Vai trò của nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế thị trƣờng trong quá trình xây dựng CNXH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)

xây dựng CNXH

1.3.2.1.Nhận thức về vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng CNXH theo hệ quan niệm cũ

Trong lịch sử xây dựng CNXH trên thế giới theo hệ quan niệm cũ về CNXH, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu xuất hiện đầu tiên ở Liên Xơ. Nét đặc trưng cơ bản của mơ hình này là sự can thiệp sâu và rộng của nhà nước đến mọi hoạt động của các cơ sở kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết được áp đặt từ trên xuống. Nhà nước đảm nhiệm mọi nhu cầu “đầu vào” và tiêu thụ mọi sản phẩm ở “đầu ra” của sản xuất theo giá

cả và số lượng do kế hoạch nhà nước quy dịnh. Tính năng động, chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp hoàn toàn bị thủ tiêu. Với nét đặc trưng đó, trong mơ hình kế hoạch hóa tập trung, "tồn bộ nền kinh tế quốc dân được xem như một cỗ máy khổng lồ, trong đó, nhà nước là người trực tiếp điều khiển hoạt động của cỗ máy, còn các chủ thể kinh tế chỉ là người thừa hành mệnh lệnh của nhà nước" [41, tr.93]. Đó là một nền kinh tế đơn sở hữu (chỉ có sở hữu tồn dân và tập thể với tư cách là hai dạng thức của sở hữu XHCN, sở hữu tư nhân rất không đáng kể). Kinh tế hàng hố hầu như khơng tồn tại; kinh tế hiện vật mang tính bao trùm. Giá trị của hàng hố là cái khơng cần quan tâm. Giá trị sử dụng theo nhu cầu xã hội là tất cả. Kế hoạch phát triển kinh tế lấy tổng sản lượng là chỉ tiêu tối cao. Nền kinh tế phi hạch tốn đó dẫn tới cái gọi là “nền kinh tế tiêu hao”. Trong nền kinh tế đó, như viện sĩ I.A.Métvêđep đã đưa ra một nhận xét tinh tế nhưng khá hài hước, “Người ta sẵn sàng mang vàng ra rèn lưỡi xẻng cũng được, miễn là kế hoạch nhà nước đã định ra như vậy”. Quy luật giá trị bị xem là tàn dư, càng được loại bỏ nhanh bao nhiêu càng tốt. Không có cạnh tranh, chỉ có “thi đua XHCN”; khơng có phá sản, doanh nghiệp nào thua lỗ thì được khoanh nợ, đảo nợ, xố nợ... Nhà nước chi phối tuyệt đối sự vận hành cuả nền kinh tế bằng những mệnh lệnh, biện pháp, cơng cụ và thể chế hành chính quan liêu.

Mơ hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu đó đã được áp dụng vào các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, mơ hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu được hình thành và phát triển trước hết ở miền Bắc. Sau đại thắng mùa xn năm 1975, mơ hình này được phổ quát trên phạm vi cả nước.

Trong những điều kiện đặc biệt, mơ hình đó cũng mang lại hiệu quả nhất định. Trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 - 1965), công nghiệp ở miền Bắc nước ta phát triển mạnh. Nhiều khu công nghiệp lớn ở Hà Nội, Đơng Anh, Việt Trì, Thái Ngun, Hải Phịng, Vinh... đã được hình thành; sản lượng cơng nghiệp tăng từ 1456 triệu đồng (1960) lên 2761 triệu đồng (1965), chiếm 55% tổng giá trị sản lượng công - nông nghiệp [58, tr.72]...

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, song, cho đến trước thời kỳ đổi mới (1986), về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu; sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc (ở nước ta có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông). Nền kinh tế nước ta bị

mất cân đối nghiêm trọng. Ba mất cân đối lớn nhất là: làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập. Những mất cân đối này như cái vịng luẩn quẩn kìm giữ chúng ta trong đói nghèo, lạc hậu. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế- xã hội với những biểu hiện cơ bản: trì trệ, năng suất lao động không tăng, hàng loạt các chỉ tiêu kế hoạch khơng đạt, đời sống nhân dân khó khăn, mức sống suy giảm nhanh do lạm phát ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt (năm 1984 lạm phát là 50% đến năm 1985 đã là 190%, năm 1986 là 774%). Tâm trạng của quần chúng không ổn định, xuất hiện nhiều băn khoăn, lo lắng. Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển; công bằng xã hội bị vi phạm. Kỷ cương, phép nước không nghiêm; hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước không bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và điều hành của Nhà nước.

Để thốt ra khỏi tình trạng đó, chúng ta đã tiến hành đổi mới. Trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện bước chuyển từ mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN (mà thực chất là mơ hình KTTT định hướng XHCN).

Vì sao sau khi từ bỏ mơ hình kế hoạch hóa tập trung, chúng ta lại xây dựng mơ hình KTTT ?

Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: một trong những nguyên nhân của khủng hoảng là do chúng ta đã chủ quan duy ý chí trong nhận thức về CNXH và con đường lên CNXH, về các quy luật khách quan và, trên cơ sở đó, đã hành động bất chấp các quy luật khách quan - đặc biệt quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.

Trong khi nền kinh tế nước ta cịn ở tình trạng thấp kém, trong sản xuất cơng nghiệp, máy móc cơ khí vẫn là chủ yếu; trong nơng nghiệp, chưa xóa bỏ được cái cảnh "con trâu đi trước, cái cày theo sau"... mà chúng ta đã bằng nhiều cách khác nhau (kể cả cưỡng bức) để thiết lập chế độ công hữu XHCN với hai hình thức quốc doanh và tập thể. Thêm vào đó, chúng ta đã thực hiện kiểu phân phối được gọi là "XHCN", mà thực tế là kiểu phân phối bình quân, là cào bằng. Điều đó đã bóp nghẹt tính năng động, sáng tạo của người lao động; gây

tình trạng sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, công cụ sản xuất và sức lao động một cách thiếu tính tốn, khơng hiệu quả, đẩy nền kinh tế vào tình trạng trì trệ, khơng phát triển.

Để vực nền kinh tế lên, chúng ta khơng cịn con đường nào khác là phải nhận thức lại và vận dụng cho đúng các quy luật khách quan, phải cởi bỏ mọi xiềng xích hiện có lúc bấy giờ đối với LLSX. Tức là, một mặt, tiếp tục đầu tư khoa học - kỹ thuật để phát triển các yếu tố cấu thành LLSX; mặt khác, phải thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu khác (bên cạnh sở hữu nhà nước và tập thể); tiến hành sắp xếp lại cơ cấu kinh tế; thực hiện sự phân công lao động hợp lý; thừa nhận phân phối không chỉ theo lao động, mà cịn theo vốn và các nguồn đóng góp khác... Bằng việc làm đó, chúng ta đã từng bước tạo dựng những điều kiện cho sự xuất hiện và tồn tại của mơ hình KTTT - một trong những mơ hình kinh tế mà lịch sử nhân loại đã biết cho đến nay với tư cách là mơ hình hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)