Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
1.2.3 Lý thuyết nhóm xã hội
“Nhóm xã hội là tập hợp người, ít hay nhiều, nhưng có những nét đặc điểm chung như quan điểm, sở thích hay hoạt động” (Giáo trình xã hội học đại cương,
2016). Khái niệm này có nguồn gốc từ nghệ thuật tiếng Ý (1688) và tiếng Đức. Theo từ nguyên học, nhóm xã hội là một tập họp người tạo thành một đơn vị hữu cơ trong nghệ thuật. Thế kỷ 18, từ này chỉ sự tập trung nhiều người ở cùng một địa điểm. Tới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thì khoa học xã hội, nhất là xã hội học và
tâm lý học bắt đầu quan tâm đến khái niệm này. Và từ đó, nhóm xã hội được định nghĩa là “ một tập hợp người có những nét đặc điểm chung”.
Để nghiên cứu nhóm xã hội, các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác giữa các thành viên của một nhóm và tương tác giữa nhóm với xã hội xung quanh. Từ đó người ta phân biệt “tương tác nội nhóm” và “tương tác ngoại nhóm”. Động năng của các quan hệ trong và ngồi nhóm cho thấy các quan hệ ngồi nhóm thường thuộc phạm trù tình cảm xã hội tích cực, trong khi các quan hệ ngoại nhóm lại thường thuộc phạm trù tình cảm xã hội tiêu cực. Từ đó, có một sự phân biệt khác trong xã hội đó là có hai nhóm: “nhóm thuộc tính” thể hiện tương tác nội nhóm và “nhóm quy chiếu” thể hiện tương tác ngồi nhóm. Các nhóm thuộc tính thường được xác định thông qua các biến số chung như: tuổi, giới tính, nguồn gốc tộc người, tôn giáo, nghề nghiệp; trong khi nhóm quy chiếu thường được định nghĩa thông qua các hội, đảng phái chính trị, giới thể thao, giới biểu diễn…(Giáo trình xã hội học đại cương, 2016).
Nghiên cứu nhóm xã hội theo nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Lewin (1890 - 1947). Ông là người bị ảnh hưởng của tư tưởng tâm lý học hình thức. Ơng cho rằng nhóm xã hội và mơi trường của nó thiết tạo nên một “trường” năng động. Sự ổn định và những biến đổi của trường ấy giải thích bằng sự vận động của các sức mạnh tâm lý xã hội. Ví dụ, chuẩn mực của nhóm có thể gây áp lực đối với các cá nhân trong nhóm hoặc chuẩn mực của nhóm có thể kháng cự lại những sự ảnh hưởng từ bên ngoài, hoặc ảnh hưởng đến chính nhóm ấy khi theo đuổi mục đích của mình. (Giáo trình xã hội học đại cương, 2016).
*Vận dụng lý thuyết vào đề tài
Lý thuyết nhóm trình bày cho chúng ta là những tập hợp người có những nét đặc điểm chung như: quan điểm, sở thích hay hoạt động. Với đề tài nghiên cứu này, tơi muốn vận dụng lý thuyết nhóm để phân tích những tác động của nhóm đối với việc thực hành nghi lễ của người nhập cư. Vì khi người nhập cư tham gia sinh hoạt tại bất cứ giáo xứ nào, họ cũng được mời gọi tham gia vào các nhóm sinh hoạt của nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện và phục vụ mọi hoạt động cũng như sinh hoạt của nhà thờ. Chính vì thế, người nhập cư khi mới đến nơi ở mới vẫn còn cảm thấy khá
lạc lõng sẽ tìm đến các nhóm sinh hoạt trong giáo xứ và từ đó có nhiều tương quan tốt đẹp hơn. Hơn nữa, với lý thuyết nhóm của Lewis đề tài muốn làm nổi bật về sức mạnh về chuẩn mực nhóm có thể gây áp lực với cá nhân và giúp cá nhân thi hành những quy định của nhóm cách trung thành. Hơn nữa cịn có khả năng lôi kéo cá nhân đến những thực hành tôn giáo cách thường xuyên.