Tàu 401 đóng theo kiểu tàu đánh cá miền Nam, dài 12m, rộng 4m, có trọng tải 35 tấn Đội tàu được thành lập ngày 20 tháng 6 năm 1964 với ý định là sẽ dùng chi viện cho Khu 5 khi cần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 86 - 92)

Thanh (người đã chỉ huy tàu 41 đi chuyến mở đường vào bến Bà Rịa chi viện cho Khu 7). Thuyền phó là hai đồng chí Trần Phấn và Phạm Khanh. Các thủy thủ có: Nguyễn Văn Hiệu, Đặng Hồng Hồng, Lê Quang Hiến, Phạm Trường Nam, Lê Nót, Ngơ Dần, Phạm Văn Đon, Trần Kim Hiền.

Ngày 15 tháng 9 năm 1964, tại cảng Bính Động, đồng chí Nguyễn Bá Phát - Tư lệnh Qn chủng, đồng chí Hồng Trà - Phó chính ủy, đồng chí Phan Hàm - Cục phó Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu) và các đồng chí cán bộ Quân chủng Hải quân đã đến tiễn các đồng chí cán bộ, thủy thủ tàu 401 chở 33 tấn vũ khí vào Khu 5. Đồng chí Tư lệnh Quân chủng căn dặn: "Có thể chuyến đi này của các đồng chí khơng trở về nữa, chúng tơi sẽ khơng được gặp các đồng chí. Nhưng chúng tơi hy vọng điều đó khơng xảy ra. Bộ Tư lệnh Hải qn tin tưởng các đồng chí sẽ hồn thành thắng lợi nhiệm vụ trở về an toàn". [31; 119]

Đêm 16 tháng 9 năm 1964, tàu 401 rời bến. Hơm đó gió mùa Đơng Bắc tràn về mạnh, sóng cấp 5, cấp 6. Ra khỏi Long Châu, sóng lên đến cấp 7, biết không thể tiếp tục hành trình được nữa, chi ủy tàu hội ý và quyết định cho tàu quay trở lại. Đến ngày 10 tháng 10, tàu xuất phát lần thứ hai nhưng lại gặp bão nên phải trú tạm vào đảo Hải Nam. Đến ngày 25 tháng 10 bão ngớt, tàu lại nhổ neo ra khơi. Đến trưa ngày 30 tháng 10, trên đường chuyển hướng vào bờ, tàu bị máy bay địch bám theo. Sau khi Thuyền phó Trần Phấn phất cờ "ba que" ra hiệu là tàu đánh cá, máy bay địch lượn nhiều vịng nghiêng ngó thấy khơng có gì khả nghi mới bay đi.

Đến nửa đêm 31 tháng 10, tàu 401 bắt được liên lạc với bến nhưng máy tàu lại bị trục trặc. Hai thợ máy Hiệu và Hoàng phải sửa chữa trong nửa tiếng tàu mới tiếp tục đi được. Đến 4 giờ sáng ngày 1 tháng 11, tàu mới tới được bến. Song do sóng ở bãi ngang rất lớn nên nên việc bốc dỡ gặp nhiều khó khăn. Khi trời sắp sáng, anh em quyết định cho tàu vào tiến gần bờ và chỉ một lát sau tàu bị mắc cạn. Để đánh lạc hướng địch, bến tung tin "có một tàu cá bị cạn" và tổ chức lấy hàng vào ban ngày. Đến chiều toàn bộ số hàng được đưa vào bờ cất giấu an toàn.

Do tàu bị hỏng nặng nên Thuyền trưởng Phạm Vạn và Chính trị viên Đặng Văn Thanh quyết định đốt cháy tàu để xoá dấu vết. Đồng thời cho phao tin “có một vụ hoả hoạn lớn do dân đánh cá đốt hà sơ ý” nên địch khơng điều tra.

Theo lệnh của Đồn 125, đồng chí Phạm Vạn và đồng chí báo vụ ở lại điều tra tình hình, cịn lại 10 anh em trong đồn dưới sự chỉ huy của Chính trị viên Đặng Văn Thanh đi bộ vào Vũng Rơ chờ tàu của Đồn vào đón. Sau hàng tháng trời chịu đói, chịu khổ và tránh địch phục kích anh em mới vào tới được Vũng Rơ, sau đó theo tàu 41 ra Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ.

Tình hình tàu 401 đi Lộ Giao được đồng chí Phan Hàm báo cáo ngay cho đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng chỉ thị: Không sử dụng bến Lộ Giao nữa; phải theo dõi chặt tình hình địch ở quanh khu vực vào và kết luận xem chúng có phát hiện ra ý đồ của ta khơng? Các đồng chí cần tìm bến mới ở Phú Yên - nơi đang cần chi viện vũ khí. [31; 120]

Chấp hành chỉ thị của đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Phan Hàm xuống Hải Phịng trao đổi với đồng chí Nguyễn Bá Phát - Tư lệnh Hải quân và nhất trí chọn Vũng Rơ, nằm sát quốc lộ 1, dưới chân đèo Cả thuộc huyện Tuy Hoà, làm bến tiếp nhận hàng vào khu vực Phú Yên.

2.2.5.2. Những chuyến tàu vào Vũng Rô

Tháng 7 năm 1963, đồng chí Trần Suyền - Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhận được điện hỏa tốc của Khu ủy giao cho Phú Yên cử người thạo đường biển ra Bắc để làm nhiệm vụ đặc biệt hướng dẫn tàu vào chi viện cho Khu 5. Chấp hành chỉ thị của cấp trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên quyết định bí mật chọn người ra Bắc để hướng dẫn tàu chi viện vũ khí từ miền Bắc vào Khu 5. Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1963, có 2 tổ gồm 5 đồng chí giỏi nghề biển: Lê Kim Tự, Trần Kim Hiền, Nguyễn Thanh Xuân, Trần Mỹ Thành và Phạm Dợn lên đường ra Bắc.

Tháng 7 năm 1964, Ban Thường vụ Liên tỉnh ủy III và Phân khu Nam tổ chức Hội nghị liên tịch tại Suối Phẩn thuộc xã Hoà Mỹ, huyện Tuy Hoà I để họp

bàn chọn bến bãi đón tàu từ miền Bắc theo đường biển chở vũ khí vào chi viện cho chiến trường Phú Yên và liên tỉnh.

Các đồng chí lãnh đạo Liên tỉnh ủy III và Phân khu Nam đưa ra 2 phương án chọn bến chuẩn bị đón tàu chuyển vũ khí vào Phú Yên: [99; 34]

Phương án 1: Chọn vịnh Xuân Đài - Sông Cầu.

Qua đánh giá tình hình cho thấy: Vịnh Xn Đài có địa thế tốt, nước sâu, ẩn núp thuận tiện. Các xã xung quanh vịnh có phong trào cách mạng khá. Nhưng vịnh Xn Đài có nhược điểm là hành lang phía sau hẹp, vì vậy khi tiếp nhận lượng hàng hố lớn, dân công đi về nhiều phải vượt qua 3 tuyến bố phòng của địch (quốc lộ 1, đường số 6 và căn cứ Đồng Tre - Xuân Phước) sẽ dễ bị lộ, nên khó khăn trong cơng tác bảo đảm an toàn hành lang vận chuyển về hậu cứ cũng như cấp phát lương thực cho dân công.

Phương án 2: Chọn bến Vũng Rô - Tuy Hồ.

Vũng Rơ nằm trong địa phận xã Xuân Hoà Nam, huyện Tuy Hoà (nay là Đơng Hồ), tỉnh Phú n, tiếp giáp với vịnh Văn Phong - Đại Lãnh (Khánh Hồ). Diện tích mặt nước rộng 16,4km2, có độ sâu từ 14-19m, đáy vịnh ổn định, cửa vào vịnh rộng 2km. Phía Bắc giáp dãy núi Đá Bia cao 706m; phía Nam giáp Hịn Nưa; phía Tây giáp đèo Cả, quốc lộ 1A và đường sắt; phía Đơng có mũi Điện (cịn gọi là mũi Nạy). Vũng Rơ hình thành từ những dãy núi nối tiếp dãy đèo Cả gồm: mũi Kê Gà, mũi Đao, mũi Ba, mũi Ca, che kín Vũng Rơ thành bán đảo Vũng Rơ. Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng ngọn đèn biển ở mũi Kê Gà, phía Đơng Bắc Vũng Rơ.

Vũng Rơ là một vũng nước sâu, có núi non hiểm trở bao bọc chỉ có một cửa duy nhất thơng ra biển, trong vịnh bốn mùa lặng sóng, có nhiều hang, gộp đá, đường độc đạo thuận tiện cho hoạt động tác chiến và vận chuyển vũ khí về vùng căn cứ, vùng giải phóng. Việc sơ tán lực lượng, cất giấu lương thực, vũ khí trong những hang gộp đá cũng thuận lợi, tránh được hoả lực địch. Nước ở Vũng Rô theo chế độ nhật triều, một ngày lên xuống một lần, biên độ thủy triều từ 1,5 đến 2m. Vũng Rô

là nơi trú đậu tránh gió bão của các loại tàu thuyền. Ghe đánh cá của dân thường ra vào lấy nước ngọt từ những con suối nhỏ trong lòng núi chảy ra. Xung quanh khu vực Vũng Rơ có các bãi như: bãi Chính, bãi Chùa, bãi Lau, bãi Mù U,... cát trắng mịn, trong đó rộng nhất là bãi Chính. Từ bãi Chính có một con đường mòn nhỏ chạy lượn theo mũi Điện qua hòn Bà, hòn Bia đến bãi Xép, nơi đây là căn cứ miền Đơng của huyện Tuy Hồ.

Địa hình Vũng Rơ trống trải, rất khó cho tàu chở hàng chi viện của ta đậu lại chờ thời cơ, khác với các kênh rạch ở Nam Bộ nên địch ở Vũng Rơ rất chủ quan, quản lý sơ hở.

Nhìn chung, Vũng Rơ là vịnh không rộng, ba bề được bao bọc bởi núi, kín gió, có thể che mắt địch; có độ nước sâu, tàu ra vào khơng phụ thuộc thủy triều lên xuống; có tiêu là núi Đá Bia (ban ngày) và đèn Mũi Điện (ban đêm) thuận lợi cho tàu ra vào bến; có nhiều hang đá để cất giấu tạm trong khi chờ chuyển về hậu cứ. Vũng Rơ cịn là vùng giải phóng rộng, có lực lượng du kích mạnh. Tuy nhiên, Vũng Rơ cũng có nhược điểm là nằm sát đường quốc lộ 1A, đường sắt và đường hàng không Bắc - Nam nên dễ bị địch phát hiện; địa hình trống trải, khơng có những kênh rạch cây cối um tùm để giấu tàu khi cần lưu lại để bốc hàng; ra vào vịnh chỉ có một cửa duy nhất giữa Hòn Nưa và mũi Điện nếu địch án ngữ cửa vịnh thì tàu ta khó thốt...

Qua đánh giá các yếu tố: Tình hình địch, ta, địa hình, vị trí địa lý và nhân dân địa phương, hội nghị đã thống nhất chọn bến Vũng Rơ để đón tàu vào, vì Vũng Rơ có đầy đủ điều kiện "thiên thời, địa lợi, nhân hồ". Đồng chí Trần Suyền thay mặt Liên tỉnh ủy III, Tỉnh ủy Phú Yên, Huyện ủy Tuy Hoà nhận nhiệm vụ tổ chức bến, hành lang và lực lượng bảo vệ để đón tàu vào và tiếp nhận cất giấu, vận chuyển vũ khí, hàng hố về căn cứ.

Để thực hiện chuyến đi vào Vũng Rô, Bộ Tư lệnh Hải quân và Đoàn 125 chọn tàu vỏ sắt 41. Đây là chiếc tàu sắt đầu tiên của Đoàn 125 đi vào Khu 5.

Tàu 41 vừa hoàn thành nhiệm vụ đưa hàng vào Cà Mau trở về, được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ chở hàng vào bến Vũng Rơ chi viện cho

Khu 5. Đồng chí Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh, Chính trị viên Trần Hồng Chiếu và đồng chí Trần Ngọc Quang (đồng chí Quang quê Phú Yên, được cử đi cùng tàu 41 vào Vũng Rô và sau đó ở lại để nắm tình hình tổ chức bến). Đồng chí Tư lệnh nhấn mạnh: "Phải tập trung mọi cố gắng lãnh đạo chuyến đi thắng lợi. Đây là bến mới, tàu chỉ được ở lại bến từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là phải rời bến, khi gặp tình huống khó khăn, chi ủy chi bộ và Thuyền trưởng được quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước cấp trên". [99; 69]

Thực hiện nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ tàu 41 bắt tay vào nghiên cứu hải đồ chọn hướng đi, nhận dạng mục tiêu, tính tốn thủy triều cho 10 ngày sau; tính tốn cự ly chiếu sáng của đèn mũi Nạy, tìm hướng tránh ra-đa cù lao Ré và Chóp Chài.

Cơng việc chuẩn bị cho tàu 41 vào Khu 5 được tiến hành khẩn trương, thận trọng. Tàu có 16 đồng chí, trong đó có một số anh em quê Phú Yên được điều về tàu làm thủy thủ, đó là các đồng chí: Lê Kim Tự, Nguyễn Thanh Xuân, Trần Mỹ Thành do Tỉnh ủy Phú Yên cử ra để dẫn đường cho tàu vào Khu 5.

24 giờ ngày 16 tháng 11, tàu 41 chở 45 tấn vũ khí rời bến Bãi Cháy. Tàu xuất phát được hơn 1 ngày thì gió mùa Đơng Bắc tràn về, sóng lên đến cấp 6, cấp 7 nên theo chỉ thị của Sở chỉ huy tàu dừng lại ở đảo Hải Nam chờ lệnh. Đến 18 giờ trưa hôm sau, điện của Sở chỉ huy báo: "Bộ Tư lệnh vùng 1 duyên hải nguỵ phái 2 tàu chiến hộ tống một phái đoàn Mỹ đi thị sát ra-đa cù lao Ré, tàu 41 khi đi qua Đà Nẵng, Lý Sơn cần đề phịng. Tình hình bến vẫn êm". [78; 94]

5 giờ ngày 28 tháng 11, tàu gặp máy bay và tàu chiến địch, Thuyền trưởng Thạnh ra lệnh cho anh em tàu 41 treo cờ "ba que" lên đỉnh cột, đồng thời cho thủy thủ mang những xâu mực, cá đã chuẩn bị sẵn cùng những chai rượu giơ cao làm động tác như đang nhậu và tiếp tục hành trình. Sau mấy lần lượn vòng ở độ cao khoảng 100-150m, địch không phát hiện được gì nên bay đi. Khi tàu chuẩn bị chuyển hướng vào bờ thì gặp 2 tàu địch từ đất liền tiến ra. Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh cho anh em thay biển số tàu, sửa lại vàng lưới đánh cá nguỵ trang và sẵn

sàng chiến đấu. Cách tàu ta chừng 1 hải lý1, tàu địch giảm tốc độ. Một chiếc tách ra, tăng tốc độ chạy vịng phía sau tàu ta và cứ như vậy tàu đi trước, tàu đi sau bám sát tàu ta hai giờ liền nhưng không phát hiện được biểu hiện khả nghi, cả 2 tàu địch chuyển hướng đi khác.

12 giờ ngày 28 tháng 11 năm 1964, tàu 41 chuyển hướng vào bến. 15 giờ, phát hiện rặng núi lờ mờ phía đất liền, thỉnh thoảng có một vài máy bay trinh sát bay qua, tàu 41 hoà vào dịng ghe thuyền ngược xi của ngư dân để tránh tàu và máy bay địch. Đến 18 giờ, tàu 41 xác định được mũi Nạy. Tàu vẫn đi theo hướng đã định. Đến 22 giờ, khi cách bờ 1 hải lý, Chính trị viên tàu dùng đèn pin phát tín hiệu nhận nhau với bến, nhưng khơng thấy tín hiệu trả lời. Cảnh giác và thận trọng, Thuyền trưởng cho tàu giảm tốc độ, tránh xa các mỏm núi, lưới nguỵ trang các ụ súng được tháo để sẵn sàng chiến đấu. Khi phát hiện được hịn Nưa, cửa Vũng Rơ đã ở trước mặt. Tàu từ từ tiến vào vịnh và thả trơi. Đồng chí Thuyền phó và hai thủy thủ mang theo vũ khí chèo bằng xuồng vào bờ để bắt liên lạc. Sau 20 phút, phía bờ có ánh đèn pin phát tín hiệu trả lời đúng theo quy định. Một chiếc ghe máy kéo theo một chiếc thuyền cập mạn dẫn đường đưa tàu vào bến. Đến 23 giờ, tàu vào bến Vũng Rơ, mang theo 45 tấn vũ khí trang bị và thuốc men.

Đồng chí Trần Suyền - Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, phụ trách bến ra đón tàu và lệnh cho du kích xã Hồ Hiệp cùng một bộ phận lực lượng Trung đoàn 83 ra bốc dỡ hàng chuyển vào cất giấu trong các hang núi. Do khối lượng hàng vận chuyển lớn hơn khả năng vận chuyển của bến nên bến khó huy động đủ người bốc dỡ hết số hàng trong đêm để tàu ra. Sau khi chi ủy tàu 41 họp bàn, trao đổi trên cơ sở tình hình thực tế và chỉ lệnh giao nhiệm vụ cuối cùng của cấp trên, tàu 41 quyết định chọn phương án ở lại Vũng Rô để tiếp tục xuống hàng và đề nghị bến cho tìm chỗ giấu và nguỵ trang tàu. Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh cho chuyển bức điện: "Tàu ở lại bến, bốc hàng xong, tối mai ra" và kết thúc liên lạc với Sở chỉ huy. [99; 73]

Đến 4 giờ sáng ngày 29 tháng 11 năm 1964, việc giấu và nguỵ trang tàu hoàn tất. Lệnh chiến đấu được ban hành, nghiêm cấm việc đốt lửa nấu ăn trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)