Về mặt khách khách quan
Thời đại ngày nay tạo ra một số nhân tố thuận lợi cho việc Nhà nước giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KTTT ở nước ta.
- Cần khẳng định rằng, sự tụt hậu kinh tế gia tăng, đời sống người dân ngày một suy giảm là xa rời mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, là biểu hiện rõ nhất của chệch hướng XHCN. Ngày nay, do cách mạng khoa học - công nghệ mang lại, tồn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan của thế giới đương đại. Xu thế này hình thành từ đầu thế kỷ XX, được đẩy mạnh trong hai thập niên cuối thế kỷ này. Chắc chắn nó sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong thế kỷ XXI. Tồn cầu hóa trước hết là biểu hiện của sự xã hội hóa cao độ lực lượng sản xuất. Tồn cầu hóa có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy xu thế hịa bình, hợp tác để phát triển. Tồn cầu hóa tháo dỡ các rào cản đối với tự do thương mại, làm cho giao lưu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng. Bên cạnh tác dụng tích cực nói trên, tồn cầu hóa tạo ra những thách thức và nguy cơ không nhỏ đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển. Tồn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc của các nước đang phát triển vào bên ngồi về vốn, cơng nghệ và thị trường.
Trong điều kiện đó, Nhà nước ta đã có tư duy năng động, có cơ chế quản lý, bộ máy quản lý hoạt động với hiệu quả ngày một cao; biết nắm bắt nhanh nhạy tình hình, nắm vững cơ hội thuận lợi, đã có một số giải pháp ngăn chặn hữu hiệu nhân tố nguy cơ do tồn cầu hóa tạo ra, chúng ta có thể rút ngắn quá trình phát triển lực lượng sản xuất, đi nhanh vào hiện đại hóa, mang lại một nền kinh tế phát triển cao…Nhờ vậy, sẽ có điều kiện thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của nhân dân, củng cố vị trí độc lập tự chủ kinh tế - chính trị của mình trên trường quốc
tế. Đó là một nội dung quan trọng trong giữ vững định hướng XHCN mà Nhà nước ta đã góp phần tích cực vào việc thực hiện.
- Kinh nghiệm can thiệp của nhà nươc tư sản vào nền kinh tế thị trường hiện đại ở các nước TBCN cũng mang cho Nhà nước ta nhiều gợi mở giúp nâng cao hiệu quả định hướng của nó trong phát triển nền KTTT ở nước ta những năm qua.
Từ thực tiễn quan hệ của nhà nước và kinh tế trong CNTB hiện đại cho ta thấy nổi lên một số vấn đề rất đáng suy nghĩ sau đây:
+ Tự do cạnh tranh nhưng không phá nát xã hội.
+ Tự do cạnh tranh nhưng phải tính đến hiệu quả phát triển trên quy mơ của tồn xã hội. + Tự do cạnh tranh phải làm cho người lao động có thể sống và phát triển.
+ Tự do cạnh tranh phải dựa trên cơ sở khơng ngừng phát triển văn hóa, khoa học của xã hội.
+ Tự do cạnh tranh mở rộng ra trên quy mơ thế giới địi hỏi phải có chính sách và hoạt động chung, thống nhất của nhà nước.
Không thể để thị trường tự do tự điều tiết thuần túy, mà phải có quyền lực tập trung của nhà nước xâm nhập và xử lý mọi quan hệ xã hội. Kinh tế càng phát triển, thì chính trị và nhà nước không thu hẹp lại mà càng phải mở rộng ra, phải tạo tiền đề tiên quyết chính trị cho kinh tế - xã hội phát triển. Tổ chức nhà nước phải chuyển dịch theo xu hướng lo chung mọi việc cho mọi
người trong xã hội. Đó là nhà nước của phúc lợi chung; của các quan hệ hợp tác; của sự phát triển chỉnh thể xã hội...
Nhà nước có nhiệm vụ hình thành sở hữu và kinh tế nhà nước nắm những khâu then chốt nhất để tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật có ảnh hưởng điều tiết đến toàn bộ sự phát triển của
xã hội. Thực hiện những đầu tư lớn có giá trị định hướng, mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng kinh tế nhà nước khơng chỉ vì mục đích kinh tế, mà cịn vì các mục đích xã hội -
chính trị.
Kích thích kinh tế tư nhân, nhưng nhà nước đề ra những quy tắc về kinh doanh, đòi hỏi phải tuân theo một số yêu cầu về chính sách, tập hợp tất cả theo một định hướng, một kế
hoạch thống nhất, một chiến lược chi phối chung cho toàn bộ cơ thể xã hội (sản xuất, đầu tư, tiêu thụ, tiền lương, giá cả, công nghệ, môi sinh, v.v.).
Chú ý những gợi mở vừa nêu, Nhà nước ta sẽ tránh được những sai sót khơng đáng có, hồn thiện hơn nữa nội dung và phương thức, chính sách để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào đời sống kinh tế, bảo đảm nền KTTT ở nước ta đi đúng định hướng XHCN.
Về mặt chủ quan
- Trước hết cần khẳng định rằng, tính đúng đắn trong đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới trên lĩnh vực kinh tế nói riêng do Đảng hoạch định; năng lực của Nhà nước cụ thể hóa, thể chế hóa các quyết sách chính trị đó của Đảng là những nhân tố chủ quan rất quan trọng đối với việc bảo đảm vai trò cuả Nhà nước giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền KTTT những năm qua
Trong quá trình đổi mới, đường lối kinh tế của Đảng không ngừng được bổ sung và phát triển. Sự bổ sung và phát triển đó có được nhờ kết quả đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.
Khái quát 25 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng, từ đó, từng bước hồn thiện quan điểm kinh tế, đường lối kinh tế, chúng ta thấy có một số bước chuyển sau đây:
+ Từ tư duy kế hoạch hoá tập trung chuyển sang tư duy kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cuối cùng phát triển thành tư duy kinh tế thị trường;
+ Từ tư duy xây dựng nền kinh tế mang bản chất xã hội chủ nghĩa trực tiếp chuyển sang tư duy xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
+ Từ tư duy chế độ sở hữu đơn nhất, phân biệt đối xử chuyển sang tư duy đa sở hữu và bình đẳng phát triển, trong đó, cơng hữu là nền tảng, kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo;
+ Từ tư duy nhà nước độc quyền quản lý nền kinh tế chuyển sang tư duy thị trường - nhà nước cùng phối hợp điều hành, vận hành nền kinh tế, với sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân;
+ Từ tư duy phân phối bình quân - cào bằng chuyển sang tư duy phân phối theo lao động kết hợp với các hình thức phân phối khác theo mức độ đóng góp thực tế vào quá trình tạo ra của cải và qua phúc lợi xã hội;
+ Từ tư duy “cơng bằng” theo kiểu bình qn trong phân phối thu nhập chuyển sang tư duy công bằng về cơ hội phát triển, trên cơ sở xã hội tạo điều kiện cho mọi người phát triển năng lực để thực hiện cơ hội;
+ Từ tư duy cơng nghiệp hố - phi thị trường sang tư duy cơng nghiệp hố - thị trường, phát triển thành tư duy cơng nghiệp hố, hiện đại hố và sau đó là tư duy cơng nghiệp hố, hiện đại hoá rút ngắn, CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức.
Đó khơng phải là bảy nội dung tách biệt, khơng hoặc ít có liên hệ, tác động lẫn nhau. Về thực chất, chúng tổ hợp lại, quyện chặt với nhau, tạo thành một quá trình đổi mới tư duy phát triển thống nhất và mang tính hệ thống đồng bộ của Đảng ta.
Trên cơ sở đường lối kinh tế của Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa, thể chế hóa tương đối kịp thời thành các chủ trương, chính sách, kế hoạch của mình để triển khai thực hiện như chúng tơi đã trình bày ở phần trên. Nhờ đó, vai trị giữ vững định hướng XHCN của Nhà nước trong quá trình phát triển nền KTTT có hiệu quả cao.
- Tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc thực hiện đường lối kinh tế của Đảng, các chương trình kinh tế - xã hội và những quy định pháp luật kinh tế của Nhà nước.
Điều đó có được nhờ đường lối và chính sách kinh tế của thời kỳ đổi mới đáp ứng đúng nhu cầu, lợi ích của nhân dân, góp phần phát huy mọi tiềm năng kinh tế của nhân dân, mang lại cho nhân dân quyền dân chủ trên lĩnh vực then chốt nhất - dân chủ trên lĩnh vực kinh tế. Quyền dân chủ của dân trên lĩnh vực này được thể hiện và thực hiện ở cả lĩnh vực sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm làm ra.
Bằng nhiều chủ trương, chính sách khác nhau, Nhà nước đã góp phần thúc đẩy việc xác lập và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế, đặt nền kinh tế dưới sự kiểm soát của nhân dân, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân. Một nét dễ thấy nhất là nhờ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc xác lập thị trường sức lao động, đã cho phép người có sức lao động khơng chỉ thực hiện được quyền làm chủ sức lao động của mình mà cịn có điều kiện để sức lao động ấy được vận dụng nhằm mang lại lợi ích chính đáng cho người có sức lao động đó vì nhu cầu của bản thân cũng như của sự phát triển xã hội nói chung. Cũng nhờ việc xác lập nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực kinh tế - trong đó có
kinh tế tư nhân - mà khơng ít người có tiềm lực kinh tế, có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh có thể làm chủ tiềm lực và năng lực của mình trong hoạt động kinh tế, biến tiềm lực kinh tế đó thành những nhân tố sống động trong thực tiễn kinh tế để mang lại lợi ích chính đáng cho bản thân và có tác động tích cực tới sự phát triển xã hội. Qua đó cho thấy, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần giải phóng về kinh tế cho cả hai lớp người: Người nghèo, cái duy nhất họ có là sức lao động, người giàu và có năng lực làm kinh tế; khiến cho cả hai lớp người đó đều có điều kiện và thực tế đã từng bước vươn lên làm chủ về kinh tế phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của mình.
Nhà nước cũng đang từng bước hình thành cơ chế kinh tế mà ở đó, mọi người lao động đều được tham gia vào sở hữu, quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong khi khẳng định vai trò nền tảng của công hữu, chúng ta cũng chủ trương đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp cổ phần, làm cho nó trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Thực hiện chủ trương đó, số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá ngày càng tăng, hàng chục triệu người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đó đã có cổ phần - nghĩa là họ cũng là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Cùng với phát triển kinh tế cổ phần, hợp tác xã cũng rất được quan tâm phát triển. Như vậy, quyền sở hữu của người lao động cũng được thực hiện qua hình thức sở hữu tập thể.
Nhà nước cũng đã nỗ lực kết hợp kế hoạch nghiêm ngặt của Nhà nước với việc phát huy sáng kiến của doanh nghiệp, của người lao động.
Quyền làm chủ về sở hữu phải được thể hiện cụ thể, được hiện thực hoá qua quyền vận dụng các nguồn lực kinh tế, đưa chúng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên quan vấn đề này, trong những năm gần đây, chúng ta đã làm tương đối tốt hai việc quan trọng: Một là,
thông qua việc xây dựng và vận hành Quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, quyền tham gia của người lao động vào việc xác định phương án sản xuất kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, bảo đảm các chế độ cho người lao động...có những bước tiến đáng kể; hai là, thực
hiện chủ trương giao quyền chủ động cho doanh nghiệp, quyền hành của giám đốc, của cán bộ quản lý doanh nghiệp được xác định rõ hơn, họ có thực quyền. Đối với doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, điều đó càng rõ.
Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp để định hướng sự phát triển của thị trường, làm cho thị trường phải thực sự là nơi cạnh tranh trên nguyên tắc giá trị, chất lượng để bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế được biểu hiện một cách thực chứng nhất ở quyền làm chủ về tiêu dùng, quyền đựơc hưởng những giá trị tiêu dùng phù hợp - cả về lượng lẫn về chất - với cống hiến của họ cho xã hội. Nhưng, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một động lực quan trọng của sự phát triển. Cạnh tranh có thể diễn ra dưới nhiều dạng thức khác nhau với tác động khác nhau tới quyền làm chủ của nhân dân – cạnh tranh trên cơ sở tất yếu kinh tế và cạnh tranh trên cơ sở sử dụng những thủ đọan phi kinh tế để các doanh nghiệp nuốt chửng nhau và nuốt chửng người tiêu dùng, làm cho những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc chịu thua thiệt, người lao động phải tiêu dùng những sản phẩm không bảo đảm chất lựơng với giá cắt cổ...
Để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng đó, chúng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực: hồn thiện hệ chuẩn pháp luật; điều chỉnh chế tài; giáo dục tinh thần cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng; tăng cường thanh tra, giám sát...