Dựa vào dân phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các địa phương, ban ngành, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 119 - 122)

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN GIAI ĐOẠN 1959-

3.2. Dựa vào dân phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các địa phương, ban ngành, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè

địa phương, ban ngành, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam

Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Quốc phòng và sau này là Bộ Tư lệnh Hải quân đã xác định chi viện cho cách mạng miền Nam là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng đòi hỏi phải biết dựa vào dân,

phát huy sự đóng góp của nhiều lực lượng, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đơn vị, địa phương. Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân chủng luôn quán triệt và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, các nghị quyết của cấp trên, đặc biệt là Nghị quyết 15 (tháng 1 năm 1959) của Ban Chấp hành Trung ương khoá II và trực tiếp chỉ đạo Đoàn 759 (Đoàn 125) thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện chiến trường.

Cuối năm 1961, Bộ Quốc phòng quyết định lựa chọn, điều động một số cán bộ, chiến sĩ là người miền Nam từ khắp các đơn vị trong toàn quân về làm lực lượng nòng cốt, cùng với một số cán bộ các tỉnh ven biển miền Nam vượt tuyến ra Bắc, kết hợp với lực lượng trên các tàu, thuyền ở Nam Bộ ra Bắc nhận vũ khí để thành lập Đoàn 759. Việc lựa chọn cán bộ, chiến sĩ người miền Nam, kết hợp với cán bộ, chiến sĩ người miền Bắc được đào cơ bản từ các trường chuyên ngành trong và ngoài quân đội nhằm tận dụng khả năng, kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên các vùng sơng biển phía Nam kết hợp với kiến thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến và tạo sự gắn bó máu thịt, tình đồng chí đồng đội thân thiết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ hai miền Nam - Bắc, cùng chiến đấu vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhờ đó đã tạo ra động lực to lớn, giúp cho cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Để hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển chi viện miền Nam, cùng với việc xây dựng lực lượng vận chuyển ở đầu cầu phía Bắc, được phép của Bộ Quốc phòng, Quân khu 9 cũng thành lập Đồn 962 đầu cầu phía Nam để tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, trang bị từ các tàu của Đồn 759 chuyển vào đưa đến khắp các chiến trường. Lực lượng của các đơn vị này, chủ yếu là người miền Nam, được tăng cường thêm một số cán bộ, chiến sĩ Đồn 759. Trong suốt q trình vận chuyển chi viện miền Nam, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị thường xuyên được điều chuyển qua lại, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Chính vì vậy mà Đồn 962, Đồn 759 (125) ln gắn bó máu thịt với nhau, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ đặc biệt mà Đảng và Quân đội giao cho. Đó là một thành

cơng lớn trong tổ chức xây dựng lực lượng để thực hiện nhiệm vụ trên cả hai miền đất nước.

Trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân chủng Hải quân chưa có đủ khả năng thiết kế, chế tạo phương tiện vận chuyển cho Đoàn 759. Trước yêu cầu nhiệm vụ, Quân chủng đã chủ động quan hệ với các xí nghiệp đóng tàu trong nước và nước bạn để tổ chức đóng tàu cho Đồn 759. Nhờ sự ủng hộ hết lịng, sự đóng góp tích cực của các xưởng đóng tàu, xưởng cơ khí ở Hải Phịng, Quảng Ninh... và sự giúp đỡ của các nhà máy đóng tàu Trung Quốc mà Quân chủng Hải quân luôn kịp thời bảo đảm đầy đủ phương tiện cho Đoàn 125 thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường.

Ở đầu cầu phía Nam, nằm trong vùng kiểm sốt của địch, Qn khu 9 cũng khơng có cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền cho các đơn vị vận tải. Vận dụng kinh nghiệm huy động các cơ sở công nghiệp địa phương miền Bắc tham gia đóng mới phương tiện cho hải quân, các đơn vị thuộc Quân khu 9 đã bí mật liên hệ với các cơ sở đóng và sửa chữa tàu ở Biên Hồ, Vũng Tàu, Sài Gịn... th đóng mới, sửa chữa hoặc mua tàu để có phương tiện thực hiện nhiệm vụ.

Trong điều kiện đặc biệt khó khăn ấy, nếu khơng qn triệt, nhận thức đầy đủ vai trò, sức mạnh đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, không kịp thời huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ sở kỹ thuật của các bộ, ngành, sự giúp đỡ nhiệt tình, hy sinh to lớn của nhân dân các địa phương trên cả hai miền đất nước thì Đồn 125 khó có thể hồn thành nhiệm vụ chi viện chiến trường. Nhưng nhờ quán triệt, vận dụng tốt quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng nên các đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển chi viện miền Nam đã biết quan hệ, khai thác tiềm năng, huy động khả năng của các cơ sở kỹ thuật trong nước, tranh thủ sự viện trợ quốc tế để bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật cho nhiệm vụ vận chuyển bằng đường biển chi viện miền Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường hồ chí minh trên biển (1959 1965) (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)