nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân với yêu cầu ngày càng cao của việc bảo đảm vai trị cuả nó trong việc giữ vững định hướng XHCN đối với sự phát triển của KTTT
Ngay từ những năm phơi thai của q trình đổi mới, chúng ta đã từng bước khẳng định tầm quan trọng của KTTT trong quá trình xây dựng CNXH và quyết tâm biến nhận thức đó thành hiện thực kinh tế. Nhưng đối với lĩnh vực chính trị, đặc biệt là vấn đề Nhà nước, bước tiến trong nhận thức sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân muộn hơn rất nhiều - phải đến Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khố VII của Đảng (1- 1994) khái niệm này mới được chính thức ghi nhận trong văn kiện của Đảng. Trong những năm qua, tuy cả nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam lẫn việc tổ chức xây dựng nó trong thực tế chúng ta có đạt được những bước tiến nhất định, song về nhiều phương diện, còn hết sức sơ khai. Một số vấn đề then chốt về Nhà nước pháp quyền XHCN cũng còn chưa rõ. Chẳng hạn, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đã có nhà nước pháp quyền thì ở đó đều thực hiện ngun tắc phân quyền, xem đó là một đặc trưng khơng thể thiếu, là thuộc tính nội tại của nó, thì ở Việt Nam, chúng ta không thực hiện nguyên tắc phân quyền, mà theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, nhưng “có sự phân cơng và phối hợp chặt chẽ (Đại hội XI thêm “giám sát lẫn nhau”) giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Phân công và phối hợp là thế nào? Trong thực tế, một số cơ quan hành pháp cũng có chức năng, thẩm quyền đưa ra các dự án luật và ra các Nghị định (tức là làm chức năng lập pháp); cơ quan lập pháp cũng làm chức năng giám sát (tức là chức năng tư pháp)... Luật điều chỉnh ở lĩnh vực nào thường do cơ quan quản lý của lĩnh vực đó đưa ra để Quốc hội thảo luận thơng qua. Chúng ta chưa có bộ phận làm luật một cách chuyên nghiệp. Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đang đảm trách những cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị, trong đó có cơ quan hành pháp và tư pháp, hiện chỉ có 25% đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của Nhà nước còn rất nhiều bất hợp lý, làm cho bệnh quan liêu, tham nhũng hoành hành, cản trở phát triển kinh tế vì hạnh phúc của nhân dân, hạn chế quyền lực của nhân dân, làm cho nhân dân chưa thực sự là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực nhà nước - một tiêu chí quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền XHCN. Đây là một biểu hiện nói lên sự
chệch hướng của bản thân thiết chế có vai trị quan trọng sống cịn trong việc giữ vững định hướng XHCN đối với quá trình phát triển nền KTTT ở nước ta hiện nay.
Nhận thức lý luận về chức năng kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN trong quá trùnh phát triển nền KTTT cũng cịn khơng ít vấn đề. Nhà nước quản lý hoạt động kinh tế về phương diện nào, sâu đến đâu, bằng cơng cụ gì là chủ yếu... và chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự phát triển của nó như thế nào... đều là những câu hỏi chưa có lời giải đầy đủ. Sự chưa tường minh về nhận thức lý luận dẫn tới tình trạng chủ trương, biện pháp thực hiện trong thực tế không phải bao giờ cũng đúng mà hậu qủa là một số biểu hiện của sự chệch hướng đã ngày một rõ.
Cơ chế tổ chức, con người và phương thức hoạt động như vậy nói lên tính chưa hồn thiện cả về nhận thức và tổ chức thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.