HỆ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 96 - 103)

5. Quá trình định hướngXHCN nền kinh tế Việt Nam của Nhà nước đã được thực

3.5. HỆ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƢỚC

NHÀ NƢỚC

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của DNNN, làm cho nó thực sự là lực lượng vật chất quan trọng nhất để Nhà nước giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KKK, Đại hội XI chủ trương: “Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẩn trương cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Từng bước xây dựng các doanh nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu. Xác định đúng đắn, cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp đối với vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, vừa đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước" [21, tr.208].

Để thực chủ trương đó, phải:

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại và phát triển DNNN theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương 3 và 9 khóa IX và các chương trình của Chính phủ. Khẩn trương hoàn thành việc chuyển đổi các DNNN thành các doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, áp dụng mơ hình quản trị doanh nghiệp hiện đại.

- Tổ chức, cơ cấu lại hệ thống kinh tế nhà nước trên cơ sở tổ chức lại DNNN hiện có và phát triển DNNN mới cần thiết trong các ngành then chốt, mũi nhọn, các vùng kinh tế và khu kinh tế trọng điểm; trong đó, đại bộ phận DNNN có quy mơ vừa và lớn, công nghệ tiên tiến…làm cho các doanh nghiệp này mạnh lên, hoạt động thực sự có hiệu quả, đóng vai trị địn bẩy cho nền kinh tế.

- Xác định đúng các ngành, các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, vùng và khu kinh tế trọng điểm cần có DNNN. Tổ chức thực hiện đúng việc phân DNNN thành ba loại: doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp cơng ích vì mục tiêu cơng cộng và doanh nghiệp vừa cơng ích, vừa kinh doanh. Chỉ có phân loại đúng mức mới có chính sách và cơ chế quản lý khuyến khích đúng cho từng loại DNNN. Với các yếu tố bộ phận khác của kinh tế nhà nước như hệ thống tài chính, ngân hàng, hệ thống quỹ dự trữ quốc gia, bảo hiểm xã hội...

- Căn cứ vào định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển các DNNN. Kiên quyết sắp xếp lại các DNNN một cách hợp lý. Đây là điều tối cần thiết. Nếu chúng ta cứ tiếp tục duy trì tình trạng hiện có với một số lượng các xí nghiệp đã làm ăn chưa có hiệu quả và khơng có hiệu quả khá lớn thì sự thiếu hụt ngân sách, nguy cơ lạm phát... sẽ ngày càng lớn, gây tình trạng khơng ổn định cho sự phát triển kinh tế, định hướng XHCN sẽ không trở thành hiện thực.

- Gắn chính sách đầu tư phát triển với việc phân định các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước. Trên cơ sở xác định các ngành, các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, vùng và khu kinh tế cần có DNNN, để thực hiện vai trị định hướng của mình, Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển hợp lý, khai thác và tận dụng các nguồn thu trong nước, tranh thủ nguồn vốn bên ngoài sao cho vừa đảm bảo tăng quy mô với công nghệ hiện đại nhằm tăng tỷ trọng GDP và tích lũy cho Nhà nước, vừa đảm bảo cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo nguyên tắc dân chủ trong kinh tế.

- Tiếp tục thực hiện chính sách cổ phần hóa các DNNN. Thực tiễn của q trình cổ phần hóa cho thấy đây là một biện pháp đúng đắn nhằm sắp xếp lại các DNNN và, do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tiễn cũng khẳng định đây là một biện pháp mới và lạ trong xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta. Vì mới và lạ nên đã có khơng ít những vấn đề, những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện, kể từ khâu chỉ đạo của Nhà nước cho đến những cán bộ, công nhân viên chức thực hiện cổ phần hóa.

- Tiếp tục đổi mới đúng đắn, đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước, đặc biệt các chính sách đảm bảo thực sự quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các DNNN nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DNNN hoạt động đạt hiệu quả cao; làm trong sạch, lành mạnh tài chính doanh nghiệp; điều chỉnh chế độ thuế khóa, lãi suất, tỷ giá... cho phù hợp với điều kiện thực tế cho các doanh nghiệp hoạt động vì các mục đích cụ thể (lợi nhuận và cơng cộng...).

- Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa đào tạo và bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ DNNN hiện có, đào tạo mới đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành doanh nghiệp nhà nước đảm bảo có đủ tiêu chuẩn, kiến thức, năng lực tiếp cận với khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thời đại, nhạy bén, sáng tạo trong quản lý sản xuất, phát triển kinh doanh; tuyển chọn, sử dụng, quản lý và khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ chủ chốt giỏi của doanh nghiệp. Với người lao động: cần nâng cao trình độ cho họ, tạo điều kiện cho họ học tập, tiếp cận những tri thức mới áp dụng vào sản xuất, nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động…

- Đẩy nhanh cải cách DNNN, xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng thị trường. - Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa các vấn đề chính trị- xã hội trong đổi mới DNNN. Đây là một trong những điều kiện tiền đề đảm bảo thành cơng của đổi mới DNNN. Vì, trong nền KTTT, DNNN phải hoạt động theo đúng cơ chế thị trường với mục tiêu kinh tế và cả mục tiêu xã hội, do đó đổi mới DNNN sẽ động chạm đến tâm tư và lợi ích của nhiều bộ phận dân cư. Cho nên, về mặt chính trị, một mặt, Nhà nước phải có quyết tâm cao trong việc đổi mới DNNN, mặt khác, phải bảo đảm tính khả thi của những nội dung đổi mới và tạo sự đồng thuận của cả xã hội về đổi mới DNNN.

Kết luận chƣơng 3

1. Để khắc phục những yếu kém của Nhà nước trong việc thực hiện vai trò định hướng XHCN đối với sự phát triển của KTTT ở nước ta hiện nay, trước hết cần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, bao gồm hồn thiện cơng cụ kế hoạch hóa, kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế phải mang tính định hướng và khái quát, tính hướng dẫn gián tiếp, tính năng động, gắn với hiệu quả và lợi ích kinh tế. Các kế hoạch nhằm giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế - văn hóa, xã hội phải mang tính chất đồng bộ. Cùng với việc hồn thiện kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới nhằm nâng cao vai trị định hướng của Nhà nước. Việc hồn thiện hệ chuẩn pháp luật theo hướng đó địi hỏi phải đổi mới phương pháp xây dựng luật kinh tế, đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, tăng cường giáo dục luật pháp, nâng cao ý thức pháp quyền của nhân dân.

2. Ngoài ra, để nâng cao vai trò định hướng XHCN đối với nền KTTT, cần hồn thiện các địn bẩy kinh tế khác: Sớm hình thành và phát triển thị trường tài chính đồng bộ với các loại thị trường khác để các nguồn vốn trong nước và ngoài nước được giao lưu thuận lợi, góp phần huy động các nguồn vốn trong và ngồi nước một cách có hiệu quả; chính sách tiền tệ phải được xây dựng và sử dụng một cách thống nhất với các chính sách tài chính, phải bám sát và góp phần tích cực thực hiện thắng lợi những mục tiêu của chiến lược kinh tế- xã hội, trước hết là mục tiêu giảm và kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Thực hiện chính sách xã hội nhằm tạơ sự cơng bằng, bình đẳng xã hội. Cải tạo lại hệ thống bảo hiểm hiện có, đưa vào cuộc sống một số hình thức bảo hiểm mới (y tế, bảo hiểm nhân thọ...). Ngoài ra, cần tiếp tục hồn chỉnh các chính sách cứu trợ xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo và các chương trình xã hội khác.

3. Để nâng cao hiệu quả định hướng XHCN của Nhà nước đối với KTTT, phải nâng cao vai trò của kinh tế nhà nước như là tiền đề vật chất để Nhà nước giữ vững định hướng XHCN sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, trong đó, việc tiếp tục thực hiện chính sách cổ phần hóa các DNNN được xem là một giải pháp cần thiết. Muốn vậy, phải tổ chức tổng

kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hóa; xây dựng kế hoạch cụ thể cho lộ trình "cổ phần hóa". Ngồi ra, để nâng cao vai trị của kinh tế nhà nước, cần tiếp tục đổi mới đúng đắn, đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước, đặc biệt các chính sách đảm bảo thực sự quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các DNNN nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DNNN hoạt động đạt hiệu quả

4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc đổi mới đó được nhằm vào việc phát huy dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế.

Để Nhà nước thực hiện được vai trò định hướng XHCN đối với KTTT, bản thân bộ máy nhà nước cũng phải được đổi mới, nâng cao năng lực và phẩm chất của các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng XHCN. Liên quan tới vấn đề cán bộ, cần đổi mới việc xác định mục tiêu, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ mới; đổi mới những biện pháp nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.

Việc thực hiện đồng bộ những giải pháp đó sẽ cho phép Nhà nước ta hoàn thành tốt vai trị định hướng XHCN của mình đối với nền KTTT ở nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường hình thành, phát triển là tất yếu khách quan và có vai trị to lớn trong phát triển LLSX, QHSX, dân chủ hố đời sống kinh tế- chính trị- xã hội. Do đó, kinh tế thị trường có khả năng được sử dụng để xây dựng CNXH. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có khơng ít những khuyết tật, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu CNXH. Vì thế, cần phải định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT. Điểm mấu chốt quyết định, cho phép thực hiện định hướng XHCN trong phát triển nền KTTT là: CNXH dựa trên chế độ xã hội hoá nền sản xuất và KTTT là phương tiện hiệu quả nhất thực hiện xã hội hoá.

Trong những năm đổi mới vừa qua, nhận thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng XHCN trong phát triển nền KTTT ngày càng đầy đủ hơn, sáng rõ hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nghiệp định hướng đã thu được những thành tựu đáng kể. Bước chuyển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là bước phát triển hợp quy luật khách quan, là con đường duy nhất để từng bước tiến lên CNXH. Song, có thành hiện thực hay khơng, nền KTTT có phát triển theo định hướng XHCN hay khơng, cịn phụ thuộc vai trò của nhân tố chủ quan là Nhà nước.

Trong lịch sử, nhà nước ở những mức độ khác nhau, đều tác động đến sự phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển cuả xã hội, vai trò của nhà nước đối với kinh tế ngày càng quan trọng, từ chỗ nhà nước đứng trên, đứng ngồi các q trình kinh tế đến chỗ nhà nước tham gia, tham gia ngày càng trực tiếp rồi chuyển sang điều khiển, định hướng cho các quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta vừa thực hiện bước chuyển sang KTTT, vừa điều khiển nền kinh tế đó theo định hướng XHCN trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố thuận lợi, song khơng ít những thách thức. Do vậy, vai trò của Nhà nước ta ngày càng đặc biệt quan trọng.

Để thực hiện vai trị to lớn của mình trong việc xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, một mặt, Nhà nước cần phải đảm bảo thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì

dân; hoạt động vì lợi ích dân tộc và đơng đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; mặt khác, Nhà nước cần có tác động vào sự phát triển kinh tế trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các quy luật kinh tế nhằm đề ra những chủ trương đường lối, chính sách kinh tế hợp lý, từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu to lớn của Nhà nước đối với việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT ở nước ta những năm qua, chúng ta cũng phải thừa nhận, Nhà nước ta còn yếu kém về nhiều mặt, còn chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giữ vững định hướng XHCN đối với quá trình phát triển nền KTTT, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân; giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường và doanh nghiệp; đẩy mạnh CNH, HĐH để tạo cốt vật chất cho Nhà nước giữ vững định hướng XHCN đối với sự phát triển nền KTTT; giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội; phát huy vai trò của chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 96 - 103)