Nguyễn Văn Cứng quê ở xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiể n Năm Căn, nên mọi kênh rạch vùng này anh thuộc như lòng bàn tay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 111 - 114)

quyết định ngừng thông tin và nhờ vậy, tàu 69 mới cắt được sự bám đuổi của địch. Đến đêm 25 tháng 11, tàu 69 đưa 62 tấn vũ khí cập bến Vàm Lũng an tồn.

Phát huy thành công của hai chuyến vận chuyển của tàu 42 và tàu 69, ngày 17 tháng 12, tàu 68 do Thuyền trưởng Đỗ Văn Bé và Chính trị viên Phạm Văn Bát chỉ huy tiếp tục lên đường. Sau nhiều ngày tránh sự bám đuổi của máy bay và tàu tuần tra của địch, ngày 20 tháng 2 năm 1966, tàu cập bến Cà Mau an toàn.

Ngày 24 tháng 12 năm 1965, tàu 100 do Thuyền trưởng Lê Minh Sơn và Chính trị viên Nguyễn Hữu Tương chỉ huy chở 61 tấn vũ khí vào bến Cà mau. Sau nhiều ngày tránh địch trên biển, khi cách bến khoảng 30 hải lý thì tàu 100 bị máy bay địch phát hiện. Để giữ bí mật tuyến vận chuyển mới, Sở chỉ huy cho tàu 100 quay về căn cứ.

Với ba chuyến vận chuyển thành công bằng phương thức mới của các tàu 42, 69, 68, một lượng lớn vũ khí trang bị được đưa vào Nam Bộ đã kịp thời trang bị cho các đơn vị chủ lực Miền. Một số trung đoàn được trang bị tốt, hoạt động ở các địa bàn vùng ven Sài Gòn. Sau 2 tháng được thành lập, Sư đoàn 9 - bộ đội chủ lực Miền đã ra quân với 3 trung đồn được trang bị đầy đủ vũ khí, đánh trận đầu với sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ, làm nên chiến thắng Bầu Bàng, đánh thiệt hại nặng sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 2.000 tên địch. Trung đồn Bình Giã của Sư đồn 9 cũng đánh một trận xuất sắc (ngày 8 tháng 12 năm 1965), tiêu diệt gọn một tiểu đoàn Mỹ thuộc lữ đoàn dù 173.

Nhiều sư đoàn, trung đoàn chủ lực và địa phương liên tục chiến đấu và giành thắng lợi. Thắng lợi của những trận chiến đấu trên đều có sự góp sức của số vũ khí đã được vận chuyển từ miền Bắc vào bằng đường biển.

* * *

Như vậy, mặc dù địch tổ chức phong tỏa gắt gao, dưới sự chỉ đạo chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân, Đoàn 125 nắm chắc và lợi dụng sơ hở của địch, tiếp tục vận

chuyển vào chiến trường Nam Bộ theo phương thức mới đạt được kết quả nhất định.

Với quyết tâm cao, biện pháp đúng, chỉ huy điều hành kiên quyết, tổ chức chặt chẽ, xử trí linh hoạt, đúng đối sách, hoạt động với cường độ cao, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo các lực lượng vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Sau "sự kiện Vũng Rô", công tác vận chuyển bằng đường biển của ta bước vào thời kỳ ác liệt, đầy vất vả gian truân, nhiều hy sinh tổn thất nhưng bằng ý chí và quyết tâm, Quân chủng Hải quân đã vượt qua mọi khó khăn thử thách tìm phương thức vận chuyển mới tiếp tục chi viện vũ khí trang bị vào chiến trường miền Nam, tạo nên tuyến đường vận chuyển trên biển huyền thoại, góp phần hỗ trợ quân và dân miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước.

Chương ba

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)