Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bò nuôi tại một số trang trại thuộc thành phố hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 49)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được nghên cứu từ 15 tháng 01 năm 2018 đến 15 tháng 7 năm 2018

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tiến hành nghiên cứu trên đàn bò lai Sind từ 2-3 năm tuổi bị viêm ruột tiêu chảy ngoài tự nhiên và cùng mức độ bệnh .

Căn cứ vào qui trình phịng bệnh của các trang trại đối với một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng trên đàn bò, chúng tơi loại trừ những bị tiêu chảy do ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.4.1. Một số chỉ tiêu lâm sàng 3.4.1. Một số chỉ tiêu lâm sàng - Trạng thái cơ thể - Thân nhiệt - Tần số hô hấp - Tần số tim mạch 3.4.2. Một số chỉ tiêu huyết học - Số lượng hồng cầu

- Tỉ khối huyết cầu (hematocrit) (TKHC) - Thể tích bình qn của hồng cầu

- Sức kháng của hồng cầu

- Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin - Hb)

- Số lượng bạch cầu - Công thức bạch cầu - Hàm lượng đường huyết - Độ dự trữ kiềm trong máu - Phản ứng Gros

- Hàm lượng men sGOT, sGPT - Protein tổng số trong huyết thanh - Các tiểu phần protein trong huyết thanh

- Hàm lượng natri và kali trong huyết thanh - Hàm lượng canxi huyết thanh

3.4.3. Xác định tổn thương bệnh lý đường ruột

- Tổn thương đại thể - Tổn thương vi thể

3.4.4. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Một số chỉ tiêu lâm sàng

- Biểu hiện lâm sàng của bò bị bệnh: bằng quan sát, theo dõi và ghi chép hàng ngày.

- Một số chỉ tiêu lâm sàng: bằng phương pháp khám thường qui.

3.5.2. Một số chỉ tiêu huyết học

- Số lượng hồng cầu (triệu/µl): xác định bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu (Hema Screen - 18).

Hình 3.1. Máy 18 chỉ tiêu huyết học

học 18 chỉ tiêu (Hema Screen - 18).

- Thể tích bình qn của hồng cầu(µm3) (V h/c)

- Sức kháng của hồng cầu (% NaCl): là sức kháng của màng hồng cầu ở nồng độ muối NaCl pha loãng.

+ Dụng cụ: giá để ống nghiệm, 20 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 20. + Hoá chất: nước muối 1%, nước cất.

+ Thao tác: nước muối được pha loãng với tỷ lệ nhất định theo bảng sau:

Các ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1% NaCl Nước cất Nộng độ% 1,4 0,6 0,7 1,36 0,64 0,68 1,32 0,68 0,66 1,28 0,72 0,64 1.24 0,76 0,62 1,20 0,80 0,60 1,16 0,84 0,58 1,12 0,88 0,56 1,08 0,92 0,54 1,04 0,96 0,52 Các ống 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1% NaCl Nước cất Nộng độ% 1,0 1,0 0,50 0,96 1,04 0,48 0,92 1,08 0,46 0,88 1,12 0,44 0,84 1,16 0,42 0,80 1,20 0,40 0,76 1,24 0,38 0,72 1,28 0,36 0,68 1,32 0,34 0,64 1,36 0,32

Mỗi ống cho 1 giọt máu, trộn đều để yên 10 - 15 phút rồi li tâm.

+ Kết quả: ở ống nghiệm hồng cầu bắt đầu vỡ, dung dịch có màu vàng, ít có hồng cầu lắng xuống dưới đáy, nồng độ muối của ống đó được gọi là sức kháng tối thiểu của hồng cầu (Minimal resistance). Ống hồng cầu vỡ hoàn toàn đầu tiên, dung dịch trong suốt màu đỏ, khơng có hồng cầu lắng xuống đáy, nồng độ muối của ống đó được gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu (Maximal resistance).

- Hàm lượng huyết sắc tố (g/dl): được xác định bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu (Hema Screen - 18).

- Nồng độ huyết sắc tố bình quân trong hồng cầu (g/dl) (NĐHSTbq): được xác định bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu

- Hàm lượng hemoglobin bình quân trong hồng cầu (pg) (HLHSTbq): được xác định bằng máy huyết học 18 chỉ

tiêu (Hema Screen - 18).

- Công thức bạch cầu (%): được xác định bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu (Hema Screen - 18).

- Hàm lượng đường huyết (mmol/l): định lượng bằng máy Glucometter. Đơn vị tính là mmol/ lít.

Hình 3.2. Máy định lượng đường huyết

- Độ dự trữ kiềm trong máu (mg%): được xác bằng phương pháp Nevodop, đơn vị tính là mg%

- Phản ứng Gros: mục đích là kiểm tra chức năng gan, đơn vị tính là số ml dung dịch Hayem làm kết tủa 1 ml huyết thanh bò.

- Hàm lượng men sGOT, sGPT (UI/l): bằng phương pháp Reitman - Frankel cải tiến, đơn vị tính là UI/lít.

- Protein tổng số trong huyết thanh (g%): được xác định bằng khúc xạ kế Zena

- Các tiểu phần protein trong huyết thanh (%): được xác định bằng phương pháp điện di huyết thanh trên phiến acetat cellulose, đơn vị tính là %.

bằng máy quang phổ hấp phụ, đơn vị tính là mEq/lít.

3.5.3. Xác định tổn thương bệnh lý đường ruột ở bị viêm ruột.

Chúng tơi mổ khám bị bệnh để kiểm tra bệnh tích ở đường tiêu hố, phát hiện những biến đổi đại thể. Sau đó lấy một số đoạn ruột có bệnh tích đặc trưng, ngâm trong dung dịch formol 10% (1 phần mẫu, 10 phần formol) để tiến hành làm tiêu bản vi thể.

3.5.1. Phương pháp làm tiêu bản vi thể

Chúng tôi sử dụng phương pháp làm tiêu bản vi thể tẩm đúc bằng paraffin theo Robert (1969) và Burn (1974), cắt dán mảnh bằng Microtom. Mỗi lợn bệnh chúng tôi tiến hành lấy mẫu ở mỗi cơ quan hai miếng bệnh phẩm rồi đúc thành một block. Mỗi block chúng tôi tiến hành cắt, nhuộm tiêu bản rồi chọn ra bốn tiêu bản đẹp, sau đó tiến hành soi dưới kính hiển vi để đọc kết quả bệnh tích vi thể.

Phương pháp bao gồm các bước sau:

1. Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất: lọ chứa Formol 10%, dao, kéo, panh kẹp, cốc đựng hố chất, phiến kính, máy đúc block, khn đúc, tủ ấm 370C, máy cắt mảnh microtom, nước ấm 48 - 520C, Xylen, Paraffin, thuốc nhuộm Haematoxilin, Eosin…

2. Lấy bệnh phẩm: bệnh phẩm là lách, hạch màng treo ruột, ruột, dạ dày, thận, tim, gan, phổi.

3. Cố định bệnh phẩm: ngâm miếng tổ chức vào dung dịch Formol 10% (chú ý thể tích formol phải gấp 10 lần bệnh phẩm và bệnh phẩm phải ngập trong Formol).

4. Vùi bệnh phẩm bao gồm các bước sau:

5. Rửa Formol:lấy tổ chức ra khỏi bình Formol 10%, cắt thành các miếng có chiều dài, rộng khoảng 4- 5mm cho vào khn đúc bằng nhựa. Đem rửa dưới vịi nước chảy nhẹ trong 24h để rửa sạch Formol.

6. Chạy mẫu:đưa mẫu vào hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động trong 18 tiếng. Lấy mẫu ra và tiến hành đúc block.

3.5.4. Xây dựng phác đồ điều trị ở bò viêm ruột cấp: chia bị bệnh làm 2 lơ và ứng dụng trên 2 phác đồ điều trị khác nhau. và ứng dụng trên 2 phác đồ điều trị khác nhau.

Điều trị thực nghiệm trên 12 bò, chia thành hai nhóm để thử nghiệm điều trị bằng hai phác đồ khác nhau:

Nhóm 1 (5 bị): điều trị bằng phác đồ 1 Nhóm 2 (7 bị): điều trị bằng phác đồ 2

Phác đồ 1:

Dùng kháng sinh Enrofloxaxin tiêm bắp với liều lượng 1ml/10kgP/ngày ; kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực:

Vitamin C 5% với liều lượng 20 ml/con/ngày B. Complex với liều lượng 10 ml/con/ngày

Thuốc trợ tim (Caphein natri benzoat 20%) 15 ml/con/ngày Nước lá chát với liều lượng 300ml/con/ngày.

Phác đồ 2:

Dùng kháng sinh Enrofloxaxin , kết hợp với các loại thuốc trợ sức trợ lực và nước lá chát với liều lượng như ở phác đồ 1, nhưng ở phác đồ 2 chúng tơi cịn bổ

sung thêm nước và chất điện giải vào cơ thể bò bệnh bằng phương pháp cho uống dung dịch Oresol với liều lượng 60 ml/kgP, đồng thời với việc dùng thuốc làm giảm tiết dịch và co bóp ruột (Atropin sunphat 1‰ với liều lượng 10 ml/con/ngày)

3.5.5. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu * Dụng cụ lấy mẫu * Dụng cụ lấy mẫu

- Kim dài 18, cốc nhựa, sát trùng trước khi sử dụng - Bơm tiêm nhựa dùng một lần, gồm hai loại 2cc và 5cc

- Ống nghiệm to, dài đã được rửa sạch, sấy khô để chắt huyết thanh

- Lọ thuỷ tinh đã được rửa sạch, sấy khơ, rồi cho 10 ml HCl 0,01N đậy kín và bọc ni lông

- Lọ thuỷ tinh đã được rửa sạch, sấy khô và cho chất chống đông máu citrat natri 5%.

* Tiến hành lấy mẫu và bảo quản

Lấy máu vào buổi sáng sớm khi bò chưa được cho ăn. Lấy máu ở tĩnh mạch cổ của bị. Tay trái lần tìm vùng tĩnh mạch cổ của bị, tay phải cầm sẵn kim lấy máu và lọ hoặc ống nghiệm. Khi đã xác định được vị trí lấy máu thì dùng ngón cái của tay trái ép vào cổ bị cho tĩnh mạch nổi rõ lên, tay phải dúi kim lấy máu vào vùng tĩnh mạch nổi rõ nhất. Khi máu đã ra cần bỏ một số giọt đầu tiên,

sau đó đưa ống nghiệm hoặc lọ thuỷ tinh vào hứng máu.

Với ống nghiệm lấy máu để chắt huyết thanh thì khi lấy máu cần hết sức nhẹ nhàng, giữ nguyên ống nghiệm ở tư thế nghiêng khoảng 450 so với mặt đất, khi đã lấy đủ lượng máu thì nhẹ nhàng đặt nghiêng ống nghiệm cố định một thời gian, sau đó chắt lấy huyết thanh cho vào lọ sạch, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 - 80C.

Với mẫu máu có chất chống đơng thì vừa lấy máu vừa lắc lọ đều và nhẹ nhàng để chất chống đơng hịa tan vào máu.

Với lọ mẫu để tiến hành kiểm tra độ dự trữ kiềm trong máu cần lấy lượng máu chính xác nên hút máu bằng bơm tiêm 1ml. Hút đúng 0,2ml máu và đẩy nhẹ vào lọ đựng sẵn 10ml HCL 0,01N.

Các mẫu cần được bảo quản tốt nơi râm mát, tránh ánh sáng, vận chuyển nhẹ nhàng và cần tiến hành làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Riêng với ống nghiệm để chắt huyết thanh cần giữ nguyên 12 - 24 giờ để chắt được nhiều huyết thanh và huyết thanh không bị lẫn các thành phần khác của máu.

* Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê sinh học, tính tốn bằng phần mềm (chương trình) Excel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Để làm rõ đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm ruột tiêu chảy của bò, chúng tơi tiến hành nghiên cứu trên 32 bị bị viêm ruột tiêu chảy cùng với 10 bò khoẻ làm đối chứng. Căn cứ vào mức độ và thời gian kéo dài của bệnh, chúng tơi chia bị bệnh thành 2 nhóm: nhóm bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính (thời gian tiêu chảy từ 7 ngày trở lại) và nhóm bị viêm ruột tiêu chảy mãn tính (thời gian tiêu chảy từ 8 ngày trở đi). Kết quả thu được, chúng tơi xin trình bày ở các phần dưới đây:

4.1. KẾT QUẢ THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU LÂM SÀNG 4.1.1. Thân nhiệt 4.1.1. Thân nhiệt

Thân nhiệt cao hay thấp hơn mức độ sinh lý bình thường đều được coi là một triệu chứng quan trọng của bệnh. Người ta có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đốn bệnh là cấp tính hay mãn tính. Dựa vào thân nhiệt đo hàng ngày, ta có thể theo dõi được kết quả điều trị và tiên lượng của bệnh.

Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở 10 bò khoẻ mạnh, 17 bị viêm ruột cấp tính và 15 bị viêm ruột mãn tính, tơi thu được kết quả ở bảng 4.1.

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, thân nhiệt của bò khoẻ mạnh trung bình là 38,50oC ± 0,23oC, dao động trong khoảng 37,63oC - 39,20oC. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Nam và cs. (1997), thân nhiệt của bò khoẻ dao động từ 37,50oC - 39,50oC. Kết quả nghiên cứu của tơi cũng nằm trong phạm vi đó.

Theo dõi sự thay đổi thân nhiệt của 32 bò viêm ruột tiêu chảy, kết quả cho thấy:

Nhóm bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính có thân nhiệt trung bình là 39,74oC ± 0,15oC, dao động trong khoảng 38,71oC - 40,25oC, có tăng lên rõ rệt so với thân nhiệt của bò khoẻ mạnh (38,50oC ± 0,23oC); nhóm bị viêm ruột tiêu chảy mãn tính có thân nhiệt trung bình 38,15oC ± 0,17oC, dao động trong khoảng 37,60oC - 38,50oC, thấp hơn chút ít so với thân nhiệt ở bị khoẻ mạnh bình thường.

Kết quả nghiên cứu của trên cho thấy: thân nhiệt tăng hay giảm tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của bò. Bệnh càng nặng thì nhiệt độ cơ thể càng tăng cao và ngược lại.

Theo Allen B.V và Frank C.J (1982), triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi bị nhiễm khuẩn là sốt cao. Như vậy, hiện tượng sốt của bò viêm ruột tiêu chảy phản ánh mức độ nhiễm khuẩn đường ruột của bò.

Bảng 4.1. Thân nhiệt, mạch đập và tần số hơ hấp của bị viêm ruột tiêu chảy

Chỉ tiêu theo dõi

Đốitượng nghiên cứu

Thân nhiệt (0C) Tần số tim mạch

(lần/phút)

Tần số hô hấp (lần/phút)

X± mx Dao động X± mx Dao động X± mx Dao động

Bò khoẻ 10 38,50 ± 0,23 37,63 - 39,20 67 ± 1,85 57 - 79 28 ± 1,53 25 - 31

Bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính 17 39,74 ± 0,15 38,71- 40,25 98 ± 1,70 84 -102 31 ± 1,63 28 -39

Bị viêm ruột tiêu chảy mãn tính 15 38,15 ± 0,17 37,60 -38,50 89 ± 1,95 86 - 92 26 ± 1,85 23 -32

P < 0,05 < 0,05 < 0,05

Sự tăng nhanh thân nhiệt của bị, theo chúng tơi là do sự mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Hai quá trình này hoạt động cân bằng nhau là nhờ sự điều hoà hoạt động của trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở hạ khâu não. Do tác động của vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn và những chất độc được sinh ra trong quá trình bệnh lý của cơ thể theo máu tác động vào trung khu điều hoà thân nhiệt, làm rối loạn chức năng điều hoà thân nhiệt dẫn đến mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, trong trường hợp này làm tăng quá trình sản nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến thân nhiệt tăng cao. Do vậy, ở bị bị bệnh cấp tính có triệu chứng sốt cao, còn ngược lại đối với bò viêm ruột ở thể mãn tính thì q trình sản nhiệt lại giảm và quá trình thải nhiệt tăng làm cho thân nhiệt thấp hơn so với bị khoẻ mạnh bình thường.

4.1.2. Tần số hơ hấp

Tần số hơ hấp là số lần hít vào thở ra trong một phút. Sự biến đổi tần số hô hấp cũng là một trong những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh.

Dùng ống nghe nghe vùng phổi kết hợp với việc đếm số lần lên xuống của hõm hơng của bị trong 1 phút để đo tần số hô hấp.

Kết quả theo dõi tần số hơ hấp được trình bày ở bảng 4.1.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: tần số hơ hấp trung bình của bò khỏe là 28 ± 1,53 lần/phút, dao động từ 25 - 31 lần/phút.

Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997), tần số hơ hấp của bị khoẻ nằm trong khoảng từ 10 - 30 lần/phút, kết quả của chúng tôi cao hơn một chút.

Tiến hành đo tần số hơ hấp của 32 bị viêm ruột tiêu chảy tôi thấy tần số hơ hấp của nhóm bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính là 31 ± 1,63 lần/phút, dao động từ 28 - 39 lần/phút. Khi viêm ruột kéo dài, tần số hô hấp của bò giảm còn 26 ± 1,85 lần/phút, dao động từ 23 - 32 lần/phút. Như vậy, theo tôi, tần số hơ hấp ở bị viêm ruột tiêu chảy biến động tương tự như thân nhiệt, khi viêm ruột tiêu chảy cấp tính, tần số hơ hấp tăng, khi viêm ruột tiêu chảy kéo dài, tần số hô hấp không tăng so với bị khoẻ, mà có xu hướng giảm hơn so với bị khoẻ bình thường.

Khi bị bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính, tần số hơ hấp tăng lên, theo tơi là do khi bị sốt cao, hàm lượng khí CO2 trong máu tăng, hàm lượng O2 giảm do phổi khơng đảm nhiệm được chức năng của mình. Trung khu hơ hấp hưng phấn nên con vật thở nhanh dẫn tới tần số hô hấp tăng cao. Đồng thời nó cũng là một

phản ứng sinh lý nhằm điều hồ q trình cân bằng nhiệt, tăng cường q trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bò nuôi tại một số trang trại thuộc thành phố hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)