Súng giàn thun, súng ngựa trời, lựu đạn, đạp lơi, chơng, thị…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 27 - 31)

Ngày 9 tháng 2 năm 1962, Trung đoàn 1 bộ binh - trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ chính thức được thành lập tại vùng căn cứ Dương Minh Châu, có phiên hiệu là Q761. [23; 433]

Như vậy, sau khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam có bước phát triển mới. Đấu tranh vũ trang ngày càng lan rộng. Yêu cầu về cán bộ và vũ khí ngày càng lớn. Đường dây Thống Nhất - trên cơ sở đường giao liên bí mật xuyên Trường Sơn trong kháng chiến chống thực dân Pháp khơng thể đáp ứng được u cầu đó, nhất là đối với các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

1.1.2. Chủ trương của Đảng về công tác chi viện lực lượng và vũ khí trang bị cho chiến trường miền Nam - Đoàn 559 được thành lập bị cho chiến trường miền Nam - Đoàn 559 được thành lập

Để kịp thời đáp ứng yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam, giữa năm 1959, Bộ Chính trị ra chỉ thị: "Tổ chức một đồn giao thơng qn sự đặc biệt,

mở đường đưa cán bộ, tiếp tế vũ khí và những hàng cần thiết khác vào miền Nam. Đây là một việc lớn, có tính chất chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc". [23; 402]

Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, ngày 15 tháng 5 năm 1959, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập một cơ quan nghiên cứu mở đường vận tải để đưa lực lượng, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam lấy tên là "Đồn cơng tác quân sự đặc biệt". Thượng tá Võ Bẩm - Phó cục trưởng Cục Nơng trường qn đội, người có nhiều năm công tác ở chiến trường Liên khu 5 và Tây Nguyên, thông thuộc đường bộ và đường biển từ Bắc vào Nam, được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan nghiên cứu này. [16; 110]

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, ngày 19 tháng 5 năm 1959, Thường trực Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phịng triệu tập Ban cán sự, chính thức giao nhiệm vụ cho Đoàn 5591, tổ chức mở đường giao thông quân sự vào miền Nam dọc

1. Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 446/QĐ-QP chính thức thành lập "Đồn cơng tác qn sự đặc biệt" lấy phiên hiệu là Đoàn 559 (tên gọi thời điểm thành lập). "Đồn cơng tác qn sự đặc biệt" lấy phiên hiệu là Đoàn 559 (tên gọi thời điểm thành lập).

theo dãy Trường Sơn, vận chuyển hàng quân sự cho miền Nam; đưa, đón bộ đội, cán bộ từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc; trước mắt cho Liên khu 5. [63; 22]

Ngày 1 tháng 6 năm 1959, Tiểu đoàn 301 - tiểu đoàn vận tải bộ đầu tiên của Đoàn 559 thành lập, gồm 440 cán bộ, chiến sĩ tuyển chọn từ Lữ đoàn 305 do Đại úy Chu Đăng Chữ làm Tiểu đoàn trưởng và Đại úy Nguyễn Danh (tức Chính) làm Chính trị viên, có nhiệm vụ mở đường bộ vào Nam; tổ chức vận chuyển bằng sức người: gùi, thồ đi theo đường mịn trên dãy Trường Sơn. Tiểu đồn 301 đặt căn cứ xuất phát tại Khe Hó (Vĩnh Linh), đặt trạm đầu tiên tại động Hàm Nghi, từ đó vượt sơng Bến Hải qua những đỉnh núi cao chót vót, vách đá dựng đứng của miền Tây Quảng Trị, vừa mở đường vừa đặt trạm men theo triền phía đơng dãy Trường Sơn qua khu vực của đồng bào các dân tộc Tà Ơi, Vân Kiều, Pa Cơ,... nối liền đường dây liên lạc của Trung ương với Liên khu 5 rồi tiếp tục tiến xuống phía Nam.

Ngày 20 tháng 8 năm 1959, Tiểu đoàn 301 đặt trạm thứ 9 ở Pa Lin (A Lưới, miền Tây Thừa Thiên), giao chuyến hàng đầu tiên, khối lượng khoảng 500kg cho chiến trường Liên khu 5 gồm vũ khí, thuốc chữa bệnh, cơng văn, thư tín, trong đó có 5 khẩu trung liên. Từ đây, con đường chi viện chiến lược trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn, nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam hình thành. [91; 150]

Trong những ngày đầu, để tuyệt đối giữ bí mật cho chiến trường, kỷ luật bảo mật phòng gian được đề ra nghiêm ngặt với tinh thần "đi không dấu, nấu khơng khói, nói khơng tiếng"; vũ khí và hàng hố đưa vào miền Nam lúc này đều dùng những loại do các nước tư bản chủ nghĩa sản xuất. Cán bộ, chiến sĩ ở các trạm vận chuyển và giao liên, các đoàn cán bộ hành quân vào miền Nam được lệnh tránh đụng độ với địch.

Tính đến cuối năm 1959, bằng cách gùi thồ, Tiểu đoàn 301 đã đưa đến Pa Lin giao cho Quân khu 5 được 31 tấn hàng quân sự gồm 1.700 súng bộ binh, 850 dao găm, 188 ki-lô-gam thuốc nổ và một số đồ dùng, trang bị quân sự... Cũng theo con đường này, đến cuối năm 1959, có 542 cán bộ, chiến sĩ gồm phần lớn là cán bộ chỉ huy cấp trung đội, đại đội, cán bộ huấn luyện bộ đội đặc công, nhân

viên cơ yếu, thợ sửa chữa vũ khí được bổ sung cho các chiến trường (trong đó có 515 người vào Liên khu 5 và 27 người vào Nam Bộ). [91; 150]

Phát hiện những dấu hiệu ta đưa cán bộ quân sự và vũ khí vào miền Nam, Mỹ - Diệm lập tức cho quân lên càn quét các huyện miền Tây tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên để ngăn chặn. Đường phía đơng Trường Sơn bị tắc nghẽn nhiều ngày... Để tiếp tục nhiệm vụ vận chuyển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của cách mạng miền Nam sau đồng khởi, Ban cán sự Đảng Đoàn 559 đã bàn với Khu ủy Khu 5 và đề đạt lên Quân ủy Trung ương cho khai thông một đoạn đường số 9 từ Lao Bảo đến Mường Phìn (phía Tây dãy Trường Sơn) để mở đường vận tải mới.

Tháng 1 năm 1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tăng cường tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm, tài chính cho miền Nam. Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và được sự đồng ý của bạn Lào, Quân ủy Trung ương quyết định tăng cường lực lượng cho Đoàn 559 nhằm mở rộng tuyến vận tải Trường Sơn theo phương hướng: kiên trì giữ vững hành lang phía Đơng, mở rộng sang hành lang phía Tây Trường Sơn. [74; 87-88]

Sau khi Liên quân Lào - Việt giải phóng một khu vực rộng lớn ở Trung Lào, được sự đồng ý của Chính phủ kháng chiến Lào, sự ủng hộ, giúp đỡ hết lòng của nhân dân các bộ tộc Lào, chúng ta bắt đầu mở đường dọc theo tuyến Tây Trường Sơn chi viện cho miền Nam. Cuối năm 1961, bộ đội cơng binh hồn thành việc mở đường 129 nối liền đường 12 với đường số 9. Con đường cơ giới từ Bản Đơng đến Mường Nng (Nam đường số 9) cũng được khôi phục. Từ đây, hoạt động chi viện trên tuyến đường phía tây dãy Trường Sơn được đẩy lên một quy mô mới. Từ tháng 1 năm 1962, Trung đoàn 245 (Đoàn xe 3) của Tổng cục Hậu cần bắt đầu giao hàng cho Đoàn 559 ở Na Bo (bắc đường số 9). Từ Na Bo trở vào, Đồn 559 sử dụng các phương tiện thơ sơ (xe đạp thồ, voi, ngựa) và người gùi bộ chuyển hàng vượt qua đường số 9 vào đến Mường

Noòng, giao hàng cho lực lượng vận tải Khu 5 ở A Túc. Từ A Túc, lực lượng vận tải của Quân khu 51

chuyển tiếp vào đến Tăng Non (Quảng Nam), Đắc Lan (Kon Tum). Đến cuối năm 1962, Đoàn 559, từ lực lượng ban đầu là Tiểu đoàn 301 phát triển thành 2 trung đoàn vận tải 70, 71 và một số tiểu đồn, đại đội cơng binh, giao liên độc lập, với quân số 6.000 người, phương tiện vận chuyển có hơn 1.000 xe đạp thồ, một số xe ơ tô, voi, ngựa, song vận chuyển bằng gùi thồ vẫn là phương thức chủ yếu và cũng chỉ mới vươn tới được chiến trường Trị Thiên và Khu 5. [74; 155]

Tuy được tăng cường lực lượng, phương tiện nhưng hiệu quả vận chuyển của tuyến đường bộ vẫn rất thấp vì phương thức vận chuyển giai đoạn này chủ yếu là gùi thồ trong điều kiện rất gian khổ và phải tuyệt đối bí mật. Đường mới xoi tìm nên chưa được cải tạo, nhiều dốc cao, nhiều muỗi, vắt, rắn, rết,... Thêm vào đó, cịn gặp mn vàn khó khăn do mưa lũ, do địch ngăn chặn. Mỗi chiến sĩ cao nhất cũng chỉ gùi được 20kg hàng, muốn đưa được 10 tấn hàng vào Nam cần có 500 người, đó là chưa kể số ốm đau, số vật chất phải bảo đảm cho 500 người gùi thồ, người phục vụ và lượng tổn thất do nhiều nguyên nhân khác. Có thời gian Đồn 559 phải tạm ngừng hoạt động vận chuyển. Đến cuối năm 1962, Đoàn 559 chỉ đưa được vào chiến trường 961 tấn vũ khí. Sang năm 1963, có sự hỗ trợ của bộ đội vận tải cơ giới, không quân vận tải, nhưng hai trung đoàn 70 và 71 (Đoàn 559) cũng chỉ vận chuyển được vài nghìn khẩu súng các loại và vài trăm tấn gạo, quân trang quân dụng. Như vậy, cả hai năm 1962 và 1963, khối lượng hàng do lực lượng vận tải trên bộ vận chuyển được rất nhỏ so với nhu cầu bức thiết ngày càng lớn của các lực lượng vũ trang toàn chiến trường miền Nam.

Theo nhận định của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, trong thời gian từ 3 đến 4 năm trước mắt dù cố gắng đến mức cao nhất, Đoàn 559 cũng chưa thể mở được đường vận tải dọc theo dãy Trường Sơn vào đến các chiến trường xa là Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó nhu cầu chi viện vật chất cho xây dựng và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 27 - 31)