Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 36 - 39)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Cổ Nhuế

Theo cuốn Thăng Long Hà Nội- Từ điển địa danh làng xã ngoại thành Hà Nội, xã Cổ Nhuế xưa có tên Nơm là Kẻ Noi, thuộc tổng Cổ Nhuế phủ Hoài Đức. Thời Pháp thuộc, trước năm 1942, sau khi bỏ cấp tổng, Cổ Nhuế gồm 3 xã (thời nhà Nguyễn) là Trù Đống, Hồng (cịn gọi là Cổ Nhuế Hồng), Viên (cịn gọi là Cổ Nhuế Viên). Năm 1945, ba xã này thuộc quận 5 ngoại thành. Tới năm 1961, xã Cổ Nhuế được thành lập, các xã cũ trở thành thôn…, là một xã của huyện Từ Liêm cho đến nay. Kẻ Noi xưa là làng nơng nghiệp, có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi. Song đến năm ất Mão niên hiệu Duy Tân (1915), đê Liên Mạc bị vỡ làm phần lớn đồng ruộng của nơi đây bị cát bồi lấp, từ chỗ cấy được hai vụ đến đây chỉ cấy được một vụ mùa, còn vụ chiêm phải chuyển sang trồng ngô, khoai lang xen đậu đỗ các loại. Từ năm 1920, do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên dân hai làng đã tìm học được nghề may để sinh sống. Từ một vài nhà ban đầu, đến năm 1935 cả hai làng đã có vài trăm hộ làm, rồi lan sang cả xã. Rất đông thợ may của hai làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính, nhiều người có vốn mở hiệu may riêng. Một số chủ hiệu thợ may ở phố Hàng Trống phải lấy tên một thợ may giỏi người Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu của mình để thu hút khách hàng… (Bùi Thiết, 2010)

Theo Điều 1.1b Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện từ liêm để thành lập hai quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội số 132 NQ/CP ngày 27.12.2013. Việc thành lập phường Cổ Nhuế 1 với diện tích như sau: “Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số (217,70 ha

và 33.346 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 1 có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718 nhân khẩu” và phường Cổ Nhuế 2 với tổng diện tích như sau: “Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số cịn lại (403,43 ha và 44.488 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 2 có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.780 nhân khẩu” (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet- 132-NQ-CP-nam-2013-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-Tu-Liem-Ha-Noi-

217666.aspx).

1.4.2 Đôi nét về giáo xứ Cổ Nhuế và giáo họ Hồng Thơn

Giáo xứ Cổ Nhuế nằm tọa lạc trên đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, và giáo họ Hồng Thơn nằm trên đường Trần Cung thuộc phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội . Đây là hai nhà thờ có số giáo dân nhập cư và khơng nhập cư tham gia trả lời nghiên cứu.

Tin Mừng đến với Giáo xứ Cổ Nhuế từ năm 1883, thời cha cố Mỹ, và cũng trong năm nay Giáo xứ Cổ Nhuế được thành lập. Sau một năm thành lập Giáo xứ, một số gia đình đã dâng hơn 15.000 m2 ruộng đất để cày cấy để làm nhà thờ, trong đó có Bà Tổng Chiêu thơn Hồng dâng 3600m2. Nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1884 bằng tường gạch, cột gỗ, mái ngói. Đến tháng 12 năm 1947, nhà thờ này bị cháy chỉ còn bốn bức tường. Năm 1953 cha cố Giuse Trần Ngọc Liễn cho tu sửa lại ngôi nhà thờ bị đốt cháy và đến năm 1954, Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê về dâng lễ tạ ơn khánh thành. Mặc dù đã được tu sửa lại nhưng sau một thời gian nhà thờ bị xuống cấp. Do đó, ngày 05/03/2014 Đức Tổng Giám mục Phêrơ đã ký văn bản chấp thuận cho giáo xứ Cổ Nhuế được giải hạ nhà thờ cũ để xây dựng ngôi nhà thờ mới này; và ngày 28/11/2014 thành phố Hà Nội đã cấp phép xây dựng nhà thờ cho giáo xứ (Lược sử nhà thờ Cổ Nhuế). Nhà thờ được hoàn tất năm 2016 ở tầng trên và năm 2017 hoàn thiện nốt khu tầng trệt để làm nơi cho các em thiếu nhi học giáo lý và các sinh hoạt khác. Ngày 06.10.2018, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sẽ đến làm lễ cung hiến Thánh đường và khánh thành nhà thờ.

Theo trí nhớ của một người giáo dân không nhập cư cao tuổi tại giáo xứ Cổ Nhuế và cũng là cháu 4 đời của cụ Tổng chiêu và hồi nhỏ có ở trong nhà xứ cùng với cha Cố Liễn cho biết:

“Từ thời đầu lập xứ, có tất cả 23 Cha đã từng coi sóc giáo xứ Cổ Nhuế-

Kẻ Noi. Đó là: Cố Mỹ, Cha Quang, Cha Trọng, Cha Tri, Cha Lại, Cha Loan, Cha Huân, Cha Hanh, Cha Đề, Cha Liễn, Cha Kỷ, Cha Tư, Cha Cung (Cha Tư, Cha Cung, Cah Kỷ là phó xứ), Cha Tông, Cha Lãng, Cha Sinh, Cha Tám, Cha Ngân, Cha Khải, Cha Long, Cha Hòa, Cha Hy và Cha Ban. Có 6 Cha đến làm lễ rồi về nơi khác ở còn 17 vị trị nhậm tại xứ. Trong khu vực xứ, xứ Kẻ Bạc được thành lập sớm nhất (1866), tiếp đến là Kẻ Noi- Cổ Nhuế (1883), rồi đến Phùng Khoang, Kẻ Bưởi, Thụy Ứng (Phùng). Về người nhập cư: trước đây có ít hoặc rất ít người nhập cư. Đến năm 1964, Mỹ đánh bom miền Bắc, có một số gia đình là gia đình ơng Bính, Ơng Hy, Ơng Nhân từ xứ Nhà Thờ lớn về sơ tán, ở tạm nhà Hội Tiểu nhi (nhà mụ) hoặc xin đất làm nhà xung quanh khu nhà thờ. Đến năm 1967-1968, có các gia đình ở xứ Báo Đáp (Nam Định) đến sinh hoạt cùng cộng đồn như gia đình Cụ Đoan, Ơng Khê, Ơng Toản. Làng Cổ Nhuế có 3 giáo họ: gồm Hồng, Đống, Trù và nhà thờ giáo xứ. Ngồi ra cịn các họ lẻ như: Miêu Nha, Phúc Lý, Tây Tựu, Đức Diễn, Phú Mỹ, Cao Đỉnh, Ngọc Mạch”.

(PVS Nam, 66 tuổi, giáo dân – cháu 4 đời của Cụ Tổng Chiêu, người không nhập cư)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NHẬP CƯ Ở HÀ NỘI ĐANG THAM GIA SINH HOẠT

TẠI GIÁO XỨ CỔ NHUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 36 - 39)