Đèo Nhơng thuộc huyện Phù Mỹ (Bình Định), cách đèo Cả 180km về phía Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 98 - 103)

13 giờ ngày 16 tháng 2 năm 1965, hai chiếc trực thăng vũ trang của địch lượn vịng phía bãi Mơn, một máy bay trinh sát lao tới ném 1 quả pháo mù xuống "mỏm đá lạ". Tiếp đó 2 chiếc AD6 tới ném xuống một loạt bom xăng, làm lá nguỵ trang trên tàu 143 bị cháy. Tàu 143 hồn tồn bị lộ, một phần tàu bị chìm xuống biển. Từ lúc đó đến tối, nhiều tốp máy bay Mỹ liên tục đến ném bom khu vực Vũng Rô.

Địch điều một đại đội của sư đoàn 23 ở Tuy Hồ vào Vũng Rơ bằng chiếc tàu đổ bộ LSM 405 của hải quân nguỵ; các đơn vị thuộc "nhóm ven biển 24" của hải quân nguỵ cũng được lệnh hỗ trợ, đội hải cẩu (SEAL) của hải quân nguỵ được lệnh cung cấp người lặn.

Trước tình hình ngày càng xấu đi nghiêm trọng, Ban chỉ huy tàu và chỉ huy bến họp quyết định cho nổ phá tàu, xố dấu vết. 16 giờ, đồng chí Nguyễn Long An và một thủy thủ nữa được lệnh tìm cách xuống tàu sử dụng bộc phá huỷ tàu để xoá dấu vết, không cho địch lấy tàu. Trong khoang máy của tàu đã cài sẵn 500kg bộc phá, đủ sức để nổ tung chiếc tàu. Vượt qua bom đạn địch, hai đồng chí bơi ra và lên được tàu nhưng lúc này bom địch thả xuống đã làm tàu nghiêng hẳn một bên nên dù đã lặn xuống nước nhiều lần và cố gắng hết mức nhưng cả hai người vẫn khơng vào được khoang máy vì một phần tàu đã bị chìm nên đành phải bơi vào bờ.

Đêm hơm đó, máy bay địch thả pháo sáng suốt đêm. Sáng ngày 17 tháng 2, máy bay địch tiếp tục ném bom. Buổi chiều, địch cho chiếc tàu LSM 405 được hai tàu chiến PC04 và DCE2 yểm trợ từ biển tiến vào; đồng thời trực thăng đổ 2 tiểu đoàn bộ binh xuống chiếm lĩnh các điểm cao. Ý định của địch là bắt sống cả người và tàu của ta.

Lực lượng hai bên hết sức chênh lệch. Phía ta chỉ có một trung đội du kích xã Hồ Hiệp, hai tiểu đội bộ đội địa phương huyện và 18 thủy thủ tàu 143.

Nhiều lần địch từ núi cao đánh xuống, song đều bị đẩy lùi trở lại. Anh em chiến đấu rất kiên cường.

Đến đêm 17 tháng 2 năm 1965, một tiểu đội công binh của Quân khu được phái xuống dùng thuyền đưa một lượng thuốc nổ khoảng 600 - 700kg ra hủy tàu, gây

nổ bằng nụ xoè và dây cháy chậm. Nhưng do lượng nổ khơng nổ hết, tàu chỉ vỡ đơi và chìm xuống biển nên khơng xố được triệt để dấu vết.

Suốt ngày 18 tháng 2, máy bay phản lực, trực thăng vũ trang địch bắn phá nhiều đợt, tàu địch áp sát bãi Chính. Súng địch từ ngồi tàu bắn vào, lực lượng ta bắn trả. Quân ta kiên cường chống trả từ chiều và đêm ngày 18 đến suốt ngày 19 tháng 2, diệt hơn chục tên ở suối Khế. Địch cho quân đổ bộ, anh em du kích và thủy thủ chia thành từng nhóm nhỏ chặn mọi lối vào ra của bến, quyết không cho địch tiến vào.

Đến sáng 24 tháng 2, địch đổ thêm quân, triển khai từ đường số 1 và các điểm cao ở mọi hướng, đánh xuống, xiết chặt vòng vây.

Do lực lượng của ta so với địch không cân sức nên đêm 24 tháng 2, Ban chỉ huy bến và chỉ huy tàu 143 quyết định cho anh em phá vòng vây rút lui. Trước khi rút, du kích và các thủy thủ đặt mìn phá một số hàng mới đưa vào chưa chuyển kịp nhưng phá không hết.

Những ngày kế tiếp, Mỹ - nguỵ tổ chức cho biệt kích "người nhái" lần tới chỗ tàu của ta bị chìm mị vớt thu được một số vũ khí, tài liệu liên quan đến cơng tác vận chuyển của ta, đồng thời tháo gỡ một số bộ phận của tàu 143 chở về Sài Gịn.

Tiếp đó, chúng tăng quân sục sạo khu vực Vũng Rô và đã tìm thấy một số hầm ta cất giấu vũ khí, kể cả số vũ khí vừa đưa vào chuyến trước chưa kịp chuyển đi. Tường thuật lại diễn biến trận đánh trong những ngày này, Đại tá hải quân Mỹ R. Sohresdley viết trong bài "Cuộc chiến tranh của hải quân Mỹ ở Việt Nam" đăng trên tạp chí Usnaval tháng 8 năm 1971: "Sau khi được máy bay và pháo hải quân bắn chi viện dọn đường, hai chiếc PC04 và LSM 405 tiến vào bờ; khi còn cách bờ khoảng 457 mét tàu gặp phải hỏa lực súng nhỏ và vũ khí tự động. Hai tàu phải lui ra và cuộc đổ bộ không thành... Cuối cùng, lúc 11 giờ, sau cố gắng lần thứ ba, đại đội các lực lượng đặc biệt mới đổ bộ được lên bờ. Họ phải đọ súng nhỏ với nhau hơn 2 giờ, đến giữa buổi chiều thì khu vực kế cận chiếc tàu bị đánh mới được an tồn và người nhái bắt đầu cơng việc mị vớt...". [110]

Lê Đình An - lính biệt kích "người nhái" viết bài "Cuộc hành quân phá huỷ

mật khu Vũng Rô" trên trang Văn tuyển [1] tả lại: "Trên chiếc hải thuyền được

tăng cường thêm 15 "người nhái" từ Sài Gòn ra với đầy đủ trang bị. Chiếc xuồng cao su Zodiac chở "người nhái" sẵn sàng đổ bộ nương theo sau chiến hạm đang tiến dần vào... Một đại đội "lực lượng đặc biệt" tràn lên bờ, tiến sâu vào sườn núi, tiến chiếm các mục tiêu trải rộng hai bên dải núi của vịnh... Xuồng cao su ủi vào bãi, các "người nhái" nhảy lên bờ lập vòng đai và lục sốt quanh khu vực, tìm thấy hai khẩu cao xạ phịng khơng và vũ khí cá nhân đủ loại..., tịch thu một số tài liệu... Tôi là thành viên của một trong ba tổ mang bình hơi lặn xuống thám sát nơi tàu chìm sâu chừng 7 - 8 thước nước. Chiếc tàu nguỵ trang bằng nhiều nhánh cây trên boong tàu bị chìm nghiêng theo triền vách đá của bờ... Khi lặn vào trong tàu, nơi phòng lái, từ chiếc la bàn, bản đồ hải trình và chiếc đồng hồ treo trong phòng lái đều là chữ Trung cộng... Tại khoang tàu chở hàng, chúng tôi vớt lên một số súng ống, đạn dược và thuốc men... Kết quả cuộc khám phá mật khu Vũng Rơ đã tìm thấy hai hang động Việt cộng giấu vũ khí và thuốc men tại Vũng Rơ và thung lũng Đá Bí, tổng cộng lên đến 100 tấn, tồn là vũ khí loại tự động như AK47, K50 và B40, B41... còn quấn vải tẩm mỡ dầu".

Ngay sau đó, Mỹ - nguỵ tổ chức một cuộc triển lãm khá lớn ở Sài Gịn, làm rùm beng về chiến tích thu hồi vũ khí Bắc Việt tiếp tế cho Việt cộng bằng đường biển.

Sau sự kiện Vũng Rơ, yếu tố bí mật, bất ngờ có ý nghĩa chiến lược của ta bị địch phát hiện, chúng ráo riết phong toả vùng biển, bờ biển miền Nam. Trước tình hình đó, mặc dù ta mới vận chuyển được 1/4 kế hoạch năm 1965, Thường trực Quân ủy Trung ương ra chỉ thị tuyến vận chuyển chi viện trên biển tạm ngừng hoạt động để nghiên cứu tìm phương thức vận chuyển mới. Lúc này, ta đang có 2 tàu đang trên đường vận chuyển hàng vào chiến trường miền Nam. Cả hai tàu được lệnh quay về để bảo đảm an tồn cho người, tàu và hàng.

"Sự kiện Vũng Rơ" là sự kiện lớn trong lịch sử của tuyến chi viện chiến lược trên biển. Nó chấm dứt giai đoạn bí mật, chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn địch đã phát hiện ra tuyến chi viện trên biển của ta.

Qua 38 tháng với tinh thần vừa xây dựng, vừa tổ chức vận chuyển chi viện chiến trường, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm, táo bạo, bí mật, bất ngờ, ta đã đạt được kết quả hết sức to lớn.

Từ năm 1962 đến đầu tháng 2 năm 1965, Đoàn 759 (125) đã sử dụng 4 tàu vỏ gỗ, 17 tàu vỏ sắt (50-100 tấn); đi 90 lần chuyến (1 chuyến đi trinh sát và 89 chuyến vận chuyển vũ khí), trong đó có 7 lần chuyến tàu vỏ gỗ, 83 lần chuyến tàu vỏ sắt; vào 6 bến thuộc 6 tỉnh thuộc Nam Bộ và Nam Trung Bộ; vận chuyển được 4.919,636 tấn vũ khí và đưa một số đoàn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và quân đội vào tăng cường cho các chiến trường; góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân miền Nam trong giai đoạn chiến đấu làm thất bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - nguỵ.

2.3.2. Chuyển sang phương thức vận chuyển mới

2.3.2.1. Địch tăng cường phong toả vùng biển phía Nam

Việc tàu 143 bị địch phát hiện ở bến Vũng Rô tháng 2 năm 1965 là một tổn thất nghiêm trọng của công tác vận chuyển chi viện chiến trường bằng đường biển. Sự kiện Vũng Rô đã làm thay đổi tình thế, yếu tố bí mật bất ngờ đã khơng cịn. Đại tá RI. Schres viết trên tạp chí Hải quân Mỹ: "Vụ Vũng Rô đã khẳng định điều nghi ngờ trong một thời gian dài nhưng chưa có bằng chứng. Số lượng chiến cụ lớn bị phát hiện chỉ ra rằng nhiều lô hàng lớn hơn đã được chở đến bằng tàu trước đó. Sự xuất hiện đồng thời loại vũ khí mới cỡ 7,62mm của địch (quân ta) ở những vùng biển khác nói lên một điều chắc chắn là địch (quân ta) cịn sử dụng các vị trí khác nữa để nhận hàng chuyển bằng đường biển". [31; 230-231]

Sau khi phát hiện ra tuyến vận chuyển chi viện chiến lược bằng đường biển của ta, địch tăng cường các lực lượng kiểm sốt phong toả trên biển, trên khơng và bờ biển miền Nam.

Vụ Vũng Rô trở thành cái cớ để Mỹ xúc tiến thực hiện kế hoạch "Desoto" sớm hơn. Ngày 21 tháng 2 năm 1965, Tư lệnh chỉ huy viện trợ Mỹ ở miền Nam yêu cầu Tư lệnh Thái Bình Dương gửi đại diện đến Sài Gịn để vạch kế hoạch tuần tiễu, phối hợp giữa hải quân Mỹ và hải quân nguỵ.

Chúng mở chiến dịch "chống xâm nhập", sử dụng lực lượng của liên đội đặc nhiệm số 71 hải quân Mỹ vào tuần tra, kiểm soát trên khu vực biển, cách bờ 40 hải lý, phối hợp với hải quân nguỵ tuần tra, kiểm soát khu vực ven bờ và cửa sơng. Chúng xây dựng hồn chỉnh hệ thống ra-đa quan sát đối hải gồm 13 trạm đặt dọc theo bờ biển miền Nam.

Chúng thực hiện kế hoạch phong tỏa chặt chẽ tất cả các loại phương tiện thủy từ miền Bắc vào miền Nam; duy trì hoạt động của hạm đội 7: bố trí 3 tàu sân bay án ngữ Vịnh Bắc Bộ, từ 18 đến 25 tàu khu trục chia thành từng nhóm bảo vệ tàu sân bay, vừa chốt chặt các tuyến giao thông của ta và pháo kích lên bờ, kết hợp phong tỏa bằng thủy lôi và bom từ trường trên các cửa sông miền Bắc.

Chúng tăng cường phối hợp các lực lượng đặc nhiệm với lực lượng tàu thuyền của quân nguỵ Sài Gòn hoạt động ven bờ - do Bộ chỉ huy các lực lượng hải quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam chỉ huy.

Những lực lượng chủ yếu của địch là: Đội đặc nhiệm 71, đội đặc nhiệm 115, đội đặc nhiệm 116 và đội đặc nhiệm 117.

- Đội đặc nhiệm 71 hoạt động trên vùng biển miền Bắc, gồm phần lớn tàu chiến của hạm đội 7, có nhiệm vụ sử dụng máy bay, tàu chiến đánh phá phong tỏa vùng biển miền Bắc. Tàu sân bay thường có từ 2 đến 3 chiếc, lúc cao nhất 4 đến 5 chiếc án ngữ phía ngồi cửa Vịnh Bắc Bộ, cách bờ khoảng 80 - 120km làm căn cứ nổi cho máy bay hải quân phối hợp với khơng qn đánh phá miền Bắc theo chính sách leo thang1. Tàu tuần dương và tàu khu trục có từ 18 - 25 chiếc, lúc cao nhất lên tới 30 chiếc bố trí thành nhiều nhóm chiến thuật hoạt động dọc theo ven biển và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 98 - 103)