Công thức bạch cầu, theo Schillinglà tỉ lệ % của 5 loại bạch cầu ái toan, ái kiềm, trung tính, lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân. Trong đó, bạch cầu trung tính còn được chia làm các loại: tuỷ cầu, ấu cầu, bạch cầu nhân gậy và bạch cầu nhân đốt, tuỳ theo mức độ thành thục của nhân. Ông có kết luận: trong máu của động vật khoẻ hoàn toàn không có tuỷ cầu, ấu cầu và bào tương cũng rất ít, không quá 0,5%; bạch cầu ái kiềm, ái toan, đơn nhân không nhiều; bạch cầu ái trung và lâm ba cầu chiếm tỉ lệ trên 50%.
Để xác định công thức bạch cầu, Armeth và Schilling đều dựa trên cơ sở là quan sát hình thái của nhân để phân biệt các loại bạch cầu. Hình dáng cụ thể của các loại bạch cầu được phân biệt như sau:
hoặc màu xám nhạt.
Bạch cầu ái kiềm (Basophil): hình tròn hoặc quả lê, nguyên sinh chất sáng, kết cấu không rõ, những hạt ái kiềm tròn, to nhỏ không đều, nhuộm màu tím đen, nhân thường đa dạng, nhuộm màu không rõ, có lúc hình lá.
Bạch cầu trung tính (Neutrophil): trong nguyên sinh chất có những hạt trung tính. Bạch cầu trung tính trong máu ngoại vi chỉ có hai loại bạch cầu nhân gậy và bạch cầu nhân đốt; các bạch cầu non, ấu cầu, tuỷ cầu rất ít, khoảng 0,5- 1%.
Tuỷ cầu (Myelocyte): nhân tròn, dài hoặc hình hạt đậu; nhuộm màu không đều, nguyên sinh chất nhuộm màu đỏ nhạt hoặc tím nhạt.
Ấu cầu: là trung gian của tuỷ cầu và bạch cầu nhân gậy, hình hạt đậu hoặc hình móng ngựa, kết cấu lỏng lẻo, nhuộm màu không đều, nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt.
Bạch cầu nhân gậy: hình tròn, nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt hoặc xám nhạt, chứa nhiều hạt nhỏ màu tím nhạt, nhân dài hình móng ngựa, hình chữ S hoặc hình gậy, nhuộm màu không đều.
Bạch cầu nhân đốt: già nhất, hình tròn, nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt, chứa nhiều hạt trung tính, nhân màu tím sẫm, phân ra làm 2-5 tiểu thuỳ.
Lâm ba cầu (LBC): nguyên sinh chất nhuộm màu xanh đậm, nhân tròn hoặc hình hạt đậu, màu tím sẫm, choán gần hết tế bào.
Bạch cầu đơn nhân lớn: là bạch cầu to nhất, hình tròn, nguyên sinh chất bắt màu xám nhạt, nhân hình tròn hoặc bầu dục, bắt màu tím nhạt, kết cấu lỏng lẻo.
Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc xác định số lượng bạch cầu, tôi còn tiến hành kiểm tra và phân loại bạch cầu. Trong nghiên cứu này, tôi xác định trên máy 18 chỉ tiêu huyết học. Kết quả xác định công thức bạch cầu của 10 bò khoẻ mạnh và 32 bò viêm ruột tiêu chảy được trình bày ở bảng 4.6.
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: công thức bạch cầu ở bò khoẻ là:
Tỉ lệ bạch cầu ái toan trung bình là 7,40 ± 0,53%, dao động trong khoảng 6,85 - 8,34 %.
Tỉ lệ lâm ba cầu trung bình là 53,90 ± 1,10 %, dao động trong khoảng 51,10- 55,47 %.
Tỉ lệ bạch cầu đơn nhân trung bình là 6,70 ± 0,85 %, dao động trong khoảng 5,20 - 7,65 %.
Tỉ lệ bạch cầu trung tính nhân gậy trung bình là 25,10 ± 0,75 %, dao động trong khoảng 23,34 - 28,25 %.
Tỉ lệ bạch cầu nhân đốt trung bình là 6,95 ± 0,68 %, dao động trong khoảng 5,51 - 7,93%.
Khi xác định công thức bạch cầu của nhóm bò viêm ruột tiêu chảy cấp tính, tôi thấy tỉ lệ bạch cầu ái toan và lâm ba cầu giảm nhưng bạch cầu đơn nhân lớn và bạch cầu trung tính lại tăng so với bình thường, cụ thể là:
Tỉ lệ bạch cầu ái toan trung bình là 5,64 ± 0,73%, dao động trong khoảng 4,68 - 6,34 %.
Tỉ lệ lâm ba cầu trung bình là 47,05 ± 0,32%, dao động trong khoảng 45,56 - 50,21 %.
Tỉ lệ bạch cầu đơn nhân trung bình là 10,52 ± 0,55 %, dao động trong khoảng 9,25 - 12,50 %.
Tỉ lệ bạch cầu trung tính nhân gậy trung bình là 27,15 ± 0,70 %, dao động trong khoảng 26,34 - 28,27 %.
Tỉ lệ bạch cầu nhân đốt trung bình là 9,45 ± 0,61 %, dao động trong khoảng 7,57- 11,43%.
Công thức bạch cầu của nhóm bò viêm ruột tiêu chảy kéo dài:
Tỉ lệ bạch câu ái toan trung bình là 4,23 ± 0,48%, dao động trong khoảng 3,85- 6,44 %.
Tỉ lệ lâm ba cầu trung bình là 44,85 ± 0,21 %, dao động trong khoảng 42,20 - 48,45 %.
Tỉ lệ bạch cầu đơn nhân trung bình là 15,28 ± 0,93 %, dao động trong khoảng 12,25 - 18,55 %.
Tỉ lệ bạch cầu trung tính nhân gậy trung bình là 25,34 ± 0,60 %, dao động trong khoảng 23,34 - 27,27 %.
Tỉ lệ bạch cầu nhân đốt trung bình là 10,03 ± 0,65 %, dao động trong khoảng 8,55 - 12,24%.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi không tìm thấy bạch cầu ái kiềm, tuỷ cầu và ấu cầu.
tính và bạch cầu đơn nhân lớn đều tăng. Theo chúng tôi, đây là phản ứng của cơ thể đối với sự viêm nhiễm. Khi một tác nhân lạ, nhất là vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, ngay lập tức các cơ quan tạo bạch cầu tiếp nhận thông tin và sản sinh ra bạch cầu trung tính đi vào ổ viêm. Tại đây, nó tiến hành thực bào và mở đường cho quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại sự viêm nhiễm.
Theo Vũ Triệu An (1978), bạch cầu ái toan tăng là do cơ thể bị nhiễm bệnh kí sinh trùng. Kết quả phân loại của tôi cho thấy, ở bò viêm ruột tiêu chảy, tỉ lệ bạch cầu ái toan giảm và bạch cầu trung tính tăng. Như vậy, trong trường hợp bò bị viêm ruột tiêu chảy, chứng tỏ quá trình viêm ruột ở đây chủ yếu là do nhiễm khuẩn ở đường ruột.
Hình 4.5. Các loại bạch cầu ở bò viêm ruột tiêu chảy 4.3. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA MÁU 4.3.1. Hàm lượng đường huyết
Động vật cần có năng lượng để duy trì sự sống cũng như mọi hoạt động bình thường của cơ thể. Glucoza là loại đường đơn mà cơ thể động vật thu được sau một loạt quá trình tiêu hóa hấp thu, sẵn sàng để được oxy hóa tạo năng lượng hoặc được dự trữ ở gan và cơ dưới dạng glycogen để sử dụng khi cần thiết. Hàm lượng glucoza trong máu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng
cũng như tình trạng sức khỏe của động vật. Khi cơ thể gia súc ở trạng thái bình thường thì hàm lượng đường huyết được điều hòa bởi hai quá trình sử dụng và hấp thu, vì thế nó luôn cân bằng.
Tiến hành định lượng đường huyết trong máu bằng máy Glucometter để xác định ảnh hưởng của bệnh đến quá trình hấp thu và sử dụng đường huyết. Từ đó đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả hơn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Hàm lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm trong máu ở bò viêm ruột tiêu chảy
Đối tượng Chỉ tiêu Bò khỏe (n= 10) Bò viêm ruột cấp tính (n= 17) Bò viêm ruột mãn tính (n=15)
X ± mx động Dao X ± mx động Dao X ± mx động Dao
Hàm lượng đường huyết (mmol/l) 6,40±0,25 6,20-7,40 3,40± 0,27 2,80-4,20 2,70±0,47 2,40-3,60 Độ dự trữ kiềm (mg%) 496,00±0,41 480-520 384,40±0,69 340-420 357,40±0,39 320-380 P < 0,05 < 0,05 < 0,05
Kết quả bảng 4.7 cho thấy : hàm lượng đường huyết trung bình ở bò khoẻ là 6,40 ± 0,25 mmol/l, dao động trong khoảng 6,20 - 7,40 mmol/l.
Khi bò bị viêm ruột tiêu chảy, hàm lượng đường huyết giảm rõ rệt so với bò khỏe. Đặc biệt, ở bò viêm ruột tiêu chảy mãn tính, hàm lượng đường huyết trung bình chỉ còn 2,70±0,47 mmol/l, giảm gần 3 lần so với bình thường ; ở bò viêm ruột tiêu chảy cấp tính, hàm lượng đường huyết trung bình là 3,40±0,27 mmol/l giảm gần 3,00 mmol/l so với bình thường.
Từ kết quả bảng số liệu 4.7, chúng tôi có nhận xét: khi bò bị viêm ruột tiêu chảy, đặc biệt là ở thể mạn tính, thì hàm lượng đường huyết giảm rất rõ so với bò khoẻ, do bò bệnh thường giảm ăn hoặc đôi lúc bỏ ăn, kèm theo đó là quá trình rối loạn tiêu hoá, làm giảm khả năng hấp thu các chất từ ruột non; chức năng gan bị rối loạn, càng làm trầm trọng quá trình thiếu năng lượng của cơ thể. Điều này cho thấy cần bổ sung năng lượng cho gia súc bệnh bằng phương pháp
4.3.2. Độ dự trữ kiềm trong máu
Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sản sinh ra axit là chủ yếu. Các muối kiềm trong máu có nhiệm vụ trung hoà các axít đi vào máu, nhờ đó mà độ pH của máu luôn được ổn định. Lượng kiềm chứa trong máu gọi là độ dự trữ kiềm, đó chính là lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100ml máu.
Khi cơ năng tiêu hóa bị rối loạn, ruột bị viêm, các chất độc - sản phẩm của quá trình viêm, các chất phân giải do thức ăn không được tiêu hóa và do vi khuẩn thấm vào máu và nếu nặng làm thay đổi pH của máu, cơ thể thường rơi vào trạng thái trúng độc toan. Để tìm hiểu tình trạng đó, chúng tôi đã tiến hành định lượng độ dự trữ kiềm trong máu bò bị viêm ruột tiêu chảy bằng phương pháp Nevodop. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Kết quả thu được ở bảng 4.7 cho thấy: độ kiềm dự trữ trong máu ở bò khoẻ trung bình là 496,00 ± 0,41 mg%, dao động trong khoảng 480 - 520 mg%. Khi bò bị viêm ruột tiêu chảy, độ dự trữ kiềm giảm rõ: ở bò viêm ruột cấp tính, độ kiềm trong máu giảm còn 384,40±0,69 mg%, dao động trong khoảng 340 - 420 mg% và đặc biệt khi viêm ruột mãn tính chỉ còn 357,40±0,39 mg%, dao động từ 320-380 mg%, thấp hơn rất nhiều so với bò khoẻ.
Như vậy, khi viêm ruột tiêu chảy, độ dự trữ kiềm trong máu giảm nhiều, do cơ thể mất nước và các chất điện giải, khiến cân bằng axít - bazơ trong máu bị phá vỡ, cơ thể bò bệnh rơi vào trạng thái trúng độc toan, nhưng khi bệnh kéo dài chỉ tiêu đó như được cơ thể điều chỉnh. Điều này cho thấy việc xác định độ dự trữ kiềm trong máu là cần thiết, không những để đánh giá mức độ mất nước của bò viêm ruột tiêu chảy mà còn là cơ sở cho việc xác định loại dung dịch trong điều trị.
4.3.3. Kiểm tra chức năng gan bằng phản ứng Gros
Theo Mayer D.J et al. (1992), các phản ứng lên bông nhằm nghiên cứu sự thay đổi về các tiểu phần protein huyết thanh, nhất là trong các trường hợp rối loạn chức năng gan.
Khi nghiên cứu áp dụng phản ứng Gros chẩn đoán bệnh gan trên trâu bò, Nguyễn Thị Kim Thành (1984), có nhận xét: kết quả phản ứng Gros với dung dịch Hayem phản ánh rất nhạy tình trạng rối loạn chức năng gan, kể cả trường hợp rối loạn nhẹ.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành làm phản ứng Gros để làm rõ tình trạng của gan trong bệnh viêm ruột tiêu chảy ở bò. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra chức năng gan bằng phản ứng Gros và hoạt độ men sGOT, sGPT trong huyết thanh bò viêm ruột tiêu chảy
Đối tượng Chỉ tiêu Bò khỏe ( n= 10) Bò viêm ruột cấp tính (n= 17) Bò viêm ruột mãn tính (n=15)
X ± mx Dao động X ± mx Dao động X ± mx Dao động Phản ứng Gros (ml Hayem) 2,40±0,08 2,40-2,60 1,50±0,02 1,30-1,70 1,25±0,01 1,00-1,45 sGOT (UI/l) 63,00±1,65 59,05-65,70 69,00±1,50 64,73-71,12 69,58±1,05 67,43-72,32 sGPT (UI/l) 31,20±0,47 30,12-33,47 34,00±2,40 32,84-35,16 40,05±0,67 37,41-42,64 P < 0,05 < 0,05 < 0,05
Qua kết quả bảng 4.8 cho thấy: ở bò bình thường lượng Hayem dùng để lên bông 1ml huyết thanh trung bình là 2,40±0,08 ml. Khi bò bị viêm ruột tiêu chảy, lượng Hayem cần dùng trong phản ứng thấp hơn bình thường rõ rệt từ 2,40±0,08 ml giảm xuống còn 1,50±0,02 ml ở bò viêm ruột cấp tính và 1,25±0,01 ml ở bò viêm ruột mạn tính. Hiện tượng này phản ánh sự rối loạn chức năng gan của bò viêm ruột tiêu chảy.
4.3.4. Hoạt độ men sGOT, sGPT trong huyết thanh
Men sGOT (serum-glutamat-oxaloaxetat-transminaza) và men sGPT (serum-glutamat-pyruvat-transminaza) có nhiều trong gan. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh hoạt độ của các men này trong huyết thanh thay đổi là dấu hiệu báo trước về tổn thương của tế bào gan.
Tôi xác định hoạt độ men sGOT và sGPT theo phương pháp Reitman và Frankel cải tiến nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa hoạt động của gan và mức độ của bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
* Men sGOT
Định lượng men sGOT trong huyết thanh của bò khoẻ cho thấy: hàm lượng trung bình là 63 ± 1,65 UI/l, dao động trong khoảng 59,05 - 65,70 UI/l. Trong khi đó, hàm lượng trung bình của men sGOT ở bò viêm ruột cấp tính là 69±1,50 UI/l; còn ở bò viêm ruột mạn tính là 69,58 ± 1,05 UI/l, cao hơn khá rõ
so với bò khoẻ.
* Men sGPT
Kiểm tra hoạt độ men sGPT trong huyết thanh của nhóm bò khoẻ, tôi thấy hàm lượng trung bình của nó là 31,20 ± 0,47 UI/l, dao động trong khoảng 30,12 - 33,47 UI/l. Còn hàm lượng men sGPT trong huyết thanh của nhóm bò viêm ruột cấp tính trung bình là 34 ± 2,40UI/l, cao hơn so với mức sinh lý bình thường. Đặc biệt, ở nhóm bò viêm ruột mãn tính, hàm lượng men sGPT trung bình là 40,05 ± 0,67 UI/l, cao hơn rất nhiều so với mức sinh lý bình thường là 31,20 ± 0,47 UI/l.
Như vậy, khi bò bị viêm ruột tiêu chảy thì hàm lượng men sGOT và men sGPT trong huyết thanh đều tăng lên do có sự rối loạn các chức năng của gan. Các sản phẩm của quá trình thối rữa của các loại thức ăn trong đường tiêu hoá của bò, cùng với độc tố do các loại vi khuẩn sinh ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến gan, cơ quan giải độc chính của cơ thể. Hàm lượng men sGOT tăng không nhiều, nhưng hàm lượng men sGPT tăng đáng kể, đặc biệt trong trường hợp bò viêm ruột tiêu chảy kéo dài.
4.3.5. Protein và các tiểu phần protein trong huyết thanh
* Protein tổng số trong huyết thanh
Protein tổng số trong huyết thanh bao gồm tất cả các protein có trong máu, không kể huyết cầu. Hàm lượng protein huyết thanh thấp hơn protein huyết tương vì nó không có fibrinogen. Protein huyết thanh giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của động vật. Nó đảm bảo độ nhớt huyết tương cần thiết cho máu và các bạch cầu, giữ áp lực keo để đảm bảo chuyển hoá các muối, vận chuyển các chất không hoà tan, tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Chính vì vậy, khi cơ thể động vật ở trạng thái khoẻ mạnh thì protein huyết thanh luôn được giữ ổn định bởi quá trình phân giải và tổng hợp protein.
Protein trong huyết thanh là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của động vật, nó có mối liên quan đến chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thu của ruột, chức năng tổng hợp của gan, …
Nhằm tìm hiểu tình trạng trao đổi proterin trong các trường hợp viêm ruột tiêuchảy ở bò, chúng tôi tiến hành định lượng protein tổng số bằng phương pháp khúc xạ kế Zena. Kết quả được tôi trình bày tại bảng 4.9.
Bảng 4.9. Hàm lượng Protein tổng số và tỉ lệ các tiểu phần Protein trong huyết thanh bò viêm ruột tiêu chảy
Đối tượng
Chỉ tiêu
Bò khỏe (n = 10) Bò viêm ruột cấp tính (n = 17)
Bò viêm ruột mãn tính (n = 15)
X ± mx Dao động X ± mx Dao động X ± mx Dao động
Protein tổng số (g%) 8,02±0,37 7,49-9,08 11,13±0,99 10,20-12,72 6,82±0,07 5,57-7,25 Các tiểu phần Protein (%) Albumin (%) 44,80±0,27 43,50-47,20 38,42±0,40 36,20-40,50 34,17±0,35 32,00-36,50 α Globulin (%) 22,81±0,17 21,00-24,20 21,09±0,28 19,10-22,80 19,70±0,35 18,20-20,50