Chiếc thuyền do đồng chí Bơng Văn Dĩa phụ trách được đồng chí Phạm Ngọc Sến (Mười Kỹ) Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau trực tiếp giao nhiệm vụ Đồng chí Dĩa là người Cà Mau Nhưng khi nhận nhiệm vụ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 36 - 41)

thư Tỉnh ủy Cà Mau trực tiếp giao nhiệm vụ. Đồng chí Dĩa là người Cà Mau. Nhưng khi nhận nhiệm vụ đồng chí đang ở Bạc Liêu để thành lập Mặt trận tỉnh nên chiếc thuyền do đồng chí phụ trách còn được gọi là thuyền của Bạc Liêu. Mặt khác trước kia, Cà Mau và Bạc Liêu là một tỉnh, gọi chung là Bạc Liêu. Sau này qua nhiều lần tách nhập, Bạc Liêu và Cà Mau còn được gọi là tỉnh Minh Hải. Do vậy các tàu ở Bạc Liêu ra hoặc tàu đi vào Bạc Liêu còn gọi là Cà Mau

Đội thuyền thứ hai do đồng chí Nguyễn Thanh Trầm (Tư Lưới) phụ trách, có 4 thủy thủ. Ngày 3 tháng 8 năm 1961, thuyền xuất phát, song đi đến ngang Huế, thuyền bị thủng, nước tràn vào, nên phải quay về Trà Vinh để sửa chữa, sau đó trở về Cà Mau.

Sau khi nhận được chỉ thị của cấp trên, đồng chí Mười Dài - Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh xuống huyện Duyên Hải thành lập một đội thuyền đặc biệt chuẩn bị vượt biển ra Bắc, gồm 15 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Văn Lồng (Hai Pháp) làm Đội trưởng và đồng chí Nguyễn Văn Chấp (Hai Lửa) làm Đội phó. Đồng chí Mười Dài chọn 6 đồng chí trong đội đi chuyến đầu tiên, đó là: Trần Văn Mau (được đổi tên thành Ba Đoàn); Nguyễn Văn Khương (Tám Kết); Nguyễn Văn Chăm (Hai Đấu); Nguyễn Thanh Lồng (Hai Tranh); Hồ Văn In (Bảy Thắng); Ngô Văn Tôi (Bẩy Lợi). Tên của 6 người hợp thành khẩu hiệu: Đoàn Kết Đấu Tranh Thắng Lợi. Thuyền do đồng chí Hồ Văn In phụ trách. Ngày 3 tháng 8 năm 1961 thuyền xuất phát tại Khâu Hút. Ra tới vùng biển Nha Trang thì gặp bão, thuyền bị dạt sang Ma Cao (Trung Quốc) rồi trơi xuống phía Nam. Ngày 15 tháng 8, thuyền bị bộ đội biên phòng Trung Quốc bắt giữ và đưa về Du Hải - Quảng Châu. Ngày 16 tháng 8, đại diện Đại sứ quán Việt Nam ở Quảng Châu đón và đưa anh em về Hà Nội.

Tại tỉnh Bà Rịa, sau khi nhận được chỉ thị của Trung ương, đầu năm 1961, đồng chí Mai Chí Thọ (Tám Cao) - Bí thư Khu ủy miền Đơng giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Minh Thịnh (Sáu Thịnh) - Phó bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa, kiêm Trưởng ban Quân sự tỉnh, trở lại vùng ven biển Long Đất - Xuyên Mộc nghiên cứu việc mở bến tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc, đồng thời tổ chức thuyền ra Bắc nhận vũ khí. Đồng chí Sáu Thịnh là người đã từng chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Bà Rịa và miền Đông Nam Bộ.

Vùng ven biển Xuyên Mộc dân cư rất thưa thớt, các lõm giải phóng chỉ có vài chục hộ dân, nhưng có ưu thế là biển liền rừng. Rừng Xuyên Mộc nối dài một dải với núi Mây Tàu, Núi Bể, tạo thành một cụm núi non hiểm trở. Vùng này cịn có các bãi biển Bình Châu, Hồ Cốc, Hồ Tràm và cửa Lộc An phía sơng Ray có luồng lạch khá sâu. Các khu vực hành lang xung quanh như: Hồ Tràm, Bình Châu, Phước

Bửu, Phước Hải, Long Mỹ, Hội Mỹ,... là những vùng nhân dân có truyền thống cách mạng, có liên hệ mật thiết với kháng chiến.

Hơn nữa, mạng lưới bố phòng của địch ở vùng này cũng còn mỏng. Đồn Bình Châu cách đồn Phước Hải chừng 20km, đồn Bưng Riềng cách bờ biển Lộc An khoảng 7km. Chi khu Xuyên Mộc ở phía bắc, cách Lộc An 8km... nhưng do địa hình rừng núi ngăn cách nên tầm hoạt động và quan sát của địch bị hạn chế.

Với những đặc điểm trên việc tổ chức xây dựng bến bãi ở Bà Rịa có những thuận lợi và khó khăn riêng.

Đầu tháng 3 năm 1961, đồng chí Lê Minh Thịnh về Xuyên Mộc phối hợp với Huyện ủy Xuyên Mộc và Huyện ủy Long Đất thành lập đội trinh sát mở bến nhận vũ khí và tổ chức lực lượng mở đường ra miền Bắc xin vũ khí. Thời gian đầu đội trinh sát có 6 đồng chí, gồm: Lê Minh Thịnh - Phó bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa; Trần Minh Phú - quê ở Lộc An, chiến sĩ Đại đội 445 (bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa); Nguyễn Sơn (Chiến) - Xã đội trưởng xã Phước Hải; Thôi Văn Nam (Bảy Đen) - thợ máy, du kích mật xã Phước Hải; Lê Hà (Tư Thuận) - Đội trưởng đội du kích Bình Châu và một đồng chí bảo vệ. Tất cả đều là những người quen nghề sông biển. Nhiệm vụ của đội được xác định là: "Dựa vào địa phương xã, huyện xây dựng cơ sở trong dân, nắm tình hình, nhất là quy luật hoạt động của địch ở trên biển, trên bộ. Từ đó tổ chức ghe, thuyền mở tuyến ra Bắc dò đường, xây dựng hành lang bảo vệ tuyến ven biển Bình Châu - Phước Hải, khảo sát bến bãi để tiếp nhận vũ khí, khảo sát địa hình để xây dựng kho tàng...". [4; 20-21]

Vừa làm công tác trinh sát, các đồng chí trong đội vừa khẩn trương chọn người để tổ chức đội thuyền. Qua giới thiệu của đồng chí Lê Văn Vinh (Mười Vinh) - Bí thư xã Bình Châu huyện Xuyên Mộc, đồng chí Sáu Thịnh liên lạc với ông Nguyễn Văn Bảy - q Quảng Bình và ơng Sáu Thợ - quê Trị Thiên vào làm ăn sinh sống tại xã Bình Châu. Sau một thời gian tìm hiểu, đồng chí Sáu Thịnh bàn với ông Bảy và ông Sáu Thợ tổ chức đi buôn chuyến đường dài để lấy tiền ủng hộ kháng chiến, đồng thời thăm dị tình hình địch dọc ven biển.

Ơng Sáu Thợ có con rể là anh Tư Gạch - cán bộ kháng chiến, quê ở xã Bình Châu, tự nguyện dùng chiếc thuyền đánh cá trọng tải khoảng 2 tấn để tổ chức chuyến vượt biển ra Bắc xin vũ khí.

Trước lúc lên đường, đồng chí Sáu Thịnh mới giao nhiệm vụ chính thức và mật hiệu liên lạc nếu thuyền vượt được giới tuyến ra Bắc. Anh Tư Gạch được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ 3 người. Theo kế hoạch, chuyến thăm dò mở tuyến sẽ cố gắng gói gọn trong 1 tháng (cả đi lẫn về).

Hạ tuần tháng 5 năm 1961, chiếc thuyền chở tổ công tác xuất phát từ bến Bình Châu. Vì thuyền nhỏ nên suốt cuộc hành trình, tổ phải vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, nhất là giông bão. Thuyền vừa đi vừa đánh cá, vừa buôn bán dầu chai để che mắt địch và nắm tình hình ven biển, ngồi khơi. Khi thuyền ra đến Quảng Nam thì bị địch bắt, nhưng khơng phát hiện được chứng cứ gì chúng buộc phải thả. Nhận thấy khả năng không thể đi được nữa, anh Tư Gạch cùng ông Bảy và ông Sáu Thợ quyết định cho thuyền quay về và đến bến Bình Châu khoảng đầu tháng 7 năm 1961.

Chuyến trinh sát mở đường ra Bắc đầu tiên của tỉnh Bà Rịa không thành, nhưng đội công tác đã cơ bản nắm được hoạt động của ngư dân làm ăn trên biển Quảng Nam, Trị Thiên và tình hình tuần tra của địch trên biển. Từ những kết quả trên, đội đưa ra nhận định: Không thể mở đường bằng con đường hợp pháp vì địch kiểm sốt rất chặt chẽ, nhất là khu vực từ Quảng Nam ra Trị Thiên đến vùng biển giáp ranh giới tuyến. Hơn nữa nếu đi theo ven biển cũng khơng thể dị tìm được để dẫn tàu từ miền Bắc chở vũ khí vào miền Nam. Nên chỉ cịn một phương án là đưa thuyền ra khơi xa, đương đầu với bão tố để vượt tuyến.

Đồng thời với chuyến đi mở đường, đội công tác tiến hành khảo sát luồng lạch sông, biển, chuẩn bị bến bãi, kho tàng, hậu cứ, nhất là xác định luồng lạch và mực nước sơng Ray để sẵn sàng đón tàu chi viện vũ khí từ miền Bắc vào.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 27 tháng 2 năm 1962, chiếc thuyền thứ hai của Bà Rịa tiếp tục lên đường, xuất phát tại Hồ Cốc (Phước Hải - Long Đất), do đồng chí Nguyễn Sơn (Nguyễn Văn Phe) - Xã đội trưởng xã Phước Hải phụ

trách, có 3 thuyền viên. Sau 4 ngày lênh đênh trên biển, thuyền gặp bão. Vượt qua sóng to, gió lớn và mn vàn khó khăn, thuyền ra đến Cam Ranh thì bị địch bắt. Sau hơn 1 tháng khơng khai thác được gì, ngày 17 tháng 4 năm 1962, địch buộc phải thả đội thuyền. Sau khi bàn bạc, cả đồn nhất trí bằng mọi giá phải tiếp tục cuộc hành trình. Khơng đủ tiền, anh em bán bớt một ít lưới để mua xăng dầu và ngày 19 tháng 4 tiếp tục lên đường. Ngày 25 tháng 4 năm 1962, thuyền bị dạt vào đảo Hải Nam. Sau đó, đồn được đưa về Lãnh sự quán Việt Nam. Đến ngày 15 tháng 5 đoàn được đưa về Hà Nội.

Như vậy, trong ba năm 1960-1962, các tỉnh Nam Bộ đã tổ chức 6 chuyến, dùng thuyền gỗ đánh cá bí mật ra Bắc (2 thuyền của Bến Tre, 2 thuyền của Bạc Liêu, 1 thuyền của Trà Vinh, 1 thuyền Bà Rịa), gồm 42 người, trong đó có 18 đảng viên, 2 cán bộ xã, còn lại là ngư dân. Các con tàu vượt biển ra Bắc đều có những khó khăn chung là: đa số chưa từng đi biển xa, chỉ đi đánh cá ven bờ, khơng ai có kinh nghiệm và trình độ để đi biển xa và cũng khơng ai biết gì về tình hình của địch trên biển; đa số tàu thuyền có trọng tải nhỏ (từ 2 đến 6 tấn); máy yếu (từ 20 đến 30 CV); công tác bảo đảm hàng hải hầu như khơng có gì, mỗi tàu chỉ được trang bị 1 chiếc la bàn để gióng hướng Bắc mà đi. Chỉ với điều kiện ban đầu như vậy đã có 5 trong 6 thuyền ra được đến miền Bắc. Mỗi thuyền ra đến miền Bắc lại báo cáo với Bộ Tổng Tham mưu những kinh nghiệm đi biển và tình hình hoạt động của hải quân địch.

1.2. Thành lập Đoàn 759 - tuyến vận chuyển chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển hình thành Hồ Chí Minh trên biển hình thành

1.2.1. Đoàn 759 được thành lập

Trước yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: nhiệm vụ vận chuyển chiến lược phải theo kịp tình hình phát triển của chiến trường; nếu có điều kiện phải đi trước một bước. Trong khi tuyến đường chi viện trên đường Trường Sơn nhanh nhất cũng phải từ ba đến năm năm nữa mới vươn được tới miền Đơng Nam Bộ, cịn đồng bằng Nam Bộ

thì thật khó vươn tới được. Song vũ khí cho chiến trường Nam Bộ ngày càng trở thành u cầu cấp bách, có tính sống cịn đối với phong trào cách mạng miền Nam. Tiếp tế cho Nam Bộ vào thời điểm này, khơng cịn con đường nào khác hơn là bằng đường biển. Cùng với chỉ thị việc cho các tỉnh Nam Bộ tổ chức lực lượng tiếp nhận vũ khí chi viện từ miền Bắc, tháng 2 năm 1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương1 chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu kết hợp với Cục Hải quân nghiên cứu mở đường vận chuyển chi viện chiến lược trên biển phục vụ cho hoạt động chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Đồng thời, Bộ Quốc phòng chủ trương tiếp tục trinh sát nắm tình hình địch từ Hải Phịng đến mũi Cà Mau. [23; 98]

Cục Hải quân cử người phối hợp với các tỉnh ủy miền Nam nghiên cứu địa hình, mở bến bãi cho tàu vào. Việc chọn và mở bến đòi hỏi phải bí mật, có điều kiện tiếp nhận được hàng và phải nhanh chóng cất giấu, vận chuyển đến nơi an tồn.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và chỉ thị của Quân ủy Trung ương, đầu năm 1961, Bộ Tổng Tham mưu đã hoàn thành đề án tổ chức xây dựng lực lượng chi viện miền Nam bằng đương biển. Nội dung chủ yếu của đề án gồm các vấn đề chủ yếu sau: [34; 27-28]

1. Phương thức tổ chức vận chuyển: Tận dụng mọi hình thức hợp pháp và khơng hợp pháp, trong đó lấy hợp pháp làm phương thức hoạt động chủ yếu. Trong quá trình vận chuyển phải chủ động, táo bạo, bất ngờ, hết sức lợi dụng sơ hở của địch để đưa hàng đến bến; đồng thời phải có sẵn phương án thật mưu trí linh hoạt để đối phó với địch; xây dựng khả năng chuyên môn và phương tiện ở miền Bắc, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của miền Nam; kiên quyết bảo vệ hàng trong mọi trường hợp; khi bị lộ phải kiên quyết chiến đấu bảo vệ hàng; khi khơng bảo vệ được hàng thì triệt để thủ tiêu, nếu cần thì nổ tàu để giữ bí mật, khơng để lọt hàng vào tay địch; tuyệt đối giữ bí mật mọi kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)