Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 68)

Về mặt khách quan

- Khó khăn của qúa trình chuyển đổi nền kinh tế và của thể chế quản lý nhà nước về kinh tế Nền KTTT định hướng XHCN còn là một vấn đề mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Cho đến nay chưa ở đâu đã có một nền kinh tế như vậy. Do đó, vấn đề vai trị giữ vững định hướng XHCN trong quá tờinh phát triển nền KTTT định hướng XHCN cũng còn rất nhiều điểm chưa được tường minh. Về mặt khách quan, quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang KTTT định hướng XHCN chưa phải đã hoàn thành; nền KTTT định hướng XHCN với tư cách là một hiện thực kinh tế cịn ở dạng phơi thai. Thích ứng với bước chuyển như vậy, quá trình chuyển từ Nhà nước quản lý nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang quản lý nền KTTT định hướng XHCN cũng mới chỉ đi được những bước đầu tiên; nhiều cái cịn trong tình rạng mị mẫm, thử nghiệm. Do vậy, sự yếu kém cuả Nhà nước trong việc hoạch định chính sách kinh tế, trong việc tạo lập và sử dụng các công cụ định hướng sự phát triển kinh tế, ... là điều khó tránh khỏi.

- Tác động tiêu cực của các mặt trái của tồn cầu hố, cuả hội nhập và chiến lược “diễn biến hồ bình” mà các thế lực chống chúng ta đang ra sức thực hiện vào cả đời sống kinh tế lẫn thể chế chính trị - pháp luật, làm cho việc Nhà nước giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT trở nên khó khăn, phức tạp.

Tham gia tồn cầu hố, chúng ta phải tuân theo những luật chơi chung của các định chế kinh tế quốc tế mà hầu hết các định chế này đã đựơc xác lập trước khi ta tham gia nhiều thập kỷ, các quy định của các định chế đó được xây dựng dưới sự chi phối của CNTB. Do đòi hỏi của hội nhập, chúng ta cũng phải khẳng định rằng, những quy định pháp luật nào của Việt Nam không phù hợp với thông lệ quốc tế, phải lấy thông lệ quốc tế làm chuẩn...C.Mác đã chỉ ra rằng, pháp luật của giai cấp tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đưa thành luật. Cho nên, định hướng tác động của các định chế và các quy định pháp lý của các định chế đó khơng phaỉ hồn tồn mang tính khách quan, trung tính, vơ tư.

Ngồi ra, cái gọi là “đơi bên cùng có lợi” trong hội nhập quốc tế cũng chỉ là tương đối. Cái giá mà chúng ta phải trả cũng như lợi ích mà ta thu nhận được trong quan hệ song phưong cũng như đa phương tuỳ thuộc một cách quyết định vào thực lực của mình trên mọi lĩnh vực - từ kinh tế đến chính trị. Trong khi đó, thực lực kinh tế cuả ta còn nhỏ bé, còn bị nền kinh tế thế giới dẫn dắt trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Trong điều kiện đó, chúng ta cũng khó bảo đảm mọi chủ trương, chính sách đúng, mọi lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta đều được thực hiện.

Về mặt chủ quan

- Sự hạn chế từ bản thân Nhà nước

Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày nay có tiền thân cuả nó là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đựơc xác lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nó đã trải qua những cuộc chiến đấu gian khổ, vượt qua nhiều thử thách cam go và có nhiều đóng gióp to lớn trong quá trình bảo vệ độc lập dân tộc, đấu tranh cho thống nhất đất nước cũng như trong quá trình xây dựng xã hội mới. Nhưng kinh nghiệm trong quản lý xã hội nói chung, trong quản lý nền KTTT định hướng XHCN nói riêng cịn hết sức sơ khai. Tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế vận hành cuả nó cịn có rất nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu của KTTT và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ nhà nước về quản lý kinh tế còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.

- Hệ thống công cụ để Nhà nước thực hiện vai trò giữ vững định hướng XHCN trong q trình phát triển KTTT cịn nhiều yếu kém.

Trước hết, cần khẳng định rằng, những cơng cụ mà Nhà nước có thể sử dụng để thực hiện vai trò giữ vững định hướng XHCN trong q trình phát triển KTTT đóng vai trị là khâu trung gian chuyển tác động từ nhân tố chủ quan (Nhà nước) tới cái khách quan là nền KTTT. Xét từ giác độ là cái tồn tại bên ngoài ý thức của chủ thể hoạt động (mặc dù các công cụ này lại là sản phẩm hoạt động của nhân tố chủ quan - Nhà nước), chúng là cái khách qan, nhưng khi xét với tư cách là những bộ phận cấu thành hoạt động của chủ thể, chúng lại đóng vai trị là nhân tố chủ quan. Trong giới hạn trình bày ở đây, chúng tơi xem xét chúng với tư cách là những bộ phận thuộc nhân tố chủ quan.

Ở nước ta hiện nay, như Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra, “Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lực kinh tế” [21, tr.206]. Trong “các nguồn lực kinh tế khác, thì kinh tế nhà nước là bộ phận cốt lõi nhất.

Như đã đề cập ở phần thực trạng:

+ Hệ chuẩn pháp luật với tư cách là công cụ quản lý nền kinh tế ở nước ta hiện nay còn rất thiếu, chất lượng thấp, tính đồng bộ chưa được bảo đảm, tính thực thi của khơng ít quy định pháp luật chưa cao. Cơ chế, chính sách kinh tế cũng trong tình trạng tương tự.

+ Chiến lược kinh tế, quy hoạch kinh tế, kế hoạch kinh tế chưa được xây dựng thực sự khoa học, dẫn tới khả năng phải điều chỉnh nhiều lần trong tiến trình triển khai, thậm chí có những điểm khơng thể thực hiện được phải loại bỏ.

+ Kinh tế nhà nước chưa thực sự nắm được vai trò chủ đạo. Nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài...

Sự yếu kém của hệ thống công cụ này cùng sự non kém của bản thân Nhà nước trong việc sử dụng ngay những cái hiện có đó đã làm hạn chế đáng kể vai trò của Nhà nước giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT ở nước ta những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)