Lý thuyết về di dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 34 - 35)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2.4 Lý thuyết về di dân

“Lý thuyết của Ravestein là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường phái cổ điển có vào cuối thế kỷ XIX. Theo ơng, di dân xảy ra sớm bởi tiến trình cơng nghiệp hóa và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia. Mặt khác, di cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người sống ở khu vực nghèo khổ và kém phát triển thường có xu hướng tìm đến những khu vực phát triển hơn. Lý thuyết này bị một số học giả phê phán vì nó khơng tính đến yếu tố văn hóa, tâm lý, nhữngyếu tố con người có ảnh hưởng mạnh đến q trình di cư”. (Vũ Thùy Dung, 2009: 21).

“Lý thuyết của Lewis ra đời vào năm 1950, trong bối cảnh các nước thế giới thứ ba bước vào q trình cơng nghiệp hóa dẫn đến sự bùng nổ của làn song di cư từ nông thôn ra các thành phố cơng nghiệp và các đơ thị. Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn : “Sự phát triển kinh tế đối với

việc cung cấp không giới hạn về lao động” (Economic Development with Unlimited Suplies of Labuor, 1954). Theo ông những lý do sau đây làm cho người ta di cư từ

nông thôn ra thành thị: Thứ nhất sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng các khu vực cơng nghiệp địi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng: Sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông thơn dư thưa, số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội việc làm tại các khu cơng nghiệp và thành phố có nhu cầu tuyển dụng. Lewis coi đây là sự điều tiết có tính tự nhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực, các ngành nghề. Thứ hai là do sự chênh lệch về mức lương giữa nông thôn với đô thị. Sự di cư lao động này sẽ dừng lại khi mức lương ở đô thị cân bằng với mức thu nhập với người dân nông thôn. Từ quan điểm này người ta gọi lý thuyết của Lewis là mơ hình cân bằng”. (Vũ Thùy Dung, 2009: 21)

“Lý thuyết di cư của Lee được thể hiện trong cuốn: “Một học thuyết chung

về di cư” (A general theory of migration,1966) đã tổng kết một số yếu tố quyết

định về di cư của người dân từ nơng thơn ra thành thị. Ơng chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố tiêu cực- nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở q nhà; nhóm yếu tố tích cực- sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến. Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến. Ngồi ra, Lee cịn phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc di dân đó là: nhận thức, sự thơng minh, hiểu biết, của người di dân qua kinh nghiệm và qua các kênh truyền thông, qua bạn bè, họ hàng”. (Vũ Thùy Dung, 2009: 21)

*Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Với lý thuyết về di cư của Lewis cho chúng ta vận dụng để phân tích việc xuất hiện nhiều những khu cơng nghiệp tại các thành phố lớn vì thế thu hút rất nhiều nhân công tại các miền quê khác nhau lên thành phố tìm kiếm cơng việc tốt hơn. Với đề tài nghiên cứu này, lý do di cư của người nhập cư Công giáo cũng khơng nằm ngồi những lý do về kinh tế: thu nhập, tìm kiếm việc làm tốt hơn ở thành phố. Chính vì thế, lý thuyết về di dân giúp ta có cơ sở để phân tích những lý do dẫn đến việc di dân mà cịn tìm kiếm những ngun nhân dẫn đến việc thay đổi chỗ ở của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 34 - 35)