Thực trạng vai trò của Nhà nƣớc trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế đáp ứng nhu cầu giữ vững định hƣớng XHCN trong phát triển kinh tế thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)

đáp ứng nhu cầu giữ vững định hƣớng XHCN trong phát triển kinh tế thị trƣờng

2.1.4.1. Thành tựu

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế được bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ cao, trung thành với CNXH.

Đề cập tới vai trò của cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh tế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TƯ (khóa VIII) khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ" [18, tr. 66]

Ở nước ta, trong suốt quá trình cách mạng, nhất là trong cách mạng XHCN, Đảng và Nhà nước đã chú ý chăm lo xây dựng được đội ngũ cán bộ kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng.

Hiện nay, đất nước đang chuyển sang KTTT định hướng XHCN, cán bộ đứng trước những nhiệm vụ mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp. Vì vậy, để thực hiện được vai trị của mình, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước hiện nay là chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn.

Để đánh giá tương đối đúng đắn về đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế, trước hết cần có quan điểm lịch sử, có nhận thức đúng về q trình, đặc điểm hình thành của đội ngũ này.

ta có một bộ phận trưởng thành từ quá trình hoạt động thực tiễn, một bộ phận không nhỏ được đào tạo thông qua các trường lớp ở trong nước và nước ngồi theo những mơ hình quản lý nhà nước về kinh tế khác nhau. Cho đến nay, chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế khá đơng đảo, già có, trẻ có với nhiều trình độ lý luận, chun mơn nghiệp vụ khác nhau. Đặc điểm đó để lại những dấu ấn trong ưu điểm cũng như hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng được tơi dưỡng, rèn luyện, thử thách; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần độc lập, tự chủ cao; trung thành với CNXH - lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; “có đủ ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi” [18, tr.67]. Đây là đặc điểm quan trọng nhất và là ưu điểm lớn nhất của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng của nước ta.

Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của lý luận và tư duy lý luận đối với đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần đưa ra một yêu cầu quan trọng là: Muốn đổi mới cán bộ trước hết phải đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ những người làm công tác tổ chức - cán bộ. Từ đó, Nhà nước đã góp phần bổ sung, hồn chỉnh, thể chế hóa hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối cán bộ của Đảng; các giải pháp về công tác cán bộ được cụ thể hoá, thể chế hoá và tổ chức thực hiện. Kết quả là công tác cán bộ được triển khai tương đối đồng bộ, như: đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Tất cả các khâu đó đều được đổi mới về nội dung, phương pháp, cách làm. Việc phân cấp quản lý cán bộ được thực hiện hợp lý hơn; công tác kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ được tăng cường. Bên cạnh việc nâng cao tầm hiểu biết lý luận, việc bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cũng được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ngày càng thích nghi hơn với cơ chế thị trường, tích lũy kinh nghiệm về quản lý kinh tế trong điều kiện mới, các chính sách kinh tế được đề ra ngày càng chính xác hơn, hiệu quả hơn. Khả năng cụ thể hóa đường lối của cán bộ quản lý nhà nước ở các cấp được nâng lên rõ rệt. Tính sáng tạo, chủ động được khơi dậy. Tính ỷ lại, thụ động, một chiều dần từng bước được ngăn chặn, khắc phục.

Ngay trong điều kiện đất nước còn nghèo, đời sống cịn nhiều khó khăn, nhưng "số đơng cán bộ quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân, hết lịng vì nước, vì dân"[19,tr.67].

Ưu điểm này là yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên khối đồn kết trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế, tạo nên sự ổn định mơi trường kinh tế - chính trị, giành được sự ủng hộ to lớn của nhân dân, góp phần đẩy nhanh cơng cuộc đổi mới ở nước ta.

2.1.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường cũng đã làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém của đội ngũ quản lý nhà nước về kinh tế và công tác cán bộ.

Việc đổi mới cơng tác cán bộ cịn chậm, thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp. Mơi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ; chưa cổ vũ được ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó tận tuỵ với cơng việc. Việc xử lý, sử dụng và quản lý đảng viên còn phiến diện.

Một số cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, dao động, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH, hồi nghi đường lối của Đảng, "có người do bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân dân" [19, tr.68]. Tuy sự sa sút phẩm chất chính trị của cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế chỉ là cá biệt, nhưng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, của Nhà nước.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế chưa đủ kiến thức và trình độ chun mơn quản lý theo cơ chế thị trường. Đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở. Theo Niên giám

thống kê 2008 tính đến năm 2009, cán bộ cấp xã có trình độ tiểu học là 2,93%, trung học cơ

sở là 21,48%, trung học phổ thông là 75,45%, chưa biết chữ là 0,13%, sơ cấp là 9,81%, trung cấp là 32,37%, trình độ cao đẳng, đại học là 9,04%, trình độ trên đại học là 0,04%, còn lại chưa qua đào tạo là 48,74%. Số cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân là

4,04%, trung cấp là 38,15%, sơ cấp 2,94%, còn lại chưa qua đào tạo về lý luận chính trị. Trình độ quản lý hành chính, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ cơ sở còn rất thấp: 55,53% chưa qua đào tạo về quản lý hành chính nhà nước, khoảng 90% chưa được đào tạo về ngoại ngữ và tin học [42, tr.188].Cơ cấu đội ngũ cán bộ kinh tế nước ta vừa thiếu, vừa thừa - thiếu những chuyên gia giỏi, thiếu những người am hiểu công việc. Một số ngành, lĩnh vực kinh tế hầu như chưa có cán bộ chun mơn, vì còn quá mới mẻ ở nước ta. Trong khi đó, nguy cơ "lão hóa" đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng - nhất là ở cấp cao - rất khó khắc phục..

Hầu hết các cán bộ đều thiếu kiến thức về thị trường, thiếu kinh nghiệm; năng lực điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mơ cịn hạn chế; quan hệ với nước ngồi cịn nhiều sơ hở, mất cảnh giác. Trong một số năm gần đây chúng ta rất chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với địi hỏi.

Chính do sự yếu kém đó mà việc sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra môi trường sản xuất - kinh doanh lành mạnh, huy động mọi nguồn nhân lực, vật lực hiện có trong cả nước để xây dựng nền kinh tế phát triển cao vẫn chưa hiệu quả, gây nên những biểu hiện trì trệ trong phát triển kinh tế hiện nay.

Trình độ nhận thức về luật pháp, nhất là luật pháp về hành chính và kinh tế cịn thấp. Tình trạng vi phạm pháp luật và kỷ cương khá nặng nề, cấp dưới không chấp hành quyết định của cấp trên.

Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ thối hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, bn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của cơng, quan liêu, gia trưởng, độc đốn, có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa, cơ hội, ý thức tổ chức kỷ luật kém, phát ngơn và làm việc tùy tiện, gây mất đồn kết nội bộ nghiêm trọng [29, tr. 68].

Tham nhũng và các tệ nạn tiêu cực khác đã và đang là một “quốc nạn” làm nhức nhối toàn xã hội. Từ năm 1990 trở về trước, các vụ tham ô cố ý làm trái pháp luật gây thiệt hại hàng chục triệu đồng được coi là lớn nhưng cũng chưa phổ biến, vụ tham ô 500 triệu đồng như ở cơng ty Lash thành phố Hồ Chí Minh cịn là cá biệt. Trong những năm gần đây, nhiều vụ tham nhũng, buôn lậu với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, gồm nhiều cán bộ có chức, có

quyền ở các cấp các ngành khác như vụ Phạm Huy Phước, Giám đốc công ty TAMEXCO đã chiếm đoạt, sử dụng hoặc giao chủ sở hữu cho thân nhân 116,5 tỷ đồng và 398.300 USD; vụ Nguyễn Duy Kiểm- Tổng giám đốc Công ty dệt Nam Định- cùng 11 bị can đã dùng tiền Nhà nước để biếu xén 5,4 tỷ đồng, chi thưởng sai nguyên tắc 20 tỷ đồng; vụ Minh Phụng- EPCO số tiền thất thoát do tham nhũng cũng lên tới 5.000 tỷ đồng; vụ Thuỷ cung Thăng Long, vụ PU18, vụ Vinasin với số tiền thất thoát lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng...

Tất cả các thực trạng cùng những vấn đề nảy sinh đó đặt ra u cầu địi hỏi Đảng, Nhà nước phải tìm ra các giải pháp thích hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế vững mạnh, đủ sức giữ vững định hướng XHCN cho sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)