Tiêu chí Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Thường xuyên đọc kinh cầu nguyện 1 lần
đến nhiều lần trong ngày *(df= 6. X2=23.196a,p =0,001)
71 45,8 150 67,6
Nguồn: Số liệu khảo sát
Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ thực hành đọc kinh cầu nguyện *(df= 6. X2=23.196a,p =0,001). Nữ có tỷ lệ đọc kinh cầu nguyện từ 1 đến nhiều lần trong ngày chiếm 67,6% cao hơn nam giới đọc kinh cầu nguyện từ 1 đến nhiều lần trong ngày chỉ chiếm 45,8%.
“Sáng thì đọc kinh Chúa Thánh Thần. Nếu hơm nào rảnh thì lần hạt 50 kinh Kính Mừng, 3h chiều thì làm giờ thương xót, buổi tối cả gia đình cũng đọc kinh. Tính em thì cứ ra khỏi nhà là đọc kinh. Về nhà thì em nghe nhạc thánh ca. Em khơng biết nhưng nhiều khi là mình thích”.
(PVS 4, Nữ, 35 tuổi, nội trợ, nhập cư dài hạn) Như vậy, ta thấy nữ giới đọc kinh cầu nguyện nhiều hơn nam giới và thậm chí đọc kinh bất cứ lúc nào. Đối với nữ giới đọc kinh khơng cịn chỉ là theo thói quen mà cịn có cả sự u thích trong đó.
Mối liên hệ giữa yếu tố cá nhân với việc đọc kinh cầu nguyện, tham dự nghi lễ chủ nhật và các cử hành Bí Tích
Con người ta bất cứ khi nào làm một việc gì đều có mục tiêu và ngun nhân cụ thể. Lý thuyết lựa chọn duy lý dựa trên một số giả định chính như sự tính tốn của chủ thể hành động về mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí khi thực hiện hành động. Các chủ thể ln cố gắng để có được lợi ích nhiều nhất với chi phí nhỏ nhất khi hành động. Sự trao đổi khơng chỉ bao gồm các nguồn lực vật chất mà còn cả các yếu tố cảm xúc, tinh thần, biểu trưng…” (Phạm Minh Anh, 2016: 114)
“Trước khi vào nhà thờ em làm dấu đọc kinh và trước khi đi giao hàng em làm dấu và đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi. Hơm đó em đi giao hàng xuống dưới
kho. Mình phải đợi xếp hàng đến lượt mình thì mình mới được giao. Vợ em bảo đọc kinh cầu xin Chúa để xuống dưới kho giao luôn rồi về. Đúng là xuống dưới kho đến nơi chỉ có một người rồi đến lượt mình ln”.
(PVS nam, 37 tuổi, bán bắp rang bơ, nhập cư dài hạn)
“Có chứ, thấy động lực cho đức tin mình tốt hơn. Hai nữa là mình đi lễ cũng được mọi người giúp đỡ thì cuộc sống của mình yên ổn”
(PVS nam, 37 tuổi, bán bắp rang bơ, nhập cư dài hạn) Như thế, người Công giáo nhập cư đến với Chúa qua cầu nguyện, tham dự các nghi lễ ngày thường, nghi lễ ngày Chủ Nhật cũng như cử hành các Bí Tích vừa là để cầu bình an, vừa để xin Thiên Chúa những ơn ban cần thiết giúp mình vượt qua những khó khăn, được khỏi bệnh, được may mắn trong kinh doanh và có cuộc sống vật chất ổn định… và còn nhiều những điều cụ thể khác mà theo lý thuyết trao đổi xã hội thì cho rằng con người tham gia vào tôn giáo tức là tham gia vào một quá trình trao đổi. “Tuy nhiên, sự trao đổi này không hẳn là sự trao đổi vật chất mà là một sự trao đổi có tính “tượng trưng”. Khi tham gia vào quá trình trao đổi này, chi phí của con người có thể là hữu hình, nhưng phần thưởng thường lại vơ hình như sự động viên, niềm tin, cảm giác thanh thản... sau khi tham gia các nghi lễ hay hoạt động tôn giáo”. (Phạm Minh Anh, 2016)
“Thực ra là mỗi lúc tôi đi dự Thánh lễ xong tôi cảm thấy tinh thần tốt hơn rất nhiều. Kể cả ngày thường hay ngày chủ nhật. Cứ mỗi khi tham dự Thánh lễ về thì cảm thấy đầu óc rất dễ chịu. Thứ hai nữa là tơi muốn đến nhà thờ để tìm sự bình an trong lịng và muốn cầu xin bình an cho những người thân trong gia đình mình. Hoặc khi tơi quyết định tham gia dự án, đó là những quyết định khó khăn thì phải xin ơn soi sáng để biết nên quyết định có làm hay khơng, có ký hợp đồng này khơng”.
(PVS nam, 60 tuổi, trưởng hội người nhập cư, giám đốc kinh doanh thép,
nhập cư dài hạn).
Tóm lại, cá nhân chủ thể lựa chọn đến nhà thờ tham dự thánh lễ như là sự lựa chọn mang tính cá nhân vì lịng muốn và vì đến nhà thờ cũng là cho mình có được sự sáng suốt cho những quyết định quan trọng trong cơng việc làm ăn. Chính vì thế, yếu tố cá nhân cũng có tác động lớn đến việc đọc kinh cầu nguyện và tham dự thánh
lễ của người nhập cư.
3.3.2. Tham dự nghi lễ ngày thường Tần suất tham dự nghi lễ ngày thường Tần suất tham dự nghi lễ ngày thường
Việc thực hành nghi lễ ngày thường không phải là nghi lễ bắt buộc đối với tín hữu Cơng giáo như lễ Chủ Nhật hoặc các ngày lễ trọng. Tuy nhiên, nếu đối với các tín hữu ở các tỉnh miền quê thì cứ có chng nhà thờ kêu là các tín hữu lại chuẩn bị đến nhà thờ mặc dù trời vẫn còn nhá nhem tối. Cứ đến hẹn lại lên, cha mẹ sẽ đánh thức cả nhà dậy đi lễ. Tuy nhiên, khi lên thành phố, thiếu sự nhắc nhở của bố mẹ sẽ khiến cho những người nhập cư trẻ tuổi quên mất những thói quen đi lễ mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu như sau: