đã từng được quan niệm phải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn để sớm có CNXH và Nhà nước phải là người sở hữu chính các DNNN. Dần dần quan niệm này đã được thay đổi, rằng kinh tế nhà nước không cần chiếm tỷ trọng lớn, chỉ cần nắm giữ các vị trí then chốt trong nền KTTT và hoạt động thật sự có hiệu quả thì có thể giữ vai trị chủ đạo, định hướng nền kinh tế đi lên CNXH. Vì thế, trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, kinh tế nhà nước được xác định giữ vai trò chủ

đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện ở những nội dung như: nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu để phát huy vai trò đòn bẩy, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển...

Hiểu rõ vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước, trong những năm đổi mới vừa qua, Nhà nước đã dần từng bước thực hiện những biện pháp nhằm cải cách kinh tế nhà nước, đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này trong định hướng XHCN về kinh tế. Theo hướng này, Hội nghị TƯ lần thứ ba khóa VI của Đảng (năm 1987) đã ra Nghị quyết

Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh XHCN, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế [16, tr. 20]. Nghị quyết đó đánh dấu một bước

ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới DNNN, làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý DNNN. Ngày 14/11/1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định 217-HĐBT Ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch tốn kinh doanh XHCN đối với các xí nghiệp quốc doanh, tạo ra bước chuyển biến tích cực trong việc

tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, những biện pháp đó vẫn chưa tháo gỡ được hết những ràng buộc của cơ chế cũ, còn mang nặng tính chất q độ. Vì thế, sang những năm 90, một loạt các quyết định đã ra đời (Quyết định 143-HĐBT ngày 10-5-1990; Chỉ thị 316-CT ngày 25-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng; Quyết định 388-HĐBT ngày 20-11-1991 và Quyết định 202-HĐBT ngày 8-6-1992) nhằm giải quyết một loạt vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế nhà nước: trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở quốc doanh, sắp xếp lại hệ thống các DNNN, thực hiện cổ phần hóa các DNNN.

Sự xuất hiện của các công ty cổ phần về mặt lịch sử là bước tiến từ sở hữu tư nhân lên sở hữu tập thể của các cổ đơng. Cịn ở nước ta, việc thiết lập mới các cơng ty cổ phần hay cổ phần hố một số DNNN hiện nay khơng phải là tư nhân hố, mà là sự hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu cho mọi thành phần kinh tế có thể tham gia, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro thị trường và cùng hưởng lợi. Hội nghị Trung ương 3 khoá IX về cổ phần hoá DNNN đã đưa ra chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước

mà Nhà nước khơng cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo nên sự chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Trong những năm qua, Nhà nước luôn chú ý tạo điều kiện để kinh tế nhà nước phát

triển, đã tiến hành nhiều biện pháp đổi mới, cải cách kinh tế nhà nước, trong đó có hệ thống các DNNN (xoá bỏ bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh; đổi mới, sắp xếp lại DNNN; thực hiện cổ phần hoá các DNNN). Nhờ vậy, trong giai đoạn 2006-2010, doanh nghiệp nhà nước ta tăng hơn 2,3 lần về số doanh nghiệp và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước đó. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến [21, tr.153]. Sự chuyển biến này đã diễn ra theo hướng tích cực, cơ cấu DNNN đã trở nên phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; kinh tế nhà nước đã phần nào thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.

Từ đó đến nay, nền kinh tế nước ta “đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước”[19, tr.142] và tương đối ổn định. So với thời kỳ 1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991-2000, 2001-206 bình quân hàng năm rất cao. Thời kỳ 1991-2000 kinh tế tăng trưởng 3,9%/năm (tiết kiệm trong nước so với GDP từ mức không đáng kể, khoảng 2,9% năm 1990, đã nâng lên khoảng 18,2% năm 1995 và 25% năm 2000); vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh (trong 10 năm 1991-2000, vốn đó khoảng 632 nghìn tỷ đồng - tương đương 45 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm là 17,9%, trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 22,5%, tăng 15,3%; vốn tín dụng đầu tư chiếm 12,1% tăng 26,1%; vốn của DNNN chiếm 14,2%, tăng 23,3%; vốn đầu tư của dân và tư nhân chiếm trên 27%, tăng 9,9%; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm trên 24%, tăng 20,5%). Thời kỳ năm 2001-2005 là 5,71%/năm (năm 2001 là 6,9%, năm 2002 là 7,8%; năm 2003 là 7,3%; năm 2004 là 7,8%; năm 2005 là 8,43%” [19, tr.142]. Năm 2006 là 8,17%; 2007 tốc độ kinh tế tăng trưởng đạt 8,48%, năm 2008 do các nguyên nhân chủ quan và khách quan tốc độ tăng trưởng cũng vẫn ở mức cao 6,23%, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2006-2008 là 7,6%, cao hơn so với thời kỳ 2001-2005 [20, tr.15]. Riêng năm 2009, do chịu sự tác động của suy thối tồn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế có giảm, song theo đánh giá của các tổ chức kinh tế thế giới, nước ta vẫn

là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng là 6,7%. Điều đó đã đưa nước ta thành nước có nền kinh tế tăng trưởng khá cao trong khu vực. “Giá trị tổng sản phẩm nội dịa tăng từ 53 tỷ USD năm 2005 lên 88 tỷ USD năm 2008” [20, tr.15], nhờ đó, GDP bình qn đầu người cũng tăng lên so với 2005, bình quân hàng năm là trên 10 triệu đồng, tương đương 640 USD, năm 2008 là 1052 USD [20, tr.142], năm 2009 là 1064 USD, năm 2010 tổng thể vĩ mơ nhìn chung ổn định, kinh tế phục hồi khá nhanh, “tăng trưởng kinh tế GDP ước đạt 6,7%, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 1,168 USD”[21, tr. 20]. Theo

Niên giám thống kê 2010: Xuất khẩu tăng liên tục: năm 2007 là 48 tỷ USD, năm 2008 là 62

tỷ USD, năm 2009 là 57 tỷ USD, năm 2010 là 71 tỷ USD, tăng 19,1% cao hơn 3 lần so với kế hoạch, an sinh và phúc lợi xã hội được chăm lo tốt hơn, đời sống nhân dân được nâng lên một bước khá lớn ở tất cả các vùng miền trong cả nước.

Tuy không thể quy tất cả sự tăng trưởng kinh tế trên đây về công lao của DNNN, của kinh tế nhà nước, nhưng cũng phải thừa nhận rằng nó đóng vai trị rất quan trọng vào sự tăng trưởng đó.

2.1.2.2. Hạn chế

Sau khi Nhà nước thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các tập đồn, tổng

cơng ty nhà nước chủ yếu hoạt động theo hình thức cơng ty mẹ, cơng ty con, trong đó, 74% cơng ty con là cơng ty cổ phần đa sở hữu và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, thành phần kinh tế nhà nước nói chung, các DNNN nói riêng vẫn chưa phát triển ngang tầm với vị trí của nó, chưa đảm bảo cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. “Một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, gây bức xúc trong xã hội”[21,tr.166-167]. Nhiều DNNN làm ăn thua lỗ (điển hình nhất là tập đồn tàu thuỷ Vinashin), chỉ có khoảng 300 DNNN hoạt động tương đối có hiệu quả. Theo báo cáo của Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4-2008, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Từ năm 2000-2003, tỷ trọng này luôn chiếm trên 50%, những năm tiếp theo 2004, 2005, 2006, 2007 lần lượt là 48,06%, 47,11%, 46,4%, 43,3% nhưng đóng góp vào GDP thì khơng tương xứng với vốn mà

nó đã sử dụng. Cụ thể, “năm 2000 khu vực kinh tế này đóng góp 38,52% năm 2003: 39,08%, năm 2004: 39,1%, năm 2005: 38,40%, năm 2006: 37,32%, năm 2007: 36%, năm 2008 là 34,35% vào GDP”[42, tr. 76-77].

Ngồi ra, việc tạo cơng ăn việc làm của DNNN kém và không cân xứng so với nguồn lực mà nó đã sử dụng. Tổng số lao động trong DNNN năm 2006 là 44%, trong khi nó lại sử dụng gần 1/2 tổng đầu tư xã hội. Với mục đích làm cho khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nên khu vực này đã được hưởng nhiều ưu đãi; được độc quyền kinh doanh trong nhiều lĩnh vực; được sử dụng những nguồn vốn to lớn như tài nguyên, đất đai và vốn đầu tư, được ưu đãi về tín dụng, mặt bằng kinh doanh; được Nhà nước bảo lãnh vay vốn; khi gặp khó khăn thì được Nhà nước “cứu trợ” hoặc bơm thêm vốn...Mặc dù được ưu đãi như vậy, nhưng hiện nay khu vực kinh tế nhà nước vẫn chưa thực sự trở thành lực lượng vật chất vững chắc, đủ mạnh để Nhà nước dựa vào đó phát huy vai trị của mình trong giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội.

2.1.3. Thực trạng vai trò của Nhà nƣớc trong việc đảm bảo tăng trƣởng kinh tế

gắn với tiến bộ và công bằng xã hội

2.1.3.1. Thành tựu

Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo hướng thực hiện công bằng xã hội.

Nhà nước ban hành và thực hiện chính sách phát triển KTTT định hướng XHCN, với sự đa dạng các hình thức sở hữu. Từ đó, đã huy động, khai thác mạnh mẽ, có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế; năng suất lao động được nâng lên; tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, của cải vật chất dồi dào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Nhà nước đã có cơ sở để giải quyết một bước các vấn đề xã hội và thực hiện CBXH.

Các chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế nhiều thành phần đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Mọi người có quyền như nhau và có cơ hội làm kinh tế góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước theo trình độ, năng lực và điều kiện cụ thể của mình;

được cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và được hưởng thụ một cách chính đáng những thành quả do mình tạo ra trong khn khổ chính sách của Nhà nước và những quy định của tập thể lao động.

Trên cơ sở sở hữu toàn dân, tập thể, tư nhân, Nhà nước đã xây dựng nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước chủ trương xoá bỏ sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; Nhà nước thực hiện ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm, một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, khắc phục rủi ro và một số địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ…Những chính sách đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về xố bỏ ưu đãi, đặc quyền đối với một số hình thức sở hữu, tạo sự bình đẳng giữa các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong điều kiện xây dựng nền KTTT định hướng XHCN.

Thực hiện chính sách chuyển dịch về cơ cấu theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo

điều kiện thực hiện CBXH giữa các vùng, miền, giữa các giai tầng trong xã hội.

Đánh giá thành tựu đã đạt đạt được trong việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, Đại hội X đã khẳng định: “Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [20, tr.145]. Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã xây dựng và thực hiện các chính sách và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của từng ngành, vùng kinh tế, nên nền kinh tế phát triển khá cân đối giữa các ngành, các điạ phương, từng bước đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)