2.4.1 .Tiêu hoá ở miệng
2.4.2. Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày của gia súc nhai lại gồm 4 túi, 3 túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) gọi chung là dạ dày trước. Dạ dày trước khơng có tuyến tiết dịch tiêu hố, chỉ có các tế bào phụ tiết dịch nhầy. Túi thứ tư là dạ múi khế, dạ này thực sự có các tuyến tiết dịch tiêu hố. Dung tích dạ dày bị rất lớn từ 140 - 230 lít, bê 95 - 150 lít.
Dạ cỏ được coi như “một thùng lên men lớn”, tiêu hố ở dạ cỏ đóng một vai trị hết sức quan trọng trong q trình tiêu hố của gia súc nhai lại: 50% vật chất khơ của khẩu phần được tiêu hố ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ, các chất hữu cơ của khẩu phần được biến đổi mà khơng có sự tham gia của enzim tiêu hố. Tiêu hoá cellulose và một số chất khác của thức ăn được thực hiện nhờ các enzim của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ.
Nhiệt độ trong dạ cỏ là 38- 410C, độ ẩm 80-90%, mơi trường yếm khí, nồng độ oxy nhỏ hơn 1%. Sự nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại lâu trong dạ cỏ, mơi trường ở dạ cỏ gần như trung tính (pH = 6,5-7,4) và tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hòa axit của các muối phosphat và bicacbonate trong nước bọt. Với các điều kiện như vậy, dạ cỏ là môi trường thuận lợi cho khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ sinh sản và phát triển (Vansoest, 1982; Allison, 1984).
Hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển rất đa dạng và phong phú, bao gồm 3 nhóm chính:
- Vi khuẩn (Bacteria): số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ rất lớn và rất đa
dạng. Hiện nay đã phát hiện thấy trong dạ cỏ có tới 200 lồi vi khuẩn khác nhau, số lượng có đến 109 vi khuẩn/1 gram chất chứa dạ cỏ (25 - 50 tỉ vi khuẩn/ml chất chứa), là chủng loại hoạt động mạnh nhất trong hệ vi sinh vật dạ cỏ (Cù Xuân Dần,1996; Lê Khắc Thận, 1985).
Hệ vi sinh vật dạ cỏ có nhiệm vụ phân giải cellulose, tinh bột, đường đơn và tạo ra các sản phẩm như a. lactic, a. succilic, a. foocmic,...
- Nguyên sinh động vật (Protozoa): số lượng protozoa có mặt trong dạ cỏ biến động từ 105-106 protozoa/1gram chất chứa dạ cỏ, trong đó 90,46 % thuộc loài Entodium; 6,9% thuộc loài Diplodinium và 2,645% thuộc loài Isotricha(Prins et al., 1980). Nhóm protozoa tấn cơng phân giải tất cả các thành
phần chủ yếu của thức ăn, kể cả các tế bào thực vật. Thơng thường thì nhóm
protozoa ln cạnh tranh với nhóm vi khuẩn bởi cả hai đều sử dụng chung một
nguồn thức ăn, ngoài ra chúng cịn ăn rất nhiều lồi vi khuẩn, sử dụng protein của vi khuẩn để tổng hợp thành protein của bản thân. Như vậy, protein thực vật trong cấu trúc của vi khuẩn được đặc trưng bởi sự thiếu một số a. amin không thay thế, đã được hấp thu bởi các lồi protozoa và được chuyển hố thành protein động vật để cung cấp cho vật chủ.
- Nấm (Fungi): Nấm trong dạ cỏ thuộc loại nấm yếm khí, khoảng 103 bào tử/1gram chất chứa dạ cỏ. Chức năng của nấm được mô tả như bước khởi đầu quan trọng, cơng phá ngun liệu khơng hịa tan của thành tế bào thực vật. Bắt đầu từ bên trong, chúng làm giảm độ chắc bền trong cấu trúc thực vật của thức ăn, do vậy làm tăng sự phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại, giúp cho vi khuẩn bám chắc vào các cấu trúc tế bào và tiêu hoá thức ăn. Nấm phá vỡ phức chất hemicellulose-lignin và lignin hịa tan nhưng thực tế chúng khơng phân huỷ được lignin, như vậy xơ mà được bảo vệ bởi lignin thì khả năng tiêu hố sẽ bị giảm rất nhiều.
Nấm phân lập được ở dạ cỏ bao gồm: Neocllimastix, Frontalispira Woonas Communis và Sphaecômnas Communis và nhiều loài khác cũng đã được phát hiện.
Như vậy, vai trò của hệ vi sinh vật dạ cỏ đối với tiêu hố thức ăn ở lồi nhai lại đặc biệt quan trọng. Loài nhai lại khơng thể tự tiêu hố được các loại
thức ăn mà nhờ vào hệ vi sinh vật dạ cỏ lên men thức ăn, đặc biệt là thành phần xơ trong thức ăn để tạo thành các axit béo bay hơi (VFA) cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cũng nhờ có hệ vi sinh vật dạ cỏ mà lồi nhai lại cịn sử dụng được các loại nitơ phi protein và tự đảm bảo nhu cầu vitamin K và nhóm B (Cù Xn Dần, 1996).
Q trình phân giải xơ được chia ra ba giai đoạn chủ yếu: - Cellulose Đường đơn (Cellobioza)
- Cellobioza Đường đơn (Glucoza) - Glucoza Axít béo bay hơi (VFA)
Động thái nhai lại: là đặc điểm tiêu hố sinh lí ở loài dạ dày bốn túi.
Thức ăn qua miệng được nhai dập rồi nuốt xuống dạ cỏ. Ở dạ cỏ, thức ăn mới được nhào bóp, trộn đều với thức ăn cũ, những thức ăn nhỏ được đưa vào dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế, cịn những loại to thì được ợ trở lại miệng để nhai lại. Trung bình một ngày đêm bò nhai lại khoảng 7 giờ. Trong khi nhai lại, dạ cỏ nhu động 3-5 lần/2 phút. Bò thường nhai lại khi yên tĩnh hoặc sau khi ăn 30-45 phút.
Nhờ có động thái nhai lại và hệ vi sinh vật dạ cỏ mà khả năng tiêu hoá chất xơ ở bò rất cao, lên tới 57-60% (Nguyễn Văn Thưởng, 2003).
Dạ tổ ong có chức năng đẩy thức ăn rắn và chưa được tiêu hoá hết trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy thức ăn đã được tiêu hoá vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các viên thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men thức ăn ở đây giống như ở dạ cỏ.
Thành dạ lá sách có những lá to nhỏ làm tăng diện tích bề mặt của chúng. Lông nhung được phủ khắp trên bề mặt làm tăng diện tích bề mặt lên 28% (Lauver, 1973). Dạ lá sách có nhiệm vụ chủ yếu là nghiền nát các tiểu phần thức ăn cùng với việc hấp thu nước và các ion Na+, K+,… hấp thu axít béo bay hơi trong dưỡng chất đi qua dạ lá sách. Cũng theo Lauver (1973) có khoảng 10% tổng số axit béo hình thành ở dạ cỏ, tổ ong và lá sách được hấp thu ở dạ lá sách; 25% Na+ và 10% K+ được hấp thu.
Dạ múi khế là bộ phận dạ dày tuyến gồm 2 phần: thân vị và hạ vị. Các tuyến ở dạ múi khế tiết liên tụcvì thức ăn ở dạ dày trước thường xuyên vào dạ múi khế. Mỗi lần cho ăn, dịch múi khế tăng tiết do có phản xạ tác dụng lên tuyến múi khế. Trong dịch múi khế có các enzim: pepxin, kimozin, lipaza; có pH là
2,17 - 3,14 ở bò và 2,5 - 3,4 ở bê. Q trình tiêu hố trong dạ múi khế giống như ở dạ dày đơn.