2.4.1 .Tiêu hoá ở miệng
2.5. Bệnh viêm ruột tiêuchảy ở gia súc
2.5.2. Nguyên nhân gây viêm ruột tiêuchảy
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về ngun nhân gây viêm ruột tiêu chảy: những khiếm khuyết trong thức ăn, nuôi dưỡng, tác động của vi khuẩn và virus, vai trị của kí sinh trùng.
Những ghi chép lâm sàng và kết quả thực nghiệm của Wierer G. et al (1983) cho thấy, khẩu phần ăn mất cân đối, thức ăn bẩn,… thường dẫn đến viêm ruột tiêu chảy.
Theo Russel et al. (1991), thức ăn kém phẩm chất kích thích màng nhày
của ruột và gây viêm ruột tiêu chảy.
Nhận xét về nguyên nhân gây viêm ruột tiêu chảy của vật nuôi ở nước ta, Trịnh Văn Thịnh (1985); Hồ Văn Nam và cs. (1997) đều cho rằng: thức ăn kém phẩm chất (bẩn, nấm mốc,…), khẩu phần khơng thích hợp, ni dưỡng khơng đúng, thức ăn q nóng, quá lạnh,… là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá, viêm ruột tiêu chảy.
Các sai sót trong cơng tác quản lý, bảo quản chế biến thức ăn dẫn đến hậu quả thức ăn lên men, phân giải các chất hữu cơ sinh ra chất độc như indon, scatol, H2S,… tác động làm niêm mạc xung huyết, tăng mẫn cảm, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy (Buddle, 1992).
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985), lợn ăn quá nhiều, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, kém chất lượng, ôi thiu, mốc,…Cho ăn uống thất thường, khẩu phần ăn không hợp lý, dễ gây viêm ruột tiêu chảy ở lợn.
Theo Purvis et al. (1985); Wierer et al. (1983), sự mất cân đối chất dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn, thức ăn kém phẩm chất, thức ăn nhiễm bẩn thường dẫn đến viêm ruột tiêu chảy.
Theo kết quả nghiên cứu của Sử An Ninh (1995), yếu tố lạnh ẩm có tác động lớn đối với bệnh phân trắng lợn con, yếu tố này làm cho lợn con không giữ được cân bằng hoạt động của trục hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận, làm biến đổi hàm lượng ion Fe++, Na+, K+ trong máu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể lợn con dẫn đến viêm ruột tiêu chảy.
Ngày càng có nhiều tư liệu chứng tỏ rằng hệ vi khuẩn đường ruột, khi rối loạn tiêu hố - mơi trường thay đổi đã sinh sôi, sản sinh độc tố, tác động vào niêm mạc ruột làm viêm ruột nặng thêm, bệnh càng trầm trọng.
Theo Lê Văn Tạo, Phạm Sỹ Lăng (2005), các vi khuẩn sẵn có trong đường ruột, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tăng về số lượng và gây nên hiện tượng loạn khuẩn hoặc vi khuẩn từ ngoài nhiễm qua thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá rồi phát triển và gây bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quang (2004), trong phân bị bê ở trạng thái sinh lý bình thường có số lượng vi khuẩn bình qn là 18.742.500 vi khuẩn/1gram phân, khi mắc hội chứng tiêu chảy, số lượng vi khuẩn tăng lên tới 61.465.000 vi khuẩn/1gram phân.
Trước hết là Escherichia coli (E. coli), một vi khuẩn xuất hiện rất sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh, khoảng 2 giờ sau khi sinh. E. coli thường ở ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non. Trong đường ruột động vật, E. coli chiếm khoảng 80 % quần thể các vi khuẩn hiếu khí, đồng thời là tác nhân gây bệnh không thể phủ nhận.
Theo Sojka W.J, (1965), trong 187 bê thì có 96 con bị viêm dạ dày ruột do
E. coli gây ra, chủ yếu do các Serotype O101, O15, O78, O9 và một phần do
Serotype O117, O8 gây ra.
Theo Lê Minh Chí (1995), Enterotoxingenic E. coli đóng vai trị quan
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngồi nước đã chứng minh được vai trị gây hội chứng tiêu chảy của E. coli, thể hiện ở chỗ so với các mẫu xét nghiệm của gia súc bình thường thì các mẫu bệnh phẩm của gia súc tiêu chảy có tỉ lệ nhiễm E. coli cao hơn, đồng thời có hiện tượng bội nhiễm rất rõ, tổng số vi khuẩn E. coli/1gram phân tăng lên đáng kể.
Cũng như các vi khuẩn đường ruột khác, vi khuẩn E.coli gây bệnh cho
người và gia súc nhờ vào các yếu tố gây bệnh là yếu tố bám dính và độc tố ruột. Hầu hết các chủng E.coli gây bệnh đều sản sinh ra một hoặc nhiều kháng
nguyên bám dính. Các chủng khơng gây bệnh thì khơng có kháng ngun bám dính (Cater et al., 1995). Kháng nguyên bám dính cho phép vi khuẩn có thể bám vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào biểu mô ruột và trên lớp màng nhầy, chống lại sự đào thải của các tế bào ruột. Kháng nguyên bám dính hay Fimbirae có cấu trúc là một protein. Hiện nay, người ta đã phát hiện đến trên 30 yếu tố khác nhau, nhưng hầu hết các yếu tố bám dính này đặc trưng cho từng serotype của E.coli phân lập được từ các loài động vật khác nhau, trừ yếu tố F1 chung cho nhiều chủng E.coli.
Sau khi bám dính vào niêm mạc ruột, vi khuẩn E.coli sản sinh ra độc tố
ruột, làm thay đổi nước và chất điện giải của ruột, dẫn tới tiêu chảy.
Độc tố của E.coli bao gồm hai thành phần: độc tố chịu nhiệt và độc tố
không chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt (Heat stabile toxin - ST), chịu được nhiệt độ 1200C/15 phút. Độc tố không chịu nhiệt (Heat labile toxin - LT) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C/15 phút.
Song song với E. coli, trong hệ vi khuẩn hiếu khí của đường ruột, Salmonella chiếm tỷ lệ khá cao và vai trị của nó trong hội chứng tiêu chảy ở gia
súc đã được nhiều tác giả nói đến.
Kết quả điều tra của Nguyễn Quang Tuyên (1995), cho thấy, trâu bò tại một số vùng ở miền Bắc Việt Nam mắc hội chứng tiêu chảy chiếm một tỉ lệ khá cao và đã phát hiện vai trò của Salmonella là 38,55 % (ở trâu tiêu chảy); 42,60 % (ở bò ỉa chảy); 61,95 % (ở bê tiêu chảy) và 56,39 % ở nghé tiêu chảy.
Phan Thị Thanh Phượng (1988), thông báo kết quả đã phân lập thấy
Salmonella thường xuyên có trong đường ruột lợn và cho rằng: trong những điều
kiện chăn nuôi, quản lí kém làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở nên độc và phát triển mạnh mẽ gây viêm ruột tiêu chảy.
Theo Vũ Đạt và Đoàn Thị Băng Tâm (1995), khi phân lập phân trâu bò ỉa chảy thấy các serotype: S. Dublin, S. Enteritidis, S. Typhimurium,... và cho rằng vi khuẩn Salmonella đóng vai trị quan trọng trong quá trình sinh bệnh.
Vi khuẩn Salmonella đã được xác nhận là một nguyên nhân quan trọng
gây ra hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở trâu bị nói riêng.Theo Nguyễn Thị Oanh, Phùng Quốc Chướng (2003), tỉ lệ nhiễm Salmonella ở trâu tại ĐăkLăk là 45,36% và bò là 41,25%. Khi trâu bò ở trạng thái tiêu chảy có tỉ lệ nhiễm Salmonella cao hơn 1,5 lần so với trâu bò ở trạng thái khoẻ mạnh.
Nguyễn Quang Tuyên (1995), phân lập Salmonella ở phân trâu bò tiêu
chảy tại Bắc Thái, Ba Vì và Hà Nội cho thấy tỉ lệ nhiễm Salmonella cao hơn ba lần so với trâu bò khoẻ mạnh.
Theo Clarence (1991), Salmonella gây tiêu chảy ở ngựa trưởng thành gồm những serotype sau: Salmonella typhimurium. S. enteridis, S. agona, S. heidelberg và S. newport. Trong đó, serotype Salmonella typhimurium thấy xuất
hiện nhiều hơn các serotype khác.
Salmonellagây bệnh cho người và gia súc bằng các yếu tố gây bệnh là độc
tố và bằng các yếu tố gây bệnh không phải là độc tố.
Theo Jones and Richardson (1981), khả năng bám dính của Salmonella lên tế bào nhung mao ruột là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình gây bệnh. Mỗi loại vi khuẩn đều sinh ra một số yếu tố có cấu trúc đặc trưng để liên kết giữa chúng với điểm tiếp nhận trên tế bào, với Salmonella, đó chính là Fimbriae type 1- một dạng protein phân cực có cấu trúc bậc 1 bao gồm nhiều đơn vị xác định, có trọng lượng phân tử từ 8.000 đến 28.000 dalton (1 dalton= 10-27 gram).
Khi yếu tố bám dính Fimbriae của Salmonella có diện tích ion bề mặt trái với diện tích ion bề mặt tế bào nhung mao ruột thì điểm tiếp xúc có lực hút xảy ra và vi khuẩn bám dính lên bề mặt tế bào (Jones và cs., 1982). Như vậy, Fimbriae có nhiệm vụ quan trọng là tạo điều kiện cho Salmonella từ ruột đi vào biểu mô và phân tán vào các tổ chức khác của cơ thể.
Theo Lê Văn Tạo (1986), khả năng bám dính của vi khuẩn Salmonella lên tế bào biểu mô ruột là yếu tố gây bệnh quan trọng, nó giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vật chủ và gây bệnh.
Sau khi xâm nhập được vào trong tế bào, vi khuẩn Salmonella tiếp tục
sự xuyên bào mất tối thiểu là 4 giờ (Finlay and Falkon, 1988).
Đa số các trường hợp tiêu chảy do kế phát E. coli và Salmonella đều dẫn tới nhiễm trùng huyết.
Ngoài hai vi khuẩn E. coli và Salmonella thường xuyên có trong đường
ruột và được coi là những tác nhân gây bệnh quan trọng trong chứng viêm ruột tiêu chảy, cịn có nhiều tư liệu nói về vai trị của virus. Theo Clarence M. Fraser (1991), Rotal virus là loại virus chủ yếu gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở ngựa con. Nó có khả năng lây lan rất nhanh, chúng có thể lây cho cả đàn ngựa con trong 3 - 5 ngày, thường xảy ra với ngựa con dưới 2 tháng tuổi, tuy nhiên có thể nhiễm với cả ngựa trưởng thành. Hiện tượng tiêu chảy xuất hiện sau 4 -7 ngày hoặc sau vài tuần. Có thể chẩn đốn bằng cách quan sát dưới kính hiển vi điện tử hoặc làm phản ứng ELISA (phản ứng ELISA cho kết quả chính xác và nhanh nhất).
Theo Lê Văn Tạo và Phạm Sỹ Lăng (2005), kí sinh trùng kí sinh ở đường ruột làm tổn thương nơi kí sinh, có loại tiết độc tố, tác động đến cơ thể, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập.
Trong khi tiến hành nghiên cứu xác định các bệnh kí sinh trùng phổ biến ở bê nghé, Nguyễn Đức Tân và cs. bước đầu xác định được tỉ lệ nhiễm cầu trùng ở bê nghé tại các địa phương là 56,78 % và chúng có vai trị rất lớn trong hội chứng tiêu chảy của bê nghé.
2.5.3. Cơ chế sinh bệnh viêm ruột tiêu chảy
Tiêu chảy có thể do 1 trong 3 cơ chế hoặc kết hợp cả 3 cơ chế gây ra. - Hấp thu kém đơn thuần hoặc hấp thu kém kết hợp với lên men vi sinh vật dẫn đến tiêu chảy. Khi hấp thu kém, các chất chứa trong lịng ruột bị tồn đọng sẽ kích thích ruột tăng cường co bóp nhằm đẩy nhanh các chất đó ra ngồi.
- Tăng tiết dịch trong sự nguyên vẹn về cấu trúc ruột nhưng rối loạn chức năng chuyển hoá của ruột như trong Colibacillocis, độc tố đường ruột,…
- Tăng rỉ viêm trong các bệnh có đặc trưng tăng tính thấm thành mạch và tăng tính thấm biểu mơ.
Những nhân tố gây bệnh từ bên ngoài hay bên trong cơ thể tác động vào hệ thống nội thụ cảm của ruột sẽ làm trở ngại cơ năng vận động và tiết dịch của ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật đường ruột phát triển, làm tăng quá trình lên men và thối rữa trong ruột. Loại vi khuẩn lên men chất bột đường
sinh ra nhiều axit hữu cơ như a. acetic, a. aceto acetic, a.butyric, a.propyonic,…và các chất khí như CH4, CO2, H2,…Loại vi khuẩn phân giải protein sinh ra indol, scatol, crecol, phenol, H2S, NH3,…và các amino acid. Từ sự lên men và thối rữa đó đã làm thay đổi độ pH ở trong ruột và cản trở quá trình tiêu hố - hấp thu.
Trong q trình phát bệnh, các kích thích lý hố tác động và gây nên viêm, niêm mạc ruột xung huyết, thoái hoá, cơ năng tiết dịch tăng, đồng thời cộng với dịch thẩm xuất tiết ra trong quá trình viêm làm cho nhu động ruột tăng và gây nên tiêu chảy. Do bị tiêu chảy, con vật rơi vào tình trạng mất nước, mất các chất điện giải, máu đặc lại và gây nên hiện tượng toan huyết.
Những chất phân giải trong quá trình lên men ở ruột ngấm vào máu gây nhiễm độc, những chất khí sinh ra sẽ kích thích ruột làm tăng nhu động và gây đau bụng.
Do viêm lâu ngày làm cho vách ruột thay đổi về kết cấu: vách ruột bị mỏng, tuyến ruột bị teo, lớp tế bào thượng bì thối hố, tổ chức liên kết tăng sinh, trên bề mặt niêm mạc ruột bị loét hay thành sẹo, có những vết màu đỏ sạm hay đỏ nâu, ruột thường giảm nhu động và gây táo bón. Thức ăn trong ruột tích lại thường lên men và kích thích vào niêm mạc ruột lại gây tiêu chảy. Vì vậy con bệnh có hiện tượng táo bón, tiêu chảy xuất hiện xen kẽ có tính chu kì.
Trong thực tế, từ một cơ chế ban đầu, trong quá trình tiến triển thường kéo theo các cơ chế khác làm cho quá trình sinh bệnh ngày càng phức tạp thêm.