Mở tuyến chi viện chiến trường Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 64 - 69)

1. Chuyến tàu đầu tiên mang tên Phương Đơn g1 vì gắn với sự kiện Liên Xơ phóng thành cơng con tàu vũ trụ mang tên Phương Đông 1 đưa Gagarin nhà du hành vũ trụ đầu tiên của loài người bay vào vũ trụ

2.2.3. Mở tuyến chi viện chiến trường Đông Nam Bộ

Sau đồng khởi năm 1960, lực lượng vũ trang ở Đông Nam Bộ phát triển nhanh chóng. Từ hai trung đồn chủ lực "khung" (năm 1962) đến năm 1963 đã được bổ sung đầy đủ quân số. Ngoài ra, hàng chục phân đội độc lập cũng ra đời.

Để tăng cường sự lãnh đạo đối với các lực lượng vũ trang miền Nam đang phát triển cả về số lượng và chất lượng, tháng 10 năm 1963, Bộ Chính trị quyết định thành lập Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền trên cơ sở Ban Quân sự Miền. Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Miền. Trung tướng Trần Văn Trà - Ủy viên Trung

ương Đảng, Phó tổng tham mưu trưởng được cử làm Phó tư lệnh. Thiếu tướng Trần Độ làm Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Miền.

Qn số thuộc Bộ Tư lệnh Miền lên đến hàng chục vạn người, chủ yếu tập trung ở miền Đông. Riêng Quân khu miền Đơng (tính cả bộ đội địa phương) lên đến gần 7 vạn. Quân và dân miền Đơng Nam Bộ đã tìm mọi cách lấy vũ khí địch đánh địch, dùng vũ khí tự tạo như chơng mìn, cạm bẫy, súng ngựa trời để diệt địch. Đến năm 1963, vũ khí cung cấp cho miền Đơng Nam Bộ chủ yếu theo phương thức: tàu từ miền Bắc đưa vào Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh; rồi từ đó Đồn 962 và các lực lượng vận chuyển dùng thuyền nhỏ, bí mật vượt qua vùng địch chiếm đóng để tới miền Đông Nam Bộ. Việc vận chuyển như vậy gặp rất nhiều khó khăn và dễ mất thời cơ. Nếu có tàu chở thẳng vũ khí vào miền Đơng sẽ rất hiệu quả, giảm nhiều công sức vận chuyển.

Trước yêu cầu bức thiết trên, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Khu 7 mở bến, chuẩn bị đón tàu từ miền Bắc vào, trong đó Bà Rịa được xác định là bến nhận hàng. Việc mở bến tiếp nhận vũ khí ở Bà Rịa tuy có nhiều khó khăn nhưng nếu thành cơng sẽ thuận lợi hơn cho phong trào kháng chiến ở các tỉnh miền Đông.

Từ năm 1961 Trung ương Cục miền Nam cử đồng chí Dương Quang Đơng (Năm Đơng) - đảng viên năm 1930, người đã từng tham gia công tác vận chuyển bằng đường biển cho các chiến trường Nam Bộ, Lào, Cam-pu-chia trong kháng chiến chống thực dân Pháp - về Bà Rịa thay đồng chí Sáu Thịnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mở bến.

Sau khi làm việc cụ thể với các đồng chí Trần Văn Quang (Bảy Tiến) và đồng chí Phạm Văn Xơ (Hai Xơ) ở Ban Qn sự miền, đồng chí Năm Đơng cùng hai chiến sĩ bảo vệ lên đường về Bà Rịa.

Sau 1 tháng khảo sát, đồng chí Năm Đơng trở về Chiến khu Đ báo cáo tình hình. Sau đó, Trung ương Cục giao nhiệm vụ cho đồng chí Năm Đơng trở lại Xuyên Mộc xây dựng bến và tổ chức đưa người ra Bắc để đón tàu chi viện vũ khí.

Ban Quân sự miền bổ sung thêm cho đội của đồng chí Năm Đơng một tiểu đội do đồng chí Phương phụ trách.

Với lực lượng của Miền cùng lực lượng của địa phương, đồng chí Năm Đơng tổ chức thành một đơn vị lấy phiên hiệu là Đoàn 555. Căn cứ của Đoàn là khu rừng nằm giữa Bắc Xuyên Mộc và Nam núi Mây Tàu. Vừa ổn định chỗ ở và biên chế, tổ chức, Đoàn 555 vừa tiếp tục triển khai nghiên cứu địa hình, địch tình quanh vùng và chuẩn bị cho chuyến đi mở đường ra Bắc.

Quanh khu vực ven biển Lộc An, Bình Châu, Phước Bửu đều có đồn bốt địch đóng, ngồi ra cịn có lực lượng hải thuyền thường xuyên tuần tra, máy bay trinh sát dọc ven biển. Tuy nhiên ở xã Phước Bửu, có khu giải phóng Hồ Tràm có khoảng 30 gia đình ngư dân sống ngồi sự kiểm sốt của địch, có quan hệ mật thiết với các ấp vùng tạm chiếm, có đội du kích chiến đấu.

Đồn 555 phối hợp cùng Huyện ủy Xuyên Mộc và nhân dân vùng Hồ Tràm tổ chức khảo sát lại toàn tuyến từ Kê Gà, Phước Bửu, La Gi, Bình Châu, Nước Ngọt, Hồ Cóc, Hồ Tràm... đến Hồ Cốc - Lộc An. Cuối cùng Đoàn 555 cũng xác định được điểm lập bến là Lộc An - cửa sông Ray thuộc xã Phước Hải.

Sơng Ray có độ nước sâu khoảng từ 2,5 đến 3,5m, vùng cửa sơng có nhiều cồn cát, nếu thuộc luồng lạch tàu 50 tấn có thể vào được, vì mớn nước của tàu 50 tấn sâu nhất chỉ khoảng từ 2 đến 2,5m. Nơi đặt bến tương đối gần các đồn bốt địch, cách đồn Nước Ngọt khoảng 1km, cách đồn Phước Hải khoảng 2km, cách Vũng Tàu 15 km nên địch dễ chủ quan, ít đề phịng. Cũng chưa có chiếc hải thuyền và giang thuyền nào của địch vào khu vực này vì chúng sợ mắc cạn. Thêm vào đó, nơi đây có ưu thế rừng liền biển, cây cối chằng chịt nên địch ít tổ chức càn sâu.

Sau khi tổ chức thành công chuyến tàu ra miền Bắc xin vũ khí (tháng 5 năm 1962), Đồn 555 vẫn được duy trì hoạt động để chờ tàu chi viện từ miền Bắc vào. Vì vậy, ngay khi nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam chuẩn bị bến để đón tàu chi viện vũ khí của Trung ương vào,

tháng 5 năm 1963, Khu ủy miền Đông quyết định tăng cường thêm lực lượng cho Đoàn 555 đang làm nhiệm vụ mở bến tại Xuyên Mộc.

Đồng chí Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí - Sáu Ép) - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy được cử về Xuyên Mộc chỉ đạo công tác chuẩn bị tiếp nhận hàng chi viện của Trung ương từ miền Bắc cung cấp trực tiếp cho miền Đơng Nam Bộ.

Đồng chí Lê Minh Thịnh (Sáu Thịnh) - Tỉnh đội trưởng Bà Rịa được cử tham gia Ban chỉ huy Đồn tiếp nhận vũ khí. Đồng thời Bộ chỉ huy Miền điều Đại đội 5 do đồng chí Minh làm Đại đội trưởng thuộc Tiểu đồn 800 chủ lực Miền về tăng cường cho Đoàn tiếp nhận.

Ngay khi nhận được chỉ thị của Trung ương, Bộ Tư lệnh Miền cử người đi kiểm tra lại bến bãi đã được chuẩn bị ở sông Ray. Sau khi kiểm tra lại, thấy bến bãi vẫn bảo đảm, Bộ Tư lệnh Miền báo cáo ngay ra Trung ương và chuẩn bị đón tàu chi viện vũ khí từ miền Bắc vào Đơng Nam Bộ.

Trước đó, Bộ Tổng Tham mưu đã diều các đồng chí: Mai Văn Vĩnh - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 309, đã từng chiến đấu trên chiến trường Bà Rịa thời kỳ kháng chiến chống Pháp; Phạm Văn Bính (Ba Sơn); Nguyễn Văn Tốt - cả hai từng là cán bộ Huyện đội Nhà Bè, thông thạo sông nước vùng Rừng Sác, từ miền Bắc trở về Bà Rịa tổ chức tiếp nhận vũ khí. Trung tướng Trần Văn Trà - Phó tổng tham mưu trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ cho ba đồng chí: Khẩn trương tổ chức tuyến tiếp nhận chi viện của Trung ương

về vũ khí, đạn dược và các nhu cầu vật chất cho đồng bào miền Nam... Yêu cầu các đồng chí quán triệt rằng: nhiệm vụ này hồn tồn khác trước. Khơng được đánh địch khi chưa có lệnh mà phải tuyệt đối giữ bí mật, càng bí mật càng tốt, thắng lợi càng to. [4; 35-36]

Sau 3 tháng 12 ngày hành quân dọc Trường Sơn, các đồng chí Vĩnh, Bính, Tốt về đến Trung ương Cục và tháng 7 năm 1963 thì về đến Bà Rịa. Theo chỉ thị của Trung ương, đồng chí Mai Văn Vĩnh tổ chức lại lực lượng tiếp nhận, thành lập Đoàn 1500, tương đương cấp trung đồn.

Đồn 1500 hình thành trên cơ sở Đồn 555, do đồng chí Dương Quang Đơng phụ trách trước đây, có sự tăng cường cán bộ từ Trung ương, cán bộ, chiến sĩ của miền Đông Nam Bộ và tỉnh Bà Rịa, trong đó, có đồng chí Phong - sĩ quan hải quân, từng là Thuyền trưởng, được giao phụ trách bến.

Ban chỉ huy Đoàn 1500 gồm các đồng chí: Mai Văn Vĩnh - Đồn trưởng; Nguyễn Văn Chí - Chính ủy; Dương Quang Đơng - Đồn phó kiêm Phó chính ủy; Lê Minh Thịnh - Đồn phó; Phạm Văn Bính - Đồn phó.

Nhiệm vụ trước mắt của Đồn là nắm chắc lại tình hình địch trong địa bàn, khu vực có liên quan; đồng thời khảo sát, kiểm tra lại bến bãi, tổ chức nơi cất giấu phương tiện, vận chuyển vũ khí từ tàu vào bờ.

Đứng chân trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, nguyên tắc chỉ đạo của Ban chỉ huy Đoàn 1500 là mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ đều phải giữ bí mật tuyệt đối, kể cả đối với đồng bào sống ngồi vịng kiểm sốt của địch ở gần căn cứ của Đồn.

Ngay sau khi thành lập, đồng chí Đồn trưởng cùng tổ trinh sát trực tiếp đi khảo sát khu vực bến bãi. Nhiều đêm các đồng chí phải lội qua, lội lại hai bờ sông Ray ra đến cửa biển để nắm chắc độ nông, sâu của từng khúc sông, nắm chắc quy luật thủy triều lên xuống, đánh dấu các bãi cát ngầm đề phòng tàu bị mắc cạn khi vào bến. Mỗi tuần 1 lần, trinh sát của Đoàn phải đo lại mực nước sông Ray để hiểu quy luật con nước lên, xuống. Mỗi tháng phải ba lần đi kiểm tra xem có cát bồi khơng. Ngồi ra, Đồn cịn chuẩn bị các điểm thuận tiện cho tàu thả hàng xuống biển rồi trở về ngay trong đêm khi nước rịng, khơng đủ độ sâu để tàu vào bến. Các bến đò ngang Hồ Cố, Hồ Đắng là nơi được chọn để thực hiện phương án này.

Kết quả khảo sát cho thấy, lòng lạch Lộc An khá sâu, mức nước có thể cho phép tiếp nhận tàu từ 20 đến 80 tấn. Hai bờ sông Ray cây cối rậm rạp, tán rộng, đất bằng có thể bố trí lực lượng khuân vác vận chuyển hàng dễ dàng. Tuy nhiên, khúc sơng gần bến Lộc An có một doi cát nhơ ra, nếu chưa thơng thạo địa hình và khơng nắm chắc quy luật thủy triều vùng này thì rất dễ mắc cạn. Ban chỉ huy Đoàn đã cho

đào sâu một bên lòng lạch Lộc An để ém bớt diện tích tàu đậu và lợi dụng địa hình cây che khuất để nguỵ trang khi tàu neo lại bến.

Đoàn tổ chức triển khai đào địa đạo, hầm bí mật để cất giấu và bảo vệ vũ khí ở khu vực rừng nguyên sinh Phước Bửu. Đồng thời triển khai một hệ thống giao thông hào, công sự trên một khu vực khá rộng, xung quanh có rừng cây, dây leo chằng chịt với nhiều ụ chiến đấu.

Mọi công tác chuẩn bị cho chuyến tiếp nhận hàng chiến lược được tiến hành khẩn trương. Đến cuối tháng 9 năm 1963, công tác xây dựng bến bãi, triển khai lực lượng, chuẩn bị hậu cần và phương tiện tiếp nhận của Đoàn 1500 ở Lộc An - Bà Rịa đã cơ bản hoàn thành.

Thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, Đoàn 759 chuẩn bị một tàu chở vũ khí đột phá mở con đường mới, vào bến mới, chiến trường mới là Bà Rịa.

Chiếc tàu vỏ gỗ mang số hiệu 41 có sức chở 40 tấn, được đóng theo dạng ghe bầu - một loại ghe đi biển chịu sóng, gió tốt, được sửa lại chắc chắn. Nhiều chi tiết và hình dạng con tàu đã được cải tiến so với nguyên mẫu, song vẫn giữ được dáng vẻ một chiếc ghe đánh cá hạng trung. Tàu được đóng thấp và kín, chỉ có buồng lái nhơ cao hơn một chút, vì theo kinh nghiệm các chuyến đi biển trước thì tàu càng thấp, địch càng khó phát hiện.

Số cán bộ, chiến sĩ đi chuyến này được tuyển chọn trong số anh em có nhiều kinh nghiệm, đã từng tham gia nhiều chuyến vận chuyển chi viện vũ khí bằng đường biển. Đồng Chí Lê Văn Một1 được cử làm Thuyền trưởng, đồng chí Đặng Văn Thanh2

làm Chính trị viên, đồng chí Năm Sao làm Máy trưởng, cùng các thuyền viên dày dạn kinh nghiệm như: Ba Nhợ, Thắng Rô, Thưởng, Nam, Thiện, Sơn, Ngọc, Hoa, Năm. Trong đó, Nam và Sơn vốn là ngư dân Phước Hải, tham gia đoàn thuỷ thủ mở đường từ bến Lộc An ra Bắc năm 1962.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 64 - 69)