Sự kiện Vũng Rô (tháng 2 năm 1965)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 95 - 98)

1. Một hải lý = 852,3m.

2.3.1. Sự kiện Vũng Rô (tháng 2 năm 1965)

Bước sang năm 1965, Bộ Tổng Tham mưu giao cho Quân chủng Hải quân tiếp tục vận chuyển chi viện cho chiến trường nhằm góp phần đánh bại chiến lược mới của Mỹ sau những thất bại Đông - Xuân 1964-1965 ở miền Nam.

Đầu năm 1965, Đoàn 125 được bổ sung thêm 10 tàu mới, trong đó có 6 tàu sắt đóng ở nước ngồi và 4 tàu vỏ gỗ đóng trong nước, tháng 1 năm 1965, Đồn 125 đã tổ chức thành công 8 chuyến, vận chuyển được hơn 400 tấn vũ khí vào các bến Bạc Liêu (4 chuyến), Bến Tre (2 chuyến), Bà Rịa và Vũng Rô (mỗi nơi 1 chuyến).

Tàu 54 do Thuyền trưởng Đinh Đạt và Chính trị viên Ngơ Văn Đức chỉ huy, chở 44 tấn vũ khí, xuất phát ngày 2 tháng 1.

Tàu 210 do Thuyền trưởng Trương Xuân Quang và Chính trị viên Nguyễn Tương chỉ huy, chở 63 tấn vũ khí, nhổ neo ngày 4 tháng 1.

Tàu 132 do Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Trầm và Chính trị viên Đinh Văn Sơn chỉ huy, vận chuyển 65 tấn vũ khí, khởi hành ngày 5 tháng 1.

Tàu 154 do Thuyền trưởng Nguyễn Hấn, Chính trị viên Lê Văn Viễn chỉ huy, chở 60 tấn vũ khí, nhổ neo ngày 26 tháng 1.

Tàu 56 do Thuyền trưởng Lê Quốc Thân và Chính trị viên Quang Phùng chỉ huy, chở 46 tấn vũ khí, nhổ neo ngày 27 tháng 1.

Tàu 41 do Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và Chính trị viên Trần Hồng Chiếu chỉ huy, vận chuyển 45 tấn vũ khí, khởi hành ngày 28 tháng 1.

Tàu 68 do Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Ẩn và Chính trị viên Phạm Văn Bát chỉ huy, chở 65 tấn vũ khí, nhổ neo ngày 29 tháng 1.

Tàu 187 do Thuyền trưởng Phan Văn Xã và Chính trị viên Huỳnh Ngọc Thạch chỉ huy, chở 63 tấn vũ khí, xuất phát ngày 30 tháng 1.

Cơng tác vận chuyển vũ khí vào chiến trường của Đồn 125 đang tiến triển thuận lợi thì xảy ra sự kiện tàu 143 bị lộ ở Vũng Rô.

Ngày 1 tháng 2 năm 1965 (mùng 8 Tết Ất Tỵ), Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Hải quân, trực tiếp là Đoàn 125 giao nhiệm vụ cho tàu 143 do Thuyền trưởng Lê Văn Thêm và Chính trị viên Lê Văn Bảng phụ trách, chở 63 tấn vũ khí rời cảng Bính Động vào bến Lộ Riêu (Bình Định). Sau khi xuất bến, do địch tăng cường hoạt động tuần tiễu trên biển nên tàu 143 không thể đi tiếp, phải dừng lại ở đảo Hải Nam 10 ngày chờ thời cơ.

Đến ngày 10 tháng 2 năm 1965, tàu 143 rời Hải Nam. Mặc dù, chuyến đi này của tàu 143 gặp nhiều khó khăn, do máy bay và tàu của địch luôn đi kèm nhưng do được nguỵ trang như một tàu khai thác hải sản nên tàu 143 vẫn vượt qua

sự kiểm soát của tàu tuần tiễu và máy bay trinh sát của địch, đi trên vùng biển quốc tế an toàn.

Sau 2 ngày lênh đênh, luồn lách tránh địch trên biển, do tình hình bến Lộ Riêu - Bình Định gặp khó khăn, Sở chỉ huy quyết định không cho tàu 143 cập bến theo dự kiến và điện cho bến Vũng Rô chuẩn bị tiếp nhận hàng.

Nhận được lệnh khẩn cấp, thời gian gấp, được sự động viên của Ban chỉ huy bến (mới hình thành sau chuyến thứ 3), lực lượng K60 (bộ đội tập trung của huyện Tuy Hoà, gồm 3 trung đội bộ binh, 1 tiểu đội hoả lực) và dân cơng tiếp tục triển khai chuẩn bị đón hàng, đến ngày 14 tháng 2 năm 1965, mọi cơng tác chuẩn bị được hồn tất.

Tàu 143 vào Vũng Rô lần đầu tiên nên chưa thông thạo luồng lạch, bến bãi tiếp nhận.

Do bãi Chính mới nhận xong chuyến thứ 3 nên vị trí cất giấu hàng hạn chế. Để phân tán hàng, Ban chỉ huy bến quyết định xuống hàng ở bãi Bàng (điểm cận kề bãi Chính về phía Nam).

Vì tình hình khẩn trương, Sở chỉ huy điện cho bến Vũng Rơ là phải tìm mọi cách tập trung bốc dỡ hàng trong đêm kịp cho tàu rời bến, không dừng lại qua ngày như các chuyến trước. [99; 78]

Ngày 15 tháng 2 năm 1965, tàu 143 cập bến Vũng Rô. Lực lượng bốc dỡ hàng lần này gồm du kích Hồ Hiệp, lực lượng K60 và Tiểu đồn 83 hỗ trợ.

Suốt một đêm bốc dỡ cật lực, đến 3 giờ 30 phút sáng 16 tháng 2 năm 1965 thì hồn thành việc xuống hàng. Tàu 143 có đủ thời gian để rời bến nhưng đúng lúc tàu rời bến thì tời neo hỏng, phải sửa đến 5 giờ sáng mới xong. Lúc này trời đã hửng sáng, tàu khơng cịn thời gian rời bến nên phải nằm lại. Tàu được thủy thủ và du kích nguỵ trang tàu theo phương án đã chuẩn bị.

Địa hình Vũng Rô ba bề là vách núi dựng đứng, trên những vách núi đó, nhiều cây mọc xoè ra sát mép nước. Nước ở đây khá sâu nên tàu 143 dễ dàng ép sát vào chân núi neo trú tại bãi Chùa. Nhiều cành cây được chặt để phủ phía trên tàu.

Nhìn từ xa tàu 143 khơng khác gì một khối đá nhỏ nhơ ra biển. Lực lượng K60 cử một bộ phận lực lượng cùng với thuyền viên của tàu 143 bố trí bảo vệ tàu.

Một ngày lưu lại là một ngày lực lượng của bến và tàu vô cùng căng thẳng. Tàu và bến liên tục liên lạc về Sở chỉ huy từng giờ.

Vào trung tuần tháng 2, lúc tàu 143 cập bến Vũng Rô cũng là thời điểm lực lượng vũ trang Quân khu 5 đánh vào căn cứ Dương Liễu và đánh giao thông chiến ở đèo Nhông1. Trong trận này, bằng số vũ khí vận chuyển vào Khu 5 từ những chuyến tàu trước nên lần đầu tiên quân và dân Khu 5 đã bắn cháy nhiều xe tăng, xe bọc thép của Mỹ - nguỵ bằng B40, B41. Địch ở Dương Liễu và đèo Nhông thiệt hại lớn, thương vong nhiều, chúng phải huy động máy bay đưa thương binh về các bệnh viện ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nha Trang.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 1965, một chiếc HU-1B chở quân địch bị thương, bay dọc quốc lộ 1 từ Quy Nhơn về Nha Trang. Khi bay qua Vũng Rô, viên phi cơng Giêm-mơ Bao-ơ nhìn thấy "một mỏm đá lạ nhơ ra trên vách núi phía Tây Vũng Rơ" mà những ngày trước khơng thấy. Viên phi công này liền báo cho Thiếu tá Hác-vây P.Rốt-giơ - Chỉ huy "vùng duyên hải 2" của hải quân Mỹ ở Nha Trang. Thiếu tá Rốt-giơ báo ngay tin này cho Thiếu tá Hồ Văn Kỳ Thoại - Tư lệnh vùng duyên hải 2 của hải quân nguỵ. [108]

11 giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 1965, địch điều 1 máy bay trinh sát đến Vũng Rô lượn nhiều vòng quan sát và chụp ảnh. Cơ quan tham mưu Mỹ nhận ngay ra sự khác biệt giữa các tấm ảnh chụp ngày 16 tháng 2 với các tấm ảnh được chụp trước đó.

Từ Nha Trang, máy bay trinh sát địch liên tục bay về phía Vũng Rơ.

Trước những hoạt động lạ của máy bay Mỹ, nhận định khả năng tàu 143 đã bị lộ, Ban chỉ huy bến Vũng Rô cho dừng công tác vận chuyển, phối hợp cùng lực lượng K60 khẩn trương triển khai nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch, còn lực lượng dân công tiếp tục nguỵ trang và chuyển hàng về nơi cất giấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 95 - 98)