Chuyến đi trinh sát mở đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 46 - 52)

1. Từ tháng 2 năm 1961 Tổng Quân ủy được gọi là Quân ủy Trung ương.

1.2.3. Chuyến đi trinh sát mở đường

Để chuẩn bị cho chuyến trinh sát mở đường đầu tiên, chỉ huy và cơ quan Đoàn khẩn trương tổ chức các đội tàu, tăng cường huấn luyện, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Đoàn 759 quyết định lấy một thuyền trong số thuyền từ miền Nam ra thực hiện nhiệm vụ trinh sát để tìm hiểu đường đi, hoạt động của địch, tuyến hành trình của ta, địa hình luồng lạch ở miền Nam và các bến, bãi sẽ đón nhận hàng vào...

Cán bộ Đoàn thay nhau đi kiểm tra những con thuyền từ Nam Bộ ra. Trong số 5 thuyền ra được đến miền Bắc chỉ còn lại 3 chiếc, song đã bị hư hỏng nặng và để rải rác khắp nơi. Chiếc thuyền của Bạc Liêu (còn gọi là thuyền của Cà Mau) do đồng chí Bơng Văn Dĩa phụ trách hiện gửi ở đồn cơng an Quảng Bình. Chiếc thuyền của Bến Tre hiện nằm ở Hà Tĩnh, chiếc còn lại đã được đưa về Hải Phịng.

Tháng 2 năm 1962, đồng chí Đồn Hồng Phước và đồng chí Bơng Văn Dĩa vào Quảng Bình kiểm tra chiếc thuyền của tỉnh Bạc Liêu, thấy chiếc tàu tuy đã bị hỏng nhưng vẫn có thể sửa chữa để đi biển được. Đồng chí Phước quyết định cử đồng chí Dĩa ở lại nhờ cơng an tỉnh Quảng Bình đứng ra nhận sửa chữa. Phần vỏ thuyền do Lâm trường gỗ Quảng Bình đảm nhận, phần máy do Xưởng cơ khí 6-1 đảm nhiệm. Đến tháng 3 năm 1962, chiếc thuyền của tỉnh Bạc Liêu được sửa chữa xong, đồng chí Bơng Văn Dĩa ra Hà Nội báo cáo với Quân ủy Trung ương, đề nghị được đi chuyến trinh sát mở đường. Sau khi xin ý kiến của Quân ủy Trung ương, Đoàn 759 quyết định để thuyền "Bạc Liêu" đã sửa chữa khá tốt, đi chuyến trinh sát mở đường từ Bắc vào Nam.

Để đảm bảo cho thuyền "Bạc Liêu" trở về miền Nam thuận lợi, Đoàn 759 bổ sung thêm đồng chí Nguyễn Thanh Lồng (Hai Tranh) từ đội thuyền "Trà Vinh" sang. Như vậy, đội thuyền đi trinh sát mở đường có 6 đồng chí, do đồng chí Bơng Văn Dĩa làm Thuyền trưởng, đồng chí Hai Tranh làm Chính trị viên (Bí thư chi bộ tàu Trà Vinh), 4 đồng chí khác là: Ngơ Văn Tân (Năm Kỹ), Tư Phước, Sáu Dũng, Bảy Cửa.

Sáu đồng chí được Đồn bố trí ở số 18 Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đầu tháng 4 năm 1962, đồng chí Trung tướng Trần Văn Trà - Phó tổng tham mưu trưởng, cùng đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh - Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Trung ương đến gặp và trực tiếp giao nhiệm vụ cho 6 đồng chí trong đội thuyền thực hiện chuyến trinh sát mở đường. Nhiệm vụ của đội thuyền khi trở lại

Nam Bộ là: Báo cáo với Khu ủy Khu 9 chủ trương của Trung ương Đảng về việc đưa vũ khí vào Nam Bộ và đề ra ba phương án tổ chức xây dựng bến bãi để tiếp nhận hàng là:

1. Các đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Nam Du, Hịn Ơng, Hịn Bà ở vùng biển Tây Nam làm căn cứ lâu dài để xây dựng các hầm cất giấu hàng; đồng thời chuẩn bị các đội tàu thuyền để tiếp tục chở hàng vào đất liền.

2. Chọn khu vực Hịn Chuối và cửa sơng Bãi Hấp để làm chỗ chuyển hàng hoặc thả hàng xuống biển để ngư dân ra đánh cá bí mật vớt hàng lên rồi chuyển vào bờ.

3. Các cửa sông khu vực Cà Mau được chọn làm nơi dự phòng nhận chuyển hàng vào, nếu hai phương án trên không thực hiện được. [31; 102]

Để giữ bí mật, đồng chí Bơng Văn Dĩa phải học thuộc lòng chỉ thị của Trung ương và nhiệm vụ của chuyến đi cùng một số mật danh để liên lạc với Trung ương khi cần thiết. Mọi công việc chuẩn bị như các loại giấy thông hành, căn cước, giấy làm ăn của ghe thuyền, cùng lương thực, thực phẩm, dầu mỡ được các bộ phận của Đoàn 759, Ủy ban Thống nhất Trung ương và Tổng cục Hậu cần lo chu đáo, đầy đủ. Ngày 5 tháng 4 năm 1962, Đoàn 759 đưa 6 đồng chí từ Hà Nội vào Quảng Bình. Sau khi kiểm tra lại thuyền, máy, đêm 10 tháng 4 năm 1962, thuyền Bạc Liêu rời cửa sơng Nhật Lệ (Quảng Bình), xi về hướng Nam. Khoảng 8 giờ sáng ngày 14 tháng 4, thuyền Bạc Liêu đến vùng biển Nha Trang, cách bờ chừng 150 hải lý, thì gặp hai tàu Mỹ từ Phi-líp-pin về. Chúng cho tàu chạy vòng quanh thuyền, cách chừng mấy chục mét để thăm dò và cứ như vậy quần đảo cho đến 14 giờ chiều. Để đối phó với tình huống bất trắc có thể xảy ra, anh em thủ tiêu hết hải đồ, la bàn; bình tĩnh đóng vai những dân chài ra khơi đánh cá bị gió đẩy xa bờ. Sau một thời gian theo dõi, tàu Mỹ khơng nghi ngờ gì nên bỏ đi, thuyền Bạc Liêu tiếp tục hành trình. Từ đây, họ cứ nhằm hướng Nam mà đi, "đi vo". Đến 7 giờ sáng ngày 15 tháng 4, anh em nhìn thấy cù lao Bảy Xã (tức cù lao Thu), từ đó xác định phương hướng bằng mắt thường để hướng thuyền vào đất liền. Ngày 18 tháng 4, thuyền về tới cửa Bồ Đề (thuộc Tân An - Ngọc Hiển - Cà Mau). Đến 10 giờ đêm 18 tháng 4, thuyền đi vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn.

Nhận được tin thuyền "Bạc Liêu" trở về, Khu ủy cử đồng chí Phan Văn Nhờ (Tư Mau) ra cửa Vàm Lũng đón. Đồng chí Tư Mau đưa đồng chí Bơng Văn Dĩa đi gặp các đồng chí Khu ủy Khu 9. Tiếp đồng chí Bơng Văn Dĩa có các đồng chí Phạm Thái Bường (Ba Bình) - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy; Nguyễn Thành Thơ (Mười Khẩn), Vũ Đình Liệu (Tư Bình), Trần Văn Bỉnh (Bảy Thạng), Phạm Ngọc Sến (Mười Kỹ) và một số đồng chí ủy viên. Sau khi nghe báo cáo tình hình và chỉ thị của Trung ương về việc mở bến để tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chuyển vào bằng đường biển, Khu ủy đồng ý để đồng chí Bơng Văn Dĩa đi ra các đảo nắm tình hình theo ý kiến của Trung ương.

Cùng đi khảo sát với đồng chí Bơng Văn Dĩa cịn có đồng chí Tư Mau và hai đồng chí khác. Sau khi sắm thuyền và lưới, ngày 19 tháng 5 năm 1962, đồn khảo sát bắt đầu ra Hịn Chuối, Thổ Chu, Nam Du, Hịn Ơng, Hịn Bà... Sau khi xem xét, đoàn thống nhất đánh giá: đảo Hòn Chuối q nhỏ, khơng có chỗ cất giấu hàng; đảo Thổ Chu q xa bờ; cịn các đảo Hịn Ơng và Hịn Bà thì bị qn đội hồng gia Cam-pu-chia đóng giữ. Các đảo Phú Quốc và Nam Du có q đơng bà con sinh sống. Phương án thả hàng xuống biển rồi thuyền ta ra vớt quá mạo hiểm và dễ mất hàng. Chỉ còn một cách là tàu thuyền đi vào các kênh rạch, bí mật giấu thuyền trong đó và chuyển hàng là thuận lợi. Trong số các kênh rạch thì Vàm Lũng là nơi thuận lợi nhất, khi mùa mưa nước dâng cao, tàu lớn cũng có thể vào được.

Tháng 6 năm 1962, Khu ủy Khu 9 họp nghe đoàn trinh sát trên biển, đảo báo cáo tình hình. Khu ủy phân tích: với phương án 1 (đổ hàng lên đảo) và phương án 2 (đổ và neo hàng trên biển) thể hiện sự quyết tâm của Trung ương, bằng bất cứ giá nào cũng phải chuyển vũ khí cho quân và dân miền Nam đang chiến đấu. Nhưng qua trinh sát thực tế thì cơng tác tổ chức sẽ rất phức tạp, nguy cơ thất bại lớn, dễ thất thoát hàng hoá và cũng rất dễ bị lộ cả tuyến đường. Do đó, phương án mở bến ven bờ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn vì các sơng Bồ Đề, Rạch Gốc, Vàm Lũng, Kiến Vàng, tàu có trọng tải 30 hoặc hơn 30 tấn có thể

vào được; thêm vào đó địa điểm neo đậu tàu và lên hàng, các kho chứa, đường vận chuyển ra chiến trường đều thuận lợi; việc phải di dân ra khỏi các vàm sông và các khu vực dự kiến bố trí kho bãi cũng sẽ tiến hành được, bởi vì dân ở khu vực này giàu truyền thống cách mạng (từng là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai năm 1940). Ngồi ra, khu vực này chỉ có lực lượng hải thuyền của địch hoạt động thường xuyên gần bờ, thỉnh thoảng mới có những đội tàu tuần duyên xuất hiện nhưng hoạt động không theo quy luật...

Từ những nhận định trên, Khu ủy Khu 9 quyết định phương án mở bến tiếp nhận ven bờ như sau: ven biển từ phía Nam sơng Gành Hào xuống đến kênh Năm Khai Long trên địa bàn ba xã: Nguyễn Huân thuộc huyện Đầm Dơi; Tân Ân và Viên An thuộc huyện Duyên Hải (nay là xã Ngọc Hiển). Kế hoạch mở bến được thông qua, Khu ủy báo cáo về Trung ương Cục miền Nam. [64; 28].

Sau khi phương án mở bến được Trung ương Cục miền Nam đồng ý, từ đầu tháng 7 năm 1962, công việc mở bến được triển khai.

Đến giữa tháng 7 năm 1962, Trung ương điện u cầu đồng chí Bơng Văn Dĩa ra Bắc để báo cáo thêm về việc mở bến và tổ chức tuyến vận chuyển chi viện trên biển. Ngày 26 tháng 7 năm 1962, tàu do đồng chí Bơng Văn Dĩa làm Thuyền trưởng rời bến Vàm Lũng trở ra miền Bắc. Ngoài Thuyền trưởng, thủy thủ đồn thuyền Bạc Liêu lần này có 5 đồng chí: Sáu Danh, Sáu Thơng, Ngơ Văn Tân (Năm Kỷ), Bảy Cửa và Sà Vĩnh (người Thái Lan). Như vậy, trong đồn trở ra Bắc lần này chỉ có Bơng Văn Dĩa, Năm Kỷ, Bảy Cửa là người của thuyền “Bạc Liêu” cũ.

Ngày 1 tháng 8 năm 1962, thuyền cập vào tỉnh Nam Định. Ngày 2 tháng 8, Đồn trưởng Đồn Hồng Phước vào đón anh em ra Hà Nội.

Đồng chí Bơng Văn Dĩa báo cáo lại với đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Trần Văn Trà tồn bộ chuyến đi trinh sát của mình và ý định của Khu ủy Khu 9 xin Trung ương phê duyệt phương án cho tàu vào các luồng lạch.

Sau khi nghe đoàn trinh sát mở đường báo cáo, Bộ Chính trị quyết định giao cho các tỉnh, trước mắt là Tây Nam Bộ lo tìm luồng lạch, bến bãi tổ chức lực lượng nhận hàng.

Trung tuần tháng 8 năm 1962, Quân ủy Trung ương thông qua Nghị quyết mở đường vận chuyển chiến lược trên biển. Bắt đầu từ đây, Đoàn 759 bước vào giai đoạn vận chuyển để làm nên con đường huyền thoại trên biển Đông với những kỳ tích có một khơng hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cũng từ đây, xuất hiện những con "tàu không số"1

lúc ẩn lúc hiện, vận chuyển vũ khí cho chiến trường.

* * * * *

Với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự nhằm ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống khu vực Đông Nam châu Á, đế quốc Mỹ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Để đối phó với những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - ngụy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng khóa II vạch ra con đường đấu tranh cách mạng cho nhân dân miền Nam, một lần nữa khẳng định con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực. Trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, lực lượng vũ trang từng bước được xây dựng và phát triển, trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Do đó, u cầu chi viện lực lượng và vũ khí trang bị để từng bước củng cố và phát triển lực lượng vũ trang trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ ngày càng trở nên bức thiết.

Cùng với tuyến chi viện bằng đường bộ của Đoàn 559, sự ra đời của Đoàn 759 và tuyến đường vận chuyển chi viện chiến lược trên biển là biểu hiện ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam của tồn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, là tiền đề rất quan trọng tạo thế phát triển lực lượng, thế chiến lược vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

1. Tàu khơng số: Thực ra tàu nào cũng có số, nhưng khi vào chiến trường để giữ bí mật các tàu đã xố hết dấu vết, khơng mang số. Mọi thứ mang theo như đường, đồ hộp, sữa, thuốc lá, xà tàu đã xố hết dấu vết, khơng mang số. Mọi thứ mang theo như đường, đồ hộp, sữa, thuốc lá, xà phịng... đều khơng có nhãn, đều khơng số và vì vậy mọi người quen gọi là "tàu khơng số".

Chương hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 46 - 52)