Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nƣớc theo yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Như trên đây đã đề cập, trong điều kiện các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và thay đổi khó lường, độ rủi ro và tính bất định tăng lên, không thể thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trên đây nếu không xây dựng được một hệ thống thể chế chất lượng cao. Muốn vậy, phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống phân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công - một trong những điểm yếu trong quản lý ở nước ta. Phải nâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán của chính sách để vừa giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, vừa tránh đầu cơ, ngăn chặn tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; có năng lực định hướng sự phát triển kinh tế

Đội ngũ cán bộ đó phải là những người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc mà mình đảm nhiệm; tận tâm, mẫn cán với công việc, thể hiện trách nhiệm và đạo đức công vụ trong khi thực hiện công việc được giao. Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp. Họ phải có khả năng thực hiện đúng các quy định của pháp luật với ý thức tự giác và kỷ luật nghiêm minh, không làm điều gì trái với lương tâm và trách nhiệm công vụ. Họ phải là người biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân và khiêm tốn học hỏi nhân dân; gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách, pháp luật; tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, phong cách làm việc.

- Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước để tạo bầu không khí thuận lợi cho kinh tế phát triển

Muốn vậy cầnđánh giá đúng thực trạng tình hình và kết quả đấu tranh với các căn bệnh nêu trên; nhận thức đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước; xác định đúng đắn quan điểm và thái độ trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác; phải làm rõ sự thật về tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước; không hoang mang, dao động, bối rối trước các diễn biến phức tạp và nghiêm trọng của tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực hiện nay; có chiến lược, kế hoạch đấu tranh với quan liêu tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác; cần có thái độ kiên quyết, kiên trì và liên tục đấu tranh.

Để đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng đạt hiệu quả cao, cần triển khai đồng bộ các giải pháp thích hợp trong đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng và tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước: Phải gắn các biện pháp đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, tiêu cực với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách nhà nước và hệ thống chính trị; xây dựng các thiết chế đấu tranh ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực "từ gốc", không để cho chúng dễ dàng phát sinh, phát triển; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi trường hợp đã phát hiện, thực hiện nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đơn vị nơi để xảy ra quan liêu tham nhũng, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng.

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Đường lối, chính sách của Đảng là định hướng chính trị và nội dung hoạt động của Nhà nước. Đảng xác định những quan điểm, phương hướng, nội dung cơ bản nhằm xây dựng, hoàn thiện tổ chức hoạt động của Nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn nói chung, định hướng sự phát triển của KTTT nói riêng.

Đảng lãnh đạo hoạt động bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc lựa chọn các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan này.

Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đảng lãnh đạo hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế trong đời sống xã hội và hoạt động của Nhà nước, cán bộ công chức nhà nước:

Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)