Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu
4.3.2. dự trữ kiềm trong máu
Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sản sinh ra axit là chủ yếu. Các muối kiềm trong máu có nhiệm vụ trung hồ các axít đi vào máu, nhờ đó mà độ pH của máu ln được ổn định. Lượng kiềm chứa trong máu gọi là độ dự trữ kiềm, đó chính là lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100ml máu.
Khi cơ năng tiêu hóa bị rối loạn, ruột bị viêm, các chất độc - sản phẩm của quá trình viêm, các chất phân giải do thức ăn khơng được tiêu hóa và do vi khuẩn thấm vào máu và nếu nặng làm thay đổi pH của máu, cơ thể thường rơi vào trạng thái trúng độc toan. Để tìm hiểu tình trạng đó, chúng tôi đã tiến hành định lượng độ dự trữ kiềm trong máu bò bị viêm ruột tiêu chảy bằng phương pháp Nevodop. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Kết quả thu được ở bảng 4.7 cho thấy: độ kiềm dự trữ trong máu ở bị khoẻ trung bình là 496,00 ± 0,41 mg%, dao động trong khoảng 480 - 520 mg%. Khi bò bị viêm ruột tiêu chảy, độ dự trữ kiềm giảm rõ: ở bị viêm ruột cấp tính, độ kiềm trong máu giảm còn 384,40±0,69 mg%, dao động trong khoảng 340 -
420 mg% và đặc biệt khi viêm ruột mãn tính chỉ cịn 357,40±0,39 mg%, dao
động từ 320-380 mg%, thấp hơn rất nhiều so với bò khoẻ.
Như vậy, khi viêm ruột tiêu chảy, độ dự trữ kiềm trong máu giảm nhiều, do cơ thể mất nước và các chất điện giải, khiến cân bằng axít - bazơ trong máu bị phá vỡ, cơ thể bò bệnh rơi vào trạng thái trúng độc toan, nhưng khi bệnh kéo dài chỉ tiêu đó như được cơ thể điều chỉnh. Điều này cho thấy việc xác định độ dự trữ kiềm trong máu là cần thiết, không những để đánh giá mức độ mất nước của bò viêm ruột tiêu chảy mà còn là cơ sở cho việc xác định loại dung dịch trong điều trị.