phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển đang gặp phải một loạt vấn đề nan giải .
Với chức năng do Hiến pháp quy định, Quốc hội và Chính phủ nước đã thể chế hóa những chủ trương và quan điểm chỉ đạo cơ bản: tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hố, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển, nên trong 25
năm qua chúng ta đã có những thành tựu đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và yếu kém nhất định.
Phân tích sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển, địi hỏi phải làm rõ: Việc thi hành một chính sách kinh tế nào đó có tác dụng như thế nào khơng chỉ đối với tăng trưởng GDP mà cịn đối với phát triển xã hội theo hướng tiến bộ và cơng bằng. Ngược lại, việc thực thi một chính sách xã hội nhất định có ảnh hưởng ra sao khơng chỉ đối với tiến bộ và công bằng xã hội mà còn đối với tăng trưởng kinh tế. Các mối quan hệ tác động và ảnh hưởng qua lại này thường diễn ra theo hai khả năng:
- Có những chính sách tác động tích cực đến cả hai loại mục tiêu.
- Có những chính sách chỉ tác động tích cực đến một loại mục tiêu, trong khi ảnh hưởng tiêu cực đến loại mục tiêu khác; thậm chí có những chính sách cả hai mục tiêu đều khơng đạt.
Dưới đây, do định hướng trình bày ở mục này, chúng tôi chỉ xem xét khả năng thứ hai qua một số thí dụ cụ thể.
Một là, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cuối tháng 12-1987, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa VIII đã thơng qua Luật Đầu tư
nước ngồi. Theo luật này, đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam có thể mang các hình thức
doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ngay trong năm 1988, năm đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư nước ngồi, đã có 37 dự án đầu tư với gần 372 triệu USD vốn đăng ký được cấp phép. Từ đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài ở nước ta không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội trong q trình hoạch định và thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi đã khơng được chú ý thỏa đáng.
Trong một thời gian khá dài, các đạo luật, nhất là các văn bản dưới luật do các cấp thẩm quyền ban hành có xu hướng thiên về chủ trương thu hút FDI dựa trên lợi thế giá nhân công rẻ. Vì thế, các điều khoản quy định về mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp có vốn FDI và người làm công chưa thể hiện rõ quan điểm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Do động cơ chạy theo lợi nhuận tối đa, khơng ít chủ doanh nghiệp có vốn FDI còn dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để lén lút đổ thẳng chất thải độc hại ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với khơng khí và nguồn nước sinh hoạt của đông đảo nhân dân các vùng xung quanh, mà đa số là dân nghèo. Vụ Vedan "giết chết" sông Thị Vải suốt 14 năm ròng mới bị phát hiện là một cái giá quá đắt mà chúng ta đã phải trả cho việc chỉ nặng về quan tâm đến tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đầy đủ đến thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong q trình thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi.
Hai là, chính sách “xã hội hóa” biến tướng trong phát triển giáo dục.
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta đã đề ra chủ trương: Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Chiến lược giáo dục - đào tạo 2001-2010 cũng như Luật
Giáo dục 2005 đều nêu lên phương châm “xã hội hóa sự nghiệp giáo dục”. Theo tinh thần đó,
phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Thực hiện những chủ trương nêu trên, sự nghiệp giáo dục trong mấy thập niên qua, nhìn chung, đã có bước phát triển khá nhanh về số lượng và quy mô - cả ở bậc giáo dục phổ thông và cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, xét từ góc độ thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế, thì chính sách huy động thêm các nguồn lực trong dân để phát triển giáo dục theo phương châm “xã hội hóa” ở khơng ít địa phương đã bị biến tướng thành “thương mại hóa giáo dục”, kéo theo nhiều hệ lụy khơng đáng mong muốn.
+ Do học phí và đặc biệt là các khoản phụ phí khá nặng, nhiều trẻ em con nhà nghèo và cận nghèo khơng có cơ hội và điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục.
Theo báo cáo gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của một dự án điều tra nghiên cứu về Triển vọng của người nghèo trong y tế và giáo dục ở Việt Nam do Ngân hàng Á châu (ADB) tài trợ, các phụ huynh học sinh tại xã Dak Pek, huyện Dak Glei cho biết: Trong một năm, họ phải đóng cho mỗi đứa con đi học trường tiểu học công lập các khoản sau: quỹ lớp 24.000 đồng, quỹ đoàn đội trường 24.000 đồng, quỹ đoàn đội lớp 72.000 đồng, quỹ xây dựng
trường 15.000 đồng, quỹ bảo hiểm xã hội 27.000 đồng, quỹ an ninh 30.000 đồng. Tất cả lên tới gần 200.000 đồng. Đó thực sự là một gánh nặng quá sức chịu đựng đối với nhiều gia đình nghèo.
+ Do ồ ạt cho mở thêm hàng trăm trường cao đẳng, đại học trong mấy năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực ở bậc học này được đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước, gây lãng phí lớn cả về kinh tế và xã hội.
Theo báo cáo giám sát của ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, nhiều trường cao đẳng, đại học được phép mở ra khi khơng có đủ các điều kiện tối thiểu bảo đảm chất lượng đào tạo. Thời gian qua có một số trường ngồi cơng lập đã bước đầu chú ý đến tái đầu tư, xây dựng trường sở, đội ngũ giảng viên, nhưng những trường như thế hiếm lắm, đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Cịn phần lớn các trường, phải nói thật là hoạt động theo phương thức kinh doanh. Các trường đều thu học phí cao, thậm chí rất cao. Ngồi phần chi cho việc trả cơng các giảng viên lên lớp, phần lớn còn lại chủ yếu thuộc về những người đầu tư mở trường dưới hình thức lợi nhuận. Ai cũng thấy là cực kỳ vô lý, nếu đào tạo chất lượng thấp mà học phí cao, làm giàu cho một số người, nhưng sản phẩm đào tạo ra xã hội không dùng được, người học tốn tiền và thời gian.
Ai nấy đều hiểu, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế của nước ta cịn thấp, việc “xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” là điều khó tránh. Nhưng vấn đề là ở chỗ việc thiết kế và thực thi chính sách “xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” được tiến hành theo kiểu nào? Một kiểu chính sách “xã hội hóa” biến tướng theo hướng “thương mại hóa giáo dục”, như những dẫn chứng vừa nêu, thì cả tiến bộ và cơng bằng xã hội lẫn tăng trưởng kinh tế đều không đạt.
2.2.2.5. Lực lượng vật chất quan trọng nhất để Nhà nước thực hiện vai trị định hướng XHCN trong q trình phát triển nền KTTT là kinh tế nhà nước, nhưng hiện nay