Hai đồng chí Thái và Trác đã nhiều nă mở trong đội thuyền Khu 5 chuyên vận chuyển trên biển trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nên có kinh nghiệm đi biển và đóng thuyền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 32 - 36)

lưới như thuyền của dân đánh cá miền Nam. Các thuyền đánh cá ở miền Nam lúc bấy giờ đều dùng buồm lá nón, dây kéo bằng ni lơng hoặc bẹ dừa. Nhờ đường dây trên bộ, từ các vùng ven biển miền Nam, buồm, lưới, dây đã được gửi ra. Trong vòng hai tháng, các thuyền được cải dạng theo kiểu thuyền đánh cá ở miền Nam, mỗi thuyền có 2 vàng lưới đã chuẩn bị xong.

Các đại đội tranh thủ ra khơi "đánh cá", thực chất là tập luyện: tập kéo lưới, tập chịu đựng sóng gió, tập lấy phương hướng theo sao, theo địa hình. Ban đầu, các đại đội tập gần bờ, dần dần tập xa bờ và tập ra khơi,...

Để chuẩn bị cho chuyến đi biển đầu tiên, Tiểu đoàn 603 đã tổ chức một tổ điện đài gồm 5 đồng chí do đồng chí Nguyễn Nam làm đài trưởng theo đường bộ vào Khu 5. Ngày 9 tháng 5 năm 1959, tổ điện đài lên đường. Đến tháng 10, tổ điện đài của đồng chí Nam đến đèo Hải Vân và liên lạc với tiểu đoàn. Nhờ vậy, tiểu đoàn đã xác định được điểm đổ hàng. Khơng khí chuẩn bị cho chuyến vượt biển đầu tiên vào Khu 5 rộn rịp khắp đơn vị.

Ban chỉ huy Tiểu đoàn quán triệt hai phương án chiến đấu:

- Thứ nhất, nếu đưa được hàng vào bến an tồn sẽ tìm cách hủy tàu và đi theo đường bộ để trở lại đơn vị.

- Thứ hai, nếu lạc đường, lạc hướng thì thả hàng xuống biển để giữ bí mật con đường vận chuyển trên biển. Trường hợp bị địch bắt, cho nổ mìn phá thuyền.

Theo chủ trương của cấp trên, chuyến đi biển đầu tiên của Tiểu đoàn 603 sẽ chở 5 tấn vũ khí và thuốc men bí mật vượt qua giới tuyến quân sự tiến vào vùng biển miền Nam chi viện cho Khu 5. Địa điểm tập kết là chân đèo Hải Vân.

Sau khi Đài tiếng nói Việt Nam thơng báo có đợt gió mùa Đơng Bắc lớn sẽ tràn về, Tiểu đồn 603 quyết định cho thuyền nhổ neo lúc 18 giờ ngày 27 tháng 1 năm 1960 (tức 30 Tết Canh Tý). Đó là chiếc thuyền của Đại đội 1, trên thuyền có 6 người, do đồng chí Trung úy Nguyễn Bất - Đại đội trưởng Đại đội 1 làm Thuyền trưởng, đồng chí Trần Mức làm Thuyền phó; bốn thành viên cịn lại là: Huỳnh Ba,

Nguyễn Sanh, Huỳnh Sơn và Nguyễn Nữ. Cả sáu thành viên trong đoàn đều từng tham gia vận chuyển từ Khu 5 vào Khu 6 bằng đường biển trong kháng chiến chống thực dân Pháp. [78; 18]

Đêm đầu tiên, thuyền chạy thẳng ra vùng biển quốc tế với ý định từ đó sẽ đi dần vào chân đèo Hải Vân. Ngày hơm sau gió to, sóng lớn, thuyền có nguy cơ bị lật. Sáu người cố chèo chống nhưng thuyền cứ dạt mãi về phía Nam và bị gãy mất một lái. Đến ngày thứ ba, thuyền dạt vào cù lao Ré (tức đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi). Mọi người định cho thuyền ngược lên thì tay lái cịn lại bị gãy nốt. Gió bắt đầu lặng nên tàu tuần tiễu của địch và tàu đánh cá của dân ra biển ngày càng đơng. Để giữ bí mật chủ trương mở đường vận chuyển chi viện vũ khí bằng đường biển vào chiến trường, Thuyền trưởng Nguyễn Bất quyết định phi tang hàng theo phương án đã định. Năm tấn súng đạn và thuốc men lần lượt được anh em thả xuống biển trong sự tiếc nuối. Chiều hơm đó, 6 thủy thủ trên thuyền buộc phải bơi vào bờ, một số người được nhân dân cứu vớt, một vài người bị bắt1

và đày đi các nhà tù của Mỹ - nguỵ nhưng khơng ai để lộ bí mật con đường và phương thức vận chuyển của ta nên địch chưa khai thác được gì.

Cùng thời gian này, Tỉnh ủy Quảng Nam nhận được tin từ miền Bắc điện vào: nhận hàng ở bến Hố Chuối, chân đèo Hải Vân từ đêm 30 Tết. Tỉnh ủy cử đồng chí Nguyễn Chơn, phụ trách Ban Quân sự tỉnh ra Hố Chuối, chờ liên tục cả tháng không thấy thuyền vào đành phải trở về. [46; 68]

Chuyến vượt biển đầu tiên vận chuyển hàng chi viện chiến trường Khu 5 không thành công. Sau khi nắm tình hình, Tổng Quân ủy nhận định: Việc dùng thuyền gỗ, chạy bằng buồm chở vũ khí vào chiến trường có rất nhiều khó khăn và khơng an toàn. Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Tiểu đoàn 603 tạm ngừng hoạt động. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 603 được điều sang Tiểu đoàn 301 để tập trung mở đường bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

1. Khi bị địch bắt, các cán bộ, chiến sĩ ta bị địch giam ở Đà Nẵng, sau đó địch phân tán, người thì bị giải về Sài Gịn, người bị giam ở Phú Lợi, người bị đày đi Côn Đảo. giải về Sài Gòn, người bị giam ở Phú Lợi, người bị đày đi Côn Đảo.

Tuy chuyến đi đầu tiên của Tiểu đồn 603 khơng thành cơng nhưng lợi thế của việc vận tải đường biển phục vụ cho chi viện cách mạng miền Nam vẫn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng hết sức quan tâm, bởi đó là loại hình vận chuyển có hiệu quả cao lại có thể đưa đến những chiến trường xa là Tây Nam Bộ, Đơng Nam Bộ và Khu 5. Do đó sau khi ngừng tổ chức vận chuyển đường biển bằng thuyền buồm, Tổng Quân ủy tiếp tục chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nghiên cứu tình hình trên biển, tìm hiểu các hoạt động kiểm soát vùng biển, bờ biển của địch và các điều kiện, khả năng vật chất, kỹ thuật, con người của ta để xây dựng đề án mới về xây dựng và tổ chức lực lượng vận chuyển chi viện chiến trường Nam Bộ và Liên khu 5. Mặt khác Tổng Quân ủy đề nghị Bộ Chính trị chỉ thị cho các tỉnh ven biển Nam Bộ đưa thuyền ra miền Bắc nhận vũ khí.

1.1.3. Những chiếc thuyền vượt biển từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí

Sau thắng lợi của phong trào đồng khởi ở Bến Tre (tháng 1 năm 1960), lần lượt các tỉnh từ miền Tây Nam Bộ tới Khu 6, Khu 5 cũng đồng khởi thắng lợi. Chính quyền Mỹ - Diệm ở nhiều nơi bị xoá bỏ, nhiều khu dinh điền, ấp chiến lược bị phá rã. Chính quyền cách mạng được thành lập. Quần chúng nhân dân được tổ chức vào các đoàn thể cách mạng. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng được xây dựng và phát triển rất nhanh. Vấn đề quan trọng đặt ra cho các cấp lãnh đạo lúc bấy giờ là làm sao có đủ vũ khí trang bị để đẩy mạnh đấu tranh vũ trang. Do đó, yêu cầu mở đường vận chuyển chi viện miền Nam bằng đường biển càng trở nên cấp thiết.

Tháng 2 năm 1961, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ thị cho các tỉnh Nam Bộ chuẩn bị bến bãi để đón tàu vào và cho thuyền thăm dị, mở đường ra Bắc.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Xứ ủy Nam Bộ chỉ thị cho một số tỉnh có điều kiện tổ chức đưa thuyền ra miền Bắc nhận vũ khí, đồng thời nghiên cứu tình hình bố phịng, tuần tra của địch trên biển.

Đang thiếu vũ khí, nhận được lệnh của Trung ương Đảng, các tỉnh ven biển như Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bà Rịa... đều khẩn trương chuẩn bị lực lượng và phương tiện vượt biển ra miền Bắc nhận vũ khí.

Tại Bến Tre, Tỉnh ủy cử đồng chí Nguyễn Văn Khước (Năm Chung; Mười Khước) - Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Thị Định - người đã vượt biển ra Bắc xin vũ khí từ năm 1946 - lo tìm người, phương tiện và chuẩn bị tổ chức chuyến đi. Chỉ trong một thời gian ngắn Bến Tre đã tổ chức được hai đội tàu.

Đội tàu thứ nhất do đồng chí Đặng Bá Tiên (Sáu Giáo), quê Thanh Hoá (được tổ chức bố trí di cư cùng bà con giáo dân vào Bến Tre năm 1954), làm Đội trưởng. Đội có 6 thủy thủ. Ngày 1 tháng 6 năm 1961, thuyền xuất phát tại Cồn Lợi (Thạnh Phong - Thạnh Phú). Sau 9 ngày đêm vật lộn với sóng gió và tránh sự kiểm soát của địch, ngày 9 tháng 6, thuyền ra đến Hà Tĩnh. Hai ngày sau, đoàn được Trung ương Đảng cho người đón ra Hà Nội.

Đội tàu thứ hai do đồng chí Lê Cơng Cẩn (Năm Cơng) phụ trách, có 7 thủy thủ. Ngày 18 tháng 8 năm 1961, thuyền xuất phát tại Cồn Tra (Thạnh Phong - Thạnh Phú). Ngày 28 tháng 8, thuyền cập biển Thanh Hoá và mấy ngày sau cũng được Trung ương Đảng cho đón ra Hà Nội.

Tiếp sau Bến Tre, tỉnh Cà Mau cũng cử hai đội thuyền ra Bắc. Đội thứ nhất do đồng chí Bơng Văn Dĩa (Hai Dĩa) phụ trách1. Đêm 1 tháng 8 năm 1961, thuyền rời bến rạch Cá Mòi (Mũi Cà Mau). Đến chiều ngày 7 tháng 8 thuyền cập vào cửa sông Nhật Lệ - Quảng Bình. Tại đây, đồng chí Bơng Văn Dĩa và thủy thủ đồn bị cơng an Quảng Bình bắt vì tình nghi là biệt kích của chính quyền Sài Gịn. Sau ít ngày thẩm vấn, đồn được đưa về nhà khách tỉnh và hai hôm sau được đưa ra Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 32 - 36)