Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.5. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
* Dụng cụ lấy mẫu
- Kim dài 18, cốc nhựa, sát trùng trước khi sử dụng - Bơm tiêm nhựa dùng một lần, gồm hai loại 2cc và 5cc
- Ống nghiệm to, dài đã được rửa sạch, sấy khô để chắt huyết thanh
- Lọ thuỷ tinh đã được rửa sạch, sấy khơ, rồi cho 10 ml HCl 0,01N đậy kín và bọc ni lơng
- Lọ thuỷ tinh đã được rửa sạch, sấy khô và cho chất chống đông máu citrat natri 5%.
* Tiến hành lấy mẫu và bảo quản
Lấy máu vào buổi sáng sớm khi bò chưa được cho ăn. Lấy máu ở tĩnh mạch cổ của bị. Tay trái lần tìm vùng tĩnh mạch cổ của bò, tay phải cầm sẵn kim lấy máu và lọ hoặc ống nghiệm. Khi đã xác định được vị trí lấy máu thì dùng ngón cái của tay trái ép vào cổ bò cho tĩnh mạch nổi rõ lên, tay phải dúi kim lấy máu vào vùng tĩnh mạch nổi rõ nhất. Khi máu đã ra cần bỏ một số giọt đầu tiên,
sau đó đưa ống nghiệm hoặc lọ thuỷ tinh vào hứng máu.
Với ống nghiệm lấy máu để chắt huyết thanh thì khi lấy máu cần hết sức nhẹ nhàng, giữ nguyên ống nghiệm ở tư thế nghiêng khoảng 450 so với mặt đất, khi đã lấy đủ lượng máu thì nhẹ nhàng đặt nghiêng ống nghiệm cố định một thời gian, sau đó chắt lấy huyết thanh cho vào lọ sạch, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 - 80C.
Với mẫu máu có chất chống đơng thì vừa lấy máu vừa lắc lọ đều và nhẹ nhàng để chất chống đơng hịa tan vào máu.
Với lọ mẫu để tiến hành kiểm tra độ dự trữ kiềm trong máu cần lấy lượng máu chính xác nên hút máu bằng bơm tiêm 1ml. Hút đúng 0,2ml máu và đẩy nhẹ vào lọ đựng sẵn 10ml HCL 0,01N.
Các mẫu cần được bảo quản tốt nơi râm mát, tránh ánh sáng, vận chuyển nhẹ nhàng và cần tiến hành làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Riêng với ống nghiệm để chắt huyết thanh cần giữ nguyên 12 - 24 giờ để chắt được nhiều huyết thanh và huyết thanh không bị lẫn các thành phần khác của máu.
* Phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê sinh học, tính tốn bằng phần mềm (chương trình) Excel.