Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bến bã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 44 - 46)

1. Từ tháng 2 năm 1961 Tổng Quân ủy được gọi là Quân ủy Trung ương.

1.2.2. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bến bã

Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trên cơ sở đề án xây dựng lực lượng và tổ chức vận chuyển chi viện chiến trường của Bộ Tổng Tham mưu, được sự giúp đỡ của một số ban ngành địa phương, Đoàn 759 vận tải đường biển nhanh chóng xây dựng lực lượng, chuẩn bị phương tiện; tổ chức các chuyến đi trinh sát mở đường nhằm nắm chắc quy luật tuần tra, hoạt động trên biển của địch; hiệp đồng với các tỉnh ven biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ xây dựng các bến bãi tiếp nhận vũ khí.

Khi mới thành lập, Đồn 759 có 38 người, chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 603 cũ, 20 người trên các tàu từ Nam Bộ ra và một số cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng Khu 5, Khu 6 thạo nghề đi biển được lệnh vượt tuyến ra Bắc bằng đường bộ. Sau đó, Bộ Quốc phịng điều động bổ sung cho Đoàn một số cán bộ,

chiến sĩ (phần lớn là người miền Nam) từ Sư đoàn 338, các nơng trường qn đội, Đồn tàu đánh cá Hạ Long để thành lập các đội tàu. Đến cuối năm 1962, Đoàn được bổ sung thêm 90 cán bộ, thủy thủ được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ vận tải biển, trong đó có 37 cán bộ của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thủy sản.

Ngay sau khi thành lập, Đoàn đã tổ chức cho cán bộ, thủy thủ học tập văn hoá, chun mơn nghiệp vụ, chính trị, qn sự, kỹ thuật, tổ chức huấn luyện hàng hải để củng cố và nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ tổ chức chỉ huy chiến đấu trên biển; đặc biệt là năng lực đi biển và những hiểu biết về công tác vận chuyển trên biển.

Đồng thời chỉ huy Đoàn 759 tập trung soạn thảo đề án công tác. Cuối năm 1961, đề án công tác của Đoàn đã được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phịng thơng qua. Đề án gồm những vấn đề chính sau:

- Về phương tiện vận chuyển: Trước mắt, tận dụng những phương tiện vận chuyển thơ sơ, nửa hiện đại. Sau đó tổ chức nghiên cứu xây dựng các đội tàu tương đối hiện đại, khơng phụ thuộc vào thời tiết, gió bão. Khi có điều kiện, sẽ sử dụng những đội tàu có sức chở từ 200 đến 500 tấn mỗi tàu.

- Về phương thức hoạt động: Kết hợp hoạt động bằng phương thức hợp pháp và bất hợp pháp, trong đó lấy hoạt động hợp pháp làm phương thức chủ yếu. Quá trình vận chuyển phải chủ động, táo bạo, bất ngờ, hết sức lợi dụng sơ hở của địch để đưa hàng đến bến. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn phương án thật mưu trí, linh hoạt để đối phó với địch khi bị lộ. Khi đã bị lộ phải kiên quyết chiến đấu bảo vệ hàng, nếu cần thì có thể cho nổ tàu để giữ bí mật tuyến vận chuyển chi viện chiến trường bằng đường biển của ta. [31; 98-100]

Trong khi Đoàn 759 đang khẩn trương ổn định tổ chức, xây dựng lực lượng, đóng mới phương tiện thì theo lệnh của cấp trên, các lực lượng khác của hải quân cũng chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho cơng tác vận chuyển.

Công binh hải quân gấp rút tổ chức sửa chữa cầu cảng K15 ở Đồ Sơn và xây dựng mới cầu cảng K20 ở Bính Động (Hải Phịng).

Ngành qn khí tổ chức tẩy xố nhãn mác vũ khí, đạn để khơng cịn dấu vết gì chứng tỏ chúng có nguồn gốc từ miền Bắc và bao gói cẩn thận trước khi đưa xuống tàu.

Bộ Nội vụ phối hợp với Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố Hải Phịng tăng cường công tác bảo vệ vùng cảng Đồ Sơn và Bính Động. Khu 2, khu 3 Đồ Sơn - Hải Phòng được chọn làm nơi xuất phát đầu tiên của các con tàu "khơng số", vì ở đây có địa hình đảm bảo được bí mật và các yếu tố hàng hải khác. “Toàn bộ nhân dân ở khu 2, khu 3 Đồ Sơn theo đề nghị của Ủy ban hành chính thành phố Hải Phịng đã vui vẻ chuyển ra sinh sống ở khu 1, dành khu 2 và khu 3 phục vụ yêu cầu quân sự. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, không một ai trong số những người dân Đồ Sơn biết rằng chính nhờ có sự hy sinh thầm lặng đó, họ đã góp phần làm nên một kỳ cơng chiến lược của quân đội ta và cũng là của dân tộc ta”. [45; 42-45]

Để thực hiện đề án công tác đã được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phịng thơng qua, Đoàn cho tu sửa và sử dụng ngay số thuyền ở miền Nam ra. Đồng thời, theo u cầu của Đồn, Bộ Quốc phịng làm việc với Bộ Giao thông vận tải thống nhất giao nhiệm vụ cho Xưởng đóng tàu I Hải Phịng bí mật nghiên cứu thiết kế đóng 4 tàu vỏ gỗ, trọng tải 35 tấn, có máy đẩy và cột buồm giống kiểu tàu đánh cá của ngư dân Nam Bộ vẫn sử dụng để phục vụ cho công tác vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam bằng đường biển.

Đi đôi với việc xây dựng lực lượng, phương tiện cơ sở vật chất kỹ thuật, Đoàn khẩn trương nghiên cứu phương thức tổ chức vận chuyển, như nắm tình hình trên biển từ Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Cà Mau, nắm chắc các hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển của địch, xác định tuyến vận chuyển, tìm các bến nhận hàng ở miền Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)