Tích cực nghiên cứu thiết kế, cải tiến, chế tạo các loại phương tiện vận chuyển phù hợp với đặc điểm chiến trường và yêu cầu nhiệm vụ chi viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 125 - 128)

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN GIAI ĐOẠN 1959-

3.4. Tích cực nghiên cứu thiết kế, cải tiến, chế tạo các loại phương tiện vận chuyển phù hợp với đặc điểm chiến trường và yêu cầu nhiệm vụ chi viện

vận chuyển phù hợp với đặc điểm chiến trường và yêu cầu nhiệm vụ chi viện chiến trường miền Nam bằng đường biển.

Vận chuyển chi viện miền Nam bằng đường biển là quyết tâm táo bạo của Đảng ta, là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của hải quân. Để hoàn thành nhiệm vụ, yếu tố bí mật ln được mọi cấp, mọi ngành đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm ngặt. Kế thừa kinh nghiệm và truyền thống quý báu của dân tộc, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường, cán bộ, chiến sĩ hải quân, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ Đồn 759 ln có ý thức giữ gìn bí mật. Để bảo đảm bí mật cho từng tàu trong từng chuyến cơng tác, Đồn đã triển khai nhiều hình thức bảo đảm kỹ thuật phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

Đối với các tàu từ miền Nam ra Bắc nhận vũ khí có số lượng ít và phân tán ở các nơi từ Quảng Bình đến Hải Phịng, để bảo đảm bí mật, Đồn 759 đã nhờ các cơ quan dân chính đứng tên, thuê các cơ sở kỹ thuật của địa phương sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật cho các tàu này. Cơng an Quảng Bình đứng tên chủ phương tiện th Nơng trường gỗ Quảng Bình sửa phần vỏ; Xưởng cơ khí "6-1" Quảng Bình sửa phần máy. Cịn một chiếc đưa vào Xưởng đóng tàu I Hải Phịng sửa chữa.

Trong q trình đóng mới các tàu vận chuyển chi viện miền Nam, sau khi các xưởng hồn thành việc đóng tồn bộ phần thân vỏ và các khoang chủ yếu thì việc lắp đặt vũ khí, bố trí thuốc nổ để hủy tàu hầu hết đều do các xưởng của hải quân thực hiện. Khi tuyến vận chuyển bí mật được khai thơng, tàu thuyền hoạt động với số lượng ngày càng nhiều, Đoàn 759 huy động lực lượng kỹ thuật chủ yếu ở phía Bắc là Xưởng 46, sau này thêm Xưởng 48 cùng với các xưởng đóng tàu, xưởng cơ khí ở Hải Phịng, Quảng Ninh kết hợp với lực lượng kỹ thuật ở Đoàn 962, tổ chức bảo đảm kỹ thuật cho các tàu của Đoàn 759.

Khi đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc (tháng 8 năm 1964), thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh, các đơn vị triệt để sơ tán để bảo toàn lực lượng và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Các tàu làm nhiệm vụ vận chuyển chi viện miền Nam được lệnh sơ tán ra các khu neo đậu bí mật nằm trong khu vực bảo vệ của lực lượng phịng khơng quốc gia. Lực lượng kỹ thuật, chủ yếu là Xưởng 46 vừa sơ tán lực lượng vừa tổ chức các đội cơ động đến tận tàu sửa chữa và bảo đảm kỹ thuật cho các tàu sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Khi địch leo thang đánh phá dữ dội, một số tàu được lệnh sơ tán sang Trung Quốc. Được sự giúp đỡ của bạn, ta bí mật xây dựng căn cứ hậu cần - kỹ thuật (A2, A3) trên đảo Hải Nam và đề nghị bạn tham gia sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật cho các tàu sơ tán ở đây. Nhờ làm tốt công tác che giấu lực lượng nên mặc dù địch đánh phá ác liệt, Đoàn vẫn bảo đảm cho các tàu xuất phát đúng kế hoạch.

Bên cạnh việc điều động bổ sung cán bộ, nhân viên kỹ thuật cho Đoàn 759, các Bộ, ngành cơ quan Nhà nước và các đơn vị trong quân đội tập trung mọi khả năng cung cấp trang thiết bị để xây dựng các cơ sở kỹ thuật như cầu cảng, kho trạm, trường huấn luyện và bảo đảm các loại vật tư kỹ thuật đáp ứng nhu cầu bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật cho nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam. Nhờ sự quan tâm của Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân nên chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng của Đồn 759 đã phát triển từ khơng đến có, nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ và ngày càng phát triển lớn mạnh, đủ sức

hoàn thành nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp, góp phần làm nên huyền thoại “Đồn tàu khơng số” - Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Buổi đầu mò mẫm thiết kế loại thuyền gỗ, chúng ta gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được kiểu loại tàu thuyền giống với tàu thuyền thông dụng của ngư dân ở miền Nam. Đúng thời điểm ấy, theo chỉ thị của Trung ương Đảng, các tỉnh Nam Bộ đã đưa tàu thuyền ra Bắc nhận vũ khí và cung cấp mẫu tàu cho lực lượng thiết kế. Trên cơ sở đó, ta đã khẩn trương nghiên cứu, thiết kế và đặt Xưởng đóng tàu I Hải Phịng thi cơng. Chỉ trong thời gian ngắn, Xưởng đóng tàu I đã hồn thành loạt đầu tiên gồm 4 chiếc tàu vỏ gỗ với sức chở mỗi chiếc là 35 tấn. Qua sử dụng, các tàu này có độ bền cao, chịu được sóng gió và dễ dàng trà trộn với tàu thuyền của ngư dân, vượt qua sự kiểm sốt gắt gao của địch, hồn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển, kịp thời cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang chiến đấu, đập tan các cuộc hành quân càn quét của địch.

Để nâng cao năng suất vận chuyển, được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải, cán bộ nghiên cứu kỹ thuật đã nhanh chóng thiết kế các con tàu vỏ sắt có trọng tải từ 50 tấn đến 100 tấn và đặt Xưởng đóng tàu III Hải Phịng thi cơng. Với tinh thần "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", chỉ trong thời gian ngắn cán bộ, cơng nhân Xưởng đóng tàu III đã hồn thành 5 chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên. Có phương tiện vận chuyển lớn, được trang bị tốt, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 759 đã vượt qua sóng to, gió lớn, ngày đêm đưa những chuyến tàu chở vũ khí vào Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Có vũ khí trang bị, lực lượng vũ trang cách mạng phát triển mạnh mẽ liên tiếp mở các đợt hoạt động, các chiến dịch tấn công địch, làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.

Sau sự kiện Vũng Rô (tháng 2 năm 1965), địch phát hiện được tuyến chi viện của ta, chúng huy động tối đa lực lượng để vừa đánh phá, phong toả đối với miền Bắc vừa kiểm soát gắt gao các phương tiện hoạt động trên sông, biển miền Nam với âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, bóp nghẹt cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam.

Mặc dù yếu tố bí mật khơng cịn nữa nhưng trong thời gian tạm ngừng vận chuyển để nghiên cứu phương thức vận chuyển mới, Quân chủng Hải quân đã kịp thời tổ chức nghiên cứu thiết kế, cải tiến, cải dạng các tàu vận tải của ta thành các tàu giả đánh cá, tàu buôn và tàu nghiên cứu biển của các nước trong khu vực và đóng mới một số tàu cao tốc để có thể nhanh chóng vào bến trả hàng và trở ra biển ngay trong đêm. Để tạo thêm yếu tố bất ngờ, Đoàn 125 phải chọn nhưng nơi mà kẻ địch cho rằng tàu không thể cập bến, để đưa hàng vào.

Nhờ khéo léo ngụy trang, tạo yếu tố bí mật trong cơng tác kỹ thuật, cùng với các hình thức chiến thuật mới được áp dụng nên mặc dù địch đã tìm mọi biện pháp ngăn chặn sau sự kiện Vũng Rơ, Đồn 125 vẫn tổ chức nhiều chuyến tàu vượt qua sự kiểm soát hải quân Mỹ - ngụy, tạo được yếu tố bất ngờ. Tuy có một số chuyến tàu phải quay về, phải chiến đấu, hủy tàu nhưng vẫn có nhiều chuyến hàng được đưa tới đích an tồn, góp phần đẩy mạnh cuộc chiến tranh cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 125 - 128)