TRONG NHỮNG NĂM TỪ 1962 ĐẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 52 - 57)

2.1. Âm mưu, thủ đoạn phong toả trên biển Đông và vùng ven biển Tây Nam của Mỹ - ngụy Nam của Mỹ - ngụy

Hải quân ngụy được Pháp xây dựng từ năm 1952. Khi Pháp rút khỏi miền Nam (tháng 12 năm 1954), hải quân nguỵ có khoảng 2.000 quân với hơn 100 tàu, xuồng chiến đấu, đổ bộ loại nhỏ.

Sau năm 1954 được Mỹ trang bị, huấn luyện và tổ chức chỉ huy nên lực lượng hải quân nguỵ phát triển khá nhanh. Đến năm 1960, hải quân ngụy được xây dựng thành một quân chủng của "Quân lực Việt Nam cộng hoà"; gồm đủ các thành phần: hải lực, giang lực và thuỷ quân lục chiến.

Nhiệm vụ của hải quân nguỵ là ngăn chặn sự chi viện bằng đường biển của ta từ miền Bắc vào miền Nam; phối hợp với các lực lượng khác càn quét, bình định vùng giải phóng. Lực lượng ngăn chặn đường biển của địch chủ yếu là hải thuyền và một số tàu tuần tiễu ven bờ biển, tàu đổ bộ loại nhỏ.

Hình thức hoạt động của hải quân nguỵ chủ yếu là kiểm soát thuyền dân làm ăn trên biển; tiến hành tuần tiễu ven biển theo các khu vực có tính chất cố định. Trọng tâm tuần tra, kiểm soát của địch là vùng giới tuyến tạm thời và vùng biển Tây Nam để ngăn chặn và chống sự thâm nhập của ta bằng đường biển.

Từ năm 1960 đến năm 1964, Mỹ - nguỵ đã nghi ngờ ta có tàu vào vùng biển phía Nam. Chúng cho rằng, sự thâm nhập bằng đường biển từ Bắc vào Nam có hai

khả năng: một là, dùng thuyền đi dọc theo bờ biển xen lẫn với hơn 50.000 ghe

xuồng có đăng ký của ngư dân miền Nam Việt Nam; hai là, dùng tàu đánh cá hoặc tàu lớn hơn dạng tàu đánh cá từ ngoài khơi tiến thẳng vào bờ biển.

Để đối phó với khả năng thứ hai, chúng tổ chức hoạt động kiểm soát thường xuyên bằng tàu và máy bay của hải quân Mỹ cách bờ biển 40 hải lý; ngăn chặn lục soát và nếu cần thiết bắt giữ hoặc phá huỷ bất cứ một ghe tàu nào nghi ngờ của đối phương trong lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Nam Việt Nam. Lực lượng hải quân Mỹ được tăng cường số lượng, chất lượng phương tiện để giúp hải quân nguỵ chống thâm nhập ven biển. Chính quyền ngụy Sài Gịn đồng ý cho hải quân Mỹ được hoạt động hợp pháp; được kiểm sốt và xử trí bắt giữ hoặc phá huỷ tàu lạ. Nếu nhầm thì Chính phủ Việt Nam cộng hoà sẽ bồi thường. Mỹ xác định trọng điểm chống thâm nhập là vùng vĩ tuyến 17 và vùng biển Vịnh Thái Lan, nên chúng cho duy trì lực lượng tuần tiễu liên tục trên tuyến giữa bờ biển Quảng Trị đến quần đảo Hoàng Sa và trên tuyến tam giác Hà Tiên - Phú Quốc - Tây Nam Cà Mau, hòng ngăn chặn mọi khả năng vận chuyển vũ khí, hàng hố và người của ta từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường biển.

Mỹ - nguỵ thiết lập một hệ thống phòng thủ ngăn chặn được chia ra như sau: Từ bờ ra đến 5 hải lý do hải thuyền đảm nhiệm; từ 5 đến 30 hải lý do lực lượng tuần duyên gồm 50 tàu chiến và 200 tàu hỗ trợ như WPB, PCF đảm nhiệm; từ 30 hải lý trở ra hải phận quốc tế do các tàu tuần dương, khu trục Mỹ đảm nhiệm. [101; 78-79]

Theo đó, chúng xây dựng 3 tuyến kiểm soát, tuần tiễu quản lý vùng biển miền Nam:

+ Tuyến quan sát, do các trạm ra-đa đối hải, các đài quan sát, tình báo mặt đất, tình báo kỹ thuật đảm nhiệm.

+ Tuyến tuần tiễu ven bờ, do các duyên đoàn hải quân nguỵ đảm nhiệm.

+ Tuyến tuần tiễu ngoài khơi, do các tàu chiến thuộc hạm đội 7 hải quân Mỹ đảm nhiệm.

Hệ thống phòng thủ quản lý vùng biển miền Nam của Mỹ - ngụy được triển khai tương đối hoàn chỉnh, tập trung vào vùng ven biển, các cửa sông, bến cảng lớn và trong sơng ngịi vùng châu thổ sơng Cửu Long. Chính quyền ngụy Sài Gịn cịn tổ chức một mạng lưới tình báo dọc ven biển bằng lực lượng hải thuyền với vũ khí trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại của Mỹ. Đây là một lực lượng bán quân sự theo quy chế dân sự, quân lính tuyển chọn người địa phương, kinh phí do quỹ riêng (gọi là mật phí) của Phủ tổng thống đài thọ. Số lượng thuyền của chúng: năm 1960 có khoảng 80 chiếc, năm 1961 tăng lên khoảng 650 chiếc (quân số khoảng 3.500 tên) được tổ chức thành các hải đội và được bố trí dọc ven biển miền Nam, trọng điểm là vùng giáp ranh vĩ tuyến 17, hoạt động dưới hình thức bí mật giả dạng đánh cá theo sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam cộng hồ và có quy chế riêng. Sau này, lực lượng hải thuyền được sáp nhập vào lực lượng hải quân nguỵ.

Ngồi ra, Mỹ - nguỵ cịn sử dụng hệ thống ra-đa cảnh giới bờ biển. Dọc theo tuyến biển miền Nam Việt Nam, chúng thiết lập một hệ thống quan sát kỹ thuật bằng ra-đa tại cù lao Ré, Ba Làng An, Đề Di, Chóp Chài, Hịn Tre, Vũng Tàu,... Các trạm ra-đa này hoạt động liên tục ngày đêm với cự ly quan sát tuỳ theo độ cao vị trí đặt máy. Tất cả mọi diễn biến trên biển đều được báo về sở chỉ huy tiền phương các vùng chiến thuật.

Cùng với các lực lượng ngăn chặn trực tiếp, Mỹ - nguỵ còn cài cắm một số điệp viên trên các tàu bn nước ngồi nhằm phát hiện và cung cấp tin tức tình báo cho mạng lưới chống xâm nhập của đối phương.

Cách tổ chức, bố trí lực lượng và hoạt động ngăn chặn trên biển của Mỹ - nguỵ cho thấy điểm mạnh của địch là có ưu thế về số lượng và chất lượng vũ khí

trang bị kỹ thuật, cơ động nhanh, phạm vi kiểm sốt rộng, có khả năng hiệp đồng nhiều lực lượng, phát hiện mục tiêu từ xa. Khi phát hiện mục tiêu lạ, máy bay địch có thể kiểm tra xác minh hoặc phối hợp với lực lượng tàu thuyền tổ chức bám sát và tấn công. Hầu hết các cửa sông lớn ở miền Trung đều có bến cảng của hải quân nguỵ. Mặt khác, có nhiều nước trong khu vực biển Đơng là đồng minh hoặc chư hầu của Mỹ.

Điểm yếu của địch là thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. Lực lượng của địch tuy đơng, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhưng được huấn luyện cho tác chiến chính quy và hoạt động trên những tuyến nhất định, trong những khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa, đại dương mênh mơng có nhiều tàu thuyền qua lại, riêng vùng ven biển có hàng nghìn, hàng vạn tàu thuyền của ngư dân ven biển làm ăn, dù địch có tăng cường lực lượng cũng khơng thể kiểm soát hết được.

2.2. Tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển phát huy hiệu quả vận chuyển chi viện chiến trường hiệu quả vận chuyển chi viện chiến trường

2.2.1. Nhanh chóng phát triển lực lượng, phương tiện và chuẩn bị bến bãi tiếp nhận hàng tiếp nhận hàng

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ công tác xây dựng lực lượng và tổ chức vận chuyển chi viện cách mạng miền Nam, Bộ Quốc phòng hợp đồng với Bộ Giao thơng vận tải hồn thành sớm việc đóng 4 tàu vỏ gỗ mới theo đúng kiểu tàu vỏ gỗ, có buồm và gắn máy đẩy của ngư dân Nam Bộ. Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ huy của Thường trực Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phịng, Đảng ủy, chỉ huy Đồn 759 khẩn trương lãnh đạo chặt chẽ cơng tác chính trị tư tưởng trong quan hệ với các xưởng đóng tàu I và III Hải Phòng, Cục Vận tải đường thuỷ, Xí nghiệp đóng tàu Hải Ninh. Trong đó, tập trung lãnh đạo việc giám sát, đơn đốc các hoạt động sửa chữa, đóng mới phương tiện, động viên công nhân các xưởng nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn để hồn thành sản xuất đúng kế hoạch đã hợp đồng, nhưng phải bảo đảm tuyệt đối bí mật mục đích sử dụng tàu thuyền khi xuất xưởng.

Sau nhiều ngày nghiên cứu và thiết kế, cán bộ tham mưu và hậu cần của Đoàn 759 đã hồn chỉnh hồ sơ những con tàu cần đóng và gửi sang Xưởng đóng tàu I Hải Phịng để đóng theo đúng thiết kế. Vỏ tàu phải dùng những loại gỗ tốt mà ngư dân Nam Bộ sử dụng như dền dền, trai, sến. Bộ Ngoại thương chịu trách nhiệm việc cung cấp gỗ. Đến tháng 7 năm 1962, phần vỏ tàu được hoàn thành. Phần máy nhờ sự giúp đỡ của Bộ Giao thơng vận tải, Đồn 759 đã tìm được một máy Grey Marin của Mỹ, tuy cũ nhưng vẫn tốt, có cơng suất 220 sức ngựa. Ba tàu còn lại đành phải

lắp máy Suđa của Tiệp Khắc (đã được tẩy nhãn mác), giống với máy tàu của các nước phương Tây.

Với quyết tâm cao và tinh thần nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn của cán bộ, kỹ sư, cơng nhân đóng tàu, chỉ sau 2 tháng (từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1962), Xưởng đóng tàu I Hải Phịng đã bàn giao cho Đồn 759 bốn tàu vỏ gỗ gắn máy đúng theo hợp đồng thiết kế.

Sau khi nhận bàn giao tàu đóng mới, Đồn 759 được bổ sung thêm một số cán bộ thuyền, cán bộ kỹ thuật là người miền Nam từ các đoàn tàu vận tải, từ các đơn vị bộ đội, nông trường và các đơn vị tàu đánh cá. Ngồi ra, Đồn cịn được bổ sung thêm nhiều cán bộ, chiến sĩ đã qua huấn luyện cơ bản ở các trường của hải quân, Trường Hàng hải của Bộ Giao thông vận tải. Số cán bộ, chiến sĩ này có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, có thể đưa tàu vượt biển, đến bến an tồn. Mọi cơng việc chuẩn bị cho chuyến vận chuyển đầu tiên bằng tàu gỗ gắn máy được tiến hành khẩn trương. Bộ đội cơng binh và hải qn được Bộ Quốc phịng giao nhiệm vụ sửa chữa gấp cầu cảng có tên là K-15 (còn gọi là H.10) ở gần Chùa Đông (tiếng Pháp là Pa-gốt Đông), thuộc khu 3 bán đảo Đồ Sơn. Cán bộ, chiến sĩ ngành qn khí có nhiệm vụ đóng gói súng, đạn sao cho khơng có một dấu vết nào chứng tỏ những thứ ấy có xuất xứ từ miền Bắc. Bộ Nội vụ cùng Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố Hải Phịng có nhiệm vụ bảo vệ bí mật, an tồn khu nghỉ mát Đồ Sơn (Hải Phịng).

Sau thành công của chuyến trinh sát mở đường, Trung ương nhất trí thơng qua phương án mở bến ven bờ của Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy Khu 9. Theo phương án này ta có thể tận dụng lợi thế của rừng ngập mặn ven biển và hệ thống kênh rạch chằng chịt ở miền Tây Nam Bộ. Khi tàu vào được các kênh rạch, thì đã có rừng đước, rừng chàm che chở, dù tàu phải nằm lại bến từ 5 đến 7 ngày cũng không lo địch phát hiện.

Để mở bến, Khu ủy Khu 9 khẩn trương tiến hành việc di dân, xây dựng căn cứ, tổ chức lực lượng, phương tiện vận chuyển và tổ chức các trạm quan sát địch

trên biển, theo dõi mực nước thủy triều ở các cửa sông, nhất là khu vực Vàm Lũng và cửa Kiến Vàng.

Được sự ủy quyền của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 18 tháng 9 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam ra quyết định thành lập Đoàn 9621 (đây là cách đặt tên cho đơn vị phổ biến lúc đó, ghép tháng và năm thành lập bến), đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục. Đồn 962 có nhiệm vụ quản lý các bến trên địa bàn Khu 9, Khu 8 và Khu 7. Đoàn được tổ chức tương đương cấp trung đồn. Bến Cà Mau được chọn là nơi đón nhận chiếc tàu đầu tiên của Đoàn 759. Ban chỉ huy Đồn gồm 7 người: đồng chí Nguyễn Văn Phối (Ba Bổn) - Khu ủy viên Khu 8 được chỉ định làm Đồn trưởng kiêm Chính ủy; đồng chí Tư Được - Đồn phó, trực tiếp chỉ đạo các bến ở Bến Tre; đồng chí Dương Quang Đơng - Đồn phó, trực tiếp là Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy bến Bà Rịa; đồng chí Nguyễn Văn Sến (Năm Sến) - Phó chính ủy, trực tiếp chỉ đạo bến Trà Vinh; đồng chí Nguyễn Văn Phán (Tư Đức)- Đồn phó, kiêm Chỉ huy trưởng bến Cà Mau; đồng chí Chung Thành Châu - Đồn phó, kiêm Chính ủy bến Cà Mau; đồng chí Phan Văn Nhờ (Tư Mau) - Đồn phó, kiêm Chỉ huy phó bến Cà Mau.

Sở chỉ huy Đoàn 962 đặt tại Cồn Tra, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Việc tổ chức chỉ huy thông qua hệ thống vô tuyến điện từ Sở chỉ huy đến các bến. Hai bến Cà Mau và Bến Tre có mạng liên lạc trực tiếp với Bộ Tổng Tham mưu, Cục Hải quân (Bộ Tư lệnh Hải quân), Đoàn 759 và các Khu ủy Khu 8, Khu 9. Việc xây dựng bến để chuẩn bị đón tàu của Đồn 759 được Khu ủy Khu 9 và Đoàn 962 tính tốn kỹ và thực hiện rất khẩn trương. Để xây dựng một bến bí mật cho tàu trọng tải từ 60 tấn đến 200 tấn vào trú đậu, bốc dỡ hàng hoá và bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết phải nạo vét luồng lạch và xây dựng ụ tàu. Vị trí các ụ thường được chọn cách cửa sông từ 2km đến 5km. Tuỳ theo địa hình, mỗi bến phải đào từ 1 đến 3 ụ, sâu từ 2,5m đến 5m, phía trên có tán lá cây che kín. Việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 52 - 57)