Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bò nuôi tại một số trang trại thuộc thành phố hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu

tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cơ thể gia súc. Máu còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, dưỡng khí cho các tổ chức và tế bào, vận chuyển các chất thải đến các khí quan bài tiết, máu là cầu nối liên hệ giữa các tổ chức khí quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, máu cịn có chức năng bảo vệ cơ thể như: thực bào, hình thành kháng thể, giữ áp lực keo của tế bào, điều tiết nước và nồng độ ion H+, tăng quá trình thải nhiệt trong cơ thể,...

Khi cơ thể ở trạng thái khoẻ mạnh thì những chỉ tiêu sinh lý của máu tương đối ổn định, khi những chỉ tiêu này thay đổi dù bất kì lý do nào, cơ thể đều rơi vào tình trạng bệnh lý. Dựa vào những thay đổi này, người ta có thể chẩn đốn tình trạng bệnh lý của gia súc. Do đó, việc xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu trở thành khâu quan trọng không thể thiếu được trong công tác chẩn đoán.

Do vậy, khi nghiên cứu sâu về đặc điểm bệnh lý ở bò viêm ruột tiêu chảy, chúng tôi tiến hành kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý của máu cả về số lượng và chất lượng.

Tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu của 32 bị viêm ruột tiêu chảy, trong đó có 17 bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính, 15 bị viêm ruột tiêu chảy mạn tính và 10 bị khoẻ làm đối chứng, kết quả thu được (bảng 4.4, 4.5, 4.6).

4.2.1. Số lượng hồng cầu

Bình thường, số lượng hồng cầu của các loài gia súc tương đối ổn định và số lượng này mang tính đặc trưng cho mỗi loài. Số lượng hồng cầu thay đổi tuỳ theo giống, tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể, chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Số lượng hồng cầu tăng cao hay giảm thấp tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của cơ thể, thông thường số lượng hồng cầu tăng trong các trường hợp mất nước như tiêu chảy nặng, nôn mửa, sốt cao, trúng độc (kim loại nặng, hoá chất,...), do thiếu dưỡng khí. Số lượng hồng cầu thường giảm trong các trường hợp thiếu máu, dung huyết, ký sinh trùng đường máu.

Bằng máy 18 chỉ tiêu huyết học (Hema Screen 18), chúng tiến hành xác định số lượng hồng cầu ở 42 bò. Kết quả thu được ở bảng 4.4.

Qua bảng 4.4 tơi thấy, số lượng hồng cầu trung bình ở bị khoẻ mạnh là: 6,25 ± 0,35 triệu/µl máu, dao động trong khoảng 5,35 -7,54 triệu/µl máu. Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997), số lượng hồng cầu của bò dao động trong khoảng 4,50 - 7,50 triệu/µl máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong phạm vi đó.z

50

Bảng 4.4. Số lượng hồng cầu, tỉ khối huyết cầu, thể tích bình qn của hồng cầu ở bị viêm ruột tiêu chảy

Chỉ tiêu theo dõi

Đối tượng nghiên cứu

Số lượng hồng cầu (triệu/ µl)

Tỉ khối huyết cầu (%)

Thể tích bình qn của hồng cầu (fl)

X± mx Dao động X± mx Dao động X± mx Dao động

Bò khoẻ (n= 10) 6,25 ± 0,35 5,35 -7,54 31,20 ± 0,14 29,10 - 33,35 49,90 ± 0,20 44,09 -54,39

Bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính (n= 7) 7,17± 0,66 6,23 - 8,15 34,18 ± 0,23 32,71-35,25 47,67 ± 0,52 44,47 - 52,25

Bị viêm ruột tiêu chảy mãn tính

(n=15) 5,76 ± 0,21 5,41- 6,26 30,60 ± 0,18 28,70 - 32,81 53,11 ± 0,12 47,90 -55,51

P < 0,05 < 0,05 < 0,05

Khi bò bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính, số lượng hồng cầu cao hơn so với bị khoẻ. Cụ thể từ 6,25 ± 0,35 triệu/µlmáu (ở bị khoẻ mạnh bình thường) tăng lên tới 7,71 ± 0,66 triệu/µl máu (ở bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính). Ở bị bị viêm ruột tiêu chảy kéo dài thì số lượng hồng cầu lại giảm so với bị ở trạng thái khoẻ mạnh bình thường (từ 6,25 ± 0,35 triệu/µlmáu ở bị khoẻ mạnh bình thường giảm xuống cịn 5,76 ± 0,21 triệu/µl ở bị viêm ruột tiêu chảy mãn tính).

Như vậy, khi bị bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính thì số lượng hồng cầu tăng và tăng theo mức độ của bệnh. Theo Vũ Triệu An và cs. (1978) trong bệnh viêm ruột tiêu chảy số lượng hồng cầu và hemoglobin trong máu tăng. Đây là hiện tượng tăng giả (do máu bị cô đặc). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định của các tác giả trên.

Theo chúng tôi, số lượng hồng cầu tăng là do con vật bị tiêu chảy, cơ thể bị mất nước và mất chất điện giải làm cho máu bị cô đặc, dẫn tới hiện tượng số lượng hồng cầu tăng cao (đây chỉ là hiện tượng tăng giả). Còn khi bò bị viêm ruột tiêu chảy kéo dài thì con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, đồng thời hệ thống niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn thương, không hấp thu được sắt, protein, vitamin C, vitamin B12,... dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo máu cho cơ thể, vì vậy con vật bị gầy yếu và suy nhược.

4.2.2. Tỉ khối huyết cầu

Xác định tỉ khối huyết cầu là chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đốn lâm sàng. Thơng qua việc xác định tỉ khối huyết cầu, người ta xác định được một số bệnh quan trọng của hệ máu, như thiếu máu hoặc các bệnh làm tăng số lượng hồng cầu.

Bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu, chúng tôi xác định tỉ khối huyết cầu của 10 bò khoẻ mạnh và 32 bò viêm ruột tiêu chảy. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy: tỉ khối huyết cầu trung bình của bị khoẻ mạnh là 31,20 ± 0,14%, dao động từ 29,10 - 33,35 %. Cũng như diễn biến của hồng cầu, tỉ khối huyết cầu ở bị viêm ruột có sự biến động rõ rệt.

Tỉ khối hồng cầu trung bình của bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính là 34,18 ± 0,23%, dao động trong khoảng 32,71 - 35,25%. Như vậy, tỉ khối hồng cầu ở bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính tăng so với bình thường là 2,98%.

Tỉ khối huyết cầu trung bình của bị viêm ruột tiêu chảy kéo dài lại giảm so với bò khoẻ mạnh từ 31,20 ± 0,14% giảm xuống còn 30,60 ± 0,18%, dao động trong khoảng 28,70 - 32,81%.

Nguyên nhân dẫn đến tỉ khối huyết cầu của bò viêm ruột tiêu chảy cấp tính cao hơn so với tỉ khối huyết cầu của bị khoẻ mạnh là do máu bị cơ đặc, làm cho số lượng hồng cầu tăng lên trong một đơn vị máu, dẫn đến tỉ khối huyết cầu so với thể tích máu tồn phần tăng. Cịn trong trường hợp viêm ruột tiêu chảy kéo dài, do đường tiêu hoá bị tổn thương nặng đã làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, hậu quả là cơ thể thiếu dinh dưỡng và nguyên liệu tạo máu, do vậy cơ thể thiếu máu dẫn đến tỉ khối huyết cầu so với thể tích máu tồn phần.

4.2.3. Thể tích bình qn của hồng cầu

Cùng với việc xác định tỉ khối huyết cầu, chúng tôi tiến hành kiểm tra thể tích bình qn hồng cầu của 10 bị khoẻ mạnh 32 bò viêm ruột tiêu chảy. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4.

Nhìn trên bảng 4.4 ta thấy: thể tích bình qn của hồng cầu ở bị khoẻ là 49,90 ± 0,20 (fl), dao động trong khoảng 44,09 - 54,39 (fl). Khi bò bị viêm ruột tiêuchảy cấp tính,thể tích bình qn của hồng cầu giảm xuống còn 47,67 ± 0,52 (fl), dao động trong khoảng 44,47 - 52,25 (fl). Nhưng ở bò viêm ruột tiêu chảy mạn tính, thể tích bình qn của hồng cầu lại tăng lên tới 53,11 ± 0,12 (fl), dao động trong khoảng từ 47,90 - 55,51 (fl).

Như vậy, ở bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính thể tích hồng cầu giảm. Theo chúng tơi, thể tích hồng cầu nhỏ lại khi bị bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính là phù hợp, vì khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước, máu bị cơ đặc lại, khi đó áp suất thẩm thấu trong tế bào hồng cầu thấp hơn bên ngoài, nước trong tế bào hồng cầu đi ra ngoài làm cho tế bào hồng cầu nhỏ lại .

4.2.4. Sức kháng của hồng cầu

Sức kháng hồng cầu là sức kháng của màng hồng cầu ở nồng độ muối NaCl loãng, ở nồng độ muối NaCl loãng mà hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức kháng tối thiểu; cịn ở nồng độ NaCl lỗng mà tồn bộ hồng cầu vỡ thì gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu.

Bảng 4.5. Sức kháng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố bình qn của hồng cầu ở bị viêm ruột tiêu chảy

Chỉ tiêu theo dõi

Đối tượng nghiên cứu

n Sức kháng hồng cầu (%NaCl) Hàm lượng Hb (g/dl) Lượng Hb bình quân (pg) SKTT SKTĐ X± mx Dao động X± mx Dao động X± mx X± mx Bò khoẻ 10 0,60 ± 0,03 0,46 ±0,01 10,78 ± 0,45 9,12 -11,28 15,70 ± 0,18 13,45 -16,32

Bò viêm ruột tiêu chảy cấp tính 17 0,64 ±

0,02 0,48 ± 0,01 13,54 ± 0,50 12,18 -15,01 13,68 ± 0,43 12,35 -14,56

Bị viêm ruột tiêu chảy mãn tính 15 0,62 ±

0,02 0,54 ± 0,02 11,48 ± 0,75 9,70 - 13,01 12,53 ± 0,75 11,20 -13,87

P < 0,05 < 0,05 < 0,05 > 0,05

Khi cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương thì hồng cầu sẽ phồng lên là nhờ màng hồng cầu có tính thẩm thấu. Nhưng sức kháng đó chỉ có giới hạn, nếu dung dịch quá nhược trương thì hồng cầu sẽ bị vỡ gọi là dung huyết. Ngược lại, cho hồng cầu vào dung dịch ưu trương thì nó sẽ bị teo nhỏ lại. Hồng cầu trong dung dịch đẳng trương sẽ giữ nguyên hình thái và thực hiện tốt chức năng của nó. Vì vậy, việc thử sức kháng hồng cầu có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp viêm ruột tiêu chảy.

Tôi tiến hành kiểm tra sức kháng hồng cầu của 10 bò khoẻ mạnh và 32 bò viêm ruột tiêu chảy. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Qua bảng 4.5 cho thấy, sức kháng hồng cầu của 10 bị khoẻ mạnh trung bình là:

Sức kháng tối thiểu (SKTT): (0,60 ± 0,03)% NaCl Sức kháng tối đa (SKTĐ): (0,46 ± 0,01)% NaCl

Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997), sức kháng hồng cầu của bò khoẻ mạnh là 0,74 - 0,64 (SKTT) và 0,46 - 0,42 (SKTĐ). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh sức kháng tối thiểu của hồng cầu có cao hơn một chút.

Khi bị bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính, sức kháng hồng cầu là giảm so với bò khoẻ cụ thể là: ở bò viêm ruột tiêu chảy cấp tính SKTT là 0,64 ± 0,02% NaCl; SKTĐ là 0,48 ± 0,01% NaCl

Ở bò viêm ruột tiêu chảy kéo dài: SKTT là 0,62 ± 0,02% NaCl, SKTĐ 0,54 ± 0,02% NaCl. Theo chúng tôi, sức kháng hồng cầu giảm khi bò bị viêm ruột tiêuchảy là do nồng độ muối trong máu giảm. Điều này cho thấy, trong quá trình điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy, khi tiêm truyền dịch cho gia súc cần chú ý dùng các loại dung dịch đẳng trương.

4.2.5. Hàm lượng huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu

* Hàm lượng huyết sắc tố

Huyết sắc tố (Hemoglobin, Hb) là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu và đảm nhiệm các chức năng của hồng cầu.

Huyết sắc tố là một loại protein phức tạp - cromprotein: protein màu, khối lượng phân tử bằng 70.000 ĐVC, được cấu tạo bởi một phân tử globin (96%) và 4 phân tử hem (4%). Chức năng của Hb là vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hoà độ pH của máu (chức năng đệm), vận chuyển khí O2, CO2; khi hồng cầu bị phá huỷ, Hb được dùng để tổng hợp sắc tố mật.

Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc thay đổi theo giống, loài, tuổi, tính biệt, điều kiện dinh dưỡng, bệnh tật và tỉ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu giảm hay tăng thì hàm lượng Hb cũng giảm hoặc tăng theo.

Do đó, trong chẩn đoán, việc định lượng huyết sắc tố (Hb) là rất quan trọng, không những cho ta biết rõ chức năng của hồng cầu mà cịn tìm được nguyên nhân của trạng thái thiếu máu.

Tiến hành định lượng hàm lượng huyết sắc tố ở 42 bị chúng tơi thấy: hàm lượng huyết sắc tố trung bình của bị khoẻ là 10,78 ± 0,45 g/dl, dao động trong khoảng 9,12 - 11,28 g/dl.

Trong khi đó, ở bị viêm ruột tiêu chảy cấp tínhhàm lượng huyết sắc tố tương ứng với sự tăng số lượng hồng cầu, cụ thể là 13,54 ± 0,30 gdl, dao động trong khoảng 12,18 - 15,01 g/dl.

Nhưng ở bò viêm ruột tiêuchảy kéo dài, hàm lượng Hb trung bình là 11,48 ± 0,75g/dl, dao động trong khoảng 9,70 - 13,01 g/dl (bảng 4.5).

* Lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu:

Mặc dù số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố tăng nhưng lượng huyết sắc tố bình quân trong mỗi hồng cầu ở bị viêm ruột tiêu chảy lại khơng biến đổi rõ so với bò khoẻ. Cụ thể là:

Hàm lượng huyết sắc tố bình qn ở bị khoẻ là 15,70 ± 0,18 pg, dao động trong khoảng 13,45-16,32 pg.

Hàm lượng huyết sắc tố bình qn ở bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính là 13,68 ± 0,43pg, dao động trong khoảng 12,35- 14,56 pg.

Hàm lượng huyết sắc tố bình qn ở bị viêm ruột tiêu chảy kéo dài là 12,53 ± 0,75 pg, dao động trong khoảng 11,20 - 13,87 pg.

Như vậy, ở bò viêm ruột tiêu chảy thì tình trạng bệnh lý khơng ảnh hưởng lớn đến hàm lượng huyết sắc tố bình quân trong hồng cầu (bảng 4.5).

4.2.6. Số lượng bạch cầu

Bên cạnh các xét nghiệm về hồng cầu, các xét nghiệm về bạch cầu cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Mỗi lồi gia súc đều có số lượng bạch cầu nhất định, nhưng khi cơ thể ở trạng thái bệnh lý thì số lượng bạch cầu thay đổi. Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực

56

Bảng 4.6. Số lượng bạch cầu và cơng thức bạch cầu ở bị bị viêm ruột tiêu chảy

Chỉ tiêu theo dõi

Đối tượng nghiên cứu n Số lượng bạch cầu (Nghìn/µl) Cơng thức bạch cầu (%) Bạch cầu ái toan Bạch cầu trung tính Lâm ba cầu (Lymphocyte) Bạch cầu đơn nhân Bạch cầu nhân gậy Bạch cầu nhân đốt X± mx Dao động X± mx X± mx X± mx X± mx X± mx Bò khoẻ 10 7,84 ± 0,24 6,93-8,56 7,40 ± 0,53 25,10 ± 0,75 6,93 ± 0,68 53,90 ± 1,10 6,70 ±0,85 Bị viêm ruột cấp tính 17 9,75± 0,38 8,54-10,65 5,64 ± 0,73 27,34 ± 0,85 9,45 ± 0,61 47,05 ± 0,32 10,52 ± 0,60 Bò viêm ruột mãn tính 15 8,63 ±0,27 7,21-9,34 4,23 ± 0,48 25,34 ± 0,60 10,03 ± 0,20 44,85 ± 1,20 15,28 ± 0,93 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

Ghi chú: Trong quá trình làm và đọc tiêu bản chúng tơi khơng tìm thấy bạch cầu ái khiềm

Ở trạng thái sinh lý bình thường, bạch cầu thường tăng khi vận động hoặc khi có thai và giảm theo độ tuổi. Khi cơ thể lâm vào trạng thái bệnh lý, số lượng bạch cầu thay đổi rất rõ rệt: bạch cầu thường tăng khi bị viêm nhiễm, có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc vật lạ và giảm khi bị suy tuỷ, nhiễm phóng xạ, các loại siêu vi trùng hay viêm não.

Để đếm số lượng bạch cầu ở 10 bò khoẻ và 32 bị viêm ruột tiêu chảy, tơi dùng máy 18 chỉ tiêu huyết học. Kết quả thu được ở bảng 4.6.

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: số lượng bạch cầu ở bị khoẻ trung bình là 7,84 ± 0,24 nghìn/µl máu, dao dộng trong khoảng 6,93 - 8,56 nghìn/µl. Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997), số lượng bạch cầu ở bò khoẻ dao động trong khoảng 6,60 - 9,30 nghìn/µl máu. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tơi nằm trong phạm vi đó.

Khi bò bị viêm ruột, số lượng bạch cầu tăng rõ rệt. Cụ thể ở nhóm bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính số lượng bạch cầu trung bình là 9,75 ± 0,38 nghìn/µl máu, dao động trong khoảng 8,54 - 10,65 nghìn/µl máu; ở nhóm bị viêm ruột tiêu chảy kéo dài, số lượng bạch cầu trung bình là 8,63 ± 0,27 nghìn/µl, dao động trong khoảng 7,21 - 9,34 nghìn/µl máu.

Sở dĩ như vậy, theo tôi đây là phản ứng của cơ thể khi có hiện tượng nhiễm khuẩn. Khi các nhân tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể có đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bò nuôi tại một số trang trại thuộc thành phố hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)