Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.4.1 Các nghi lễ buộc phải thực hành
Nghi lễ chủ nhật và các ngày lễ trọng
Nghi lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ trọng thuộc vào nhóm nghi lễ bắt buộc người Cơng giáo phải tuân giữ. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn đo mức độ tăng giảm của việc thực hành một số nghi lễ bắt buộc của người Công giáo nhập cư từ trước và sau khi nhập cư vào Hà Nội. Kết quả khảo sát như sau:
Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi tần suất thực hành một số nghi lễ bắt buộc: thánh lễ chủ nhật và các ngày lễ trọng của người Công giáo sau khi nhập cư vào Hà Nội.
Nguồn: Số liệu khảo sát
Giảm đi Không tăng không giảm Tăng lên
Tham dự thánh lễ chủ nhật 15.5 60.5 24 Tham dự các ngày lễ trọng 24.9 50.5 24.7 0 10 20 30 40 50 60 70
Khi hỏi về tần suất tham dự thánh lễ ngày chủ nhật, chỉ có 8,7% người Cơng giáo nhập cư cho biết họ không tham dự được đều đặn hàng tuần (ít hơn tuần 1 lần) thì khi hỏi về sự biến đổi tần suất tham dự thánh lễ chủ nhật, có tới 15,5% cho biết giảm đi. Sự khác biệt về hai về số liệu cho thấy có một bộ phận người Cơng giáo nhập cư đã chưa đề cập chính xác về tần suất tham dự ngày lễ chủ nhật, có lẽ do đây là một trong các lễ bắt buộc với người Công giáo, nên dẫn đến xu hướng không thừa nhận sự tham dự không thường xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có tới 24% người Cơng giáo nhập cư cho biết họ tham dự thánh lễ ngày chủ nhật đều đặn hơn. Riêng đối với thánh lễ ngày thường thì có tới 59,4% cho biết sự tham dự giảm đi. Một người nhập cư đã cho biết :
“Ở quê thì thường xuyên hơn, thường đi lễ sáng 4h30 mỗi ngày. Tối thì đọc kinh. Buổi sáng đi lễ còn buổi tối rước Đức Mẹ đến từng nhà. Hầu như tháng các linh hồn hầu như tối nào cũng đi đọc hết. Còn ở đây ngày thường em ít đi. Một tuần đi được 2, 3 hơm từ đầu tháng đến giờ cịn trước thì khơng đi lễ thường”
(PVS Nam, 37 tuổi, kinh doanh bắp rang bơ, nhập cư dài hạn) Còn đối với nghi lễ trọng thì việc tham dự nghi lễ so với trước khi đến Hà Nội có tỷ lệ tăng, giảm ngang bằng nhau trên 24%. Tuy nhiên, cũng có trên 60% vẫn giữ được thói quen thực hành thường xuyên nghi lễ trọng. Số những người tham dự thường xuyên nghi lễ trọng này cũng được chia làm hai nhóm: nhóm tự ý thức nghe thơng báo trên nhà thờ và theo dõi lịch lễ để đi và nhóm có sự nhắc nhở của người thân ở quê.
“Không, em chưa bỏ lễ trọng bao giờ. Nếu lễ trọng mà rơi vào ngày thường nhưng em biết lịch thì em cũng sẽ đi”.
(PVS nam, 37 tuổi, kinh doanh bắp rang bơ, nhập cư dài hạn) “Nếu buổi chiều ngày thường có lễ trọng thì em đi được hết. Nếu chồng bảo
có lễ trọng thì sắp xếp để đi. Vì buổi chiều 16h30 thì ra khỏi trường rồi. Có khi chưa đến ngày lễ trọng thì ơng bà đã gọi điện thoại ra nhắc là con đi lễ chưa thì hai vợ chồng sẽ nhớ để đi”
Tóm lại, đối với người nhập cư Công giáo, khi lên Hà Nội vẫn thường xuyên tham dự thánh lễ ngày Chủ Nhật và các ngày lễ trọng với tỷ lệ trên 50%. Hơn nữa số phần trăm những người Công giáo nhập cư sau khi đến Hà Nội còn thường xuyên tham dự lễ Chủ Nhật và lễ trọng hơn cả khi ở quê là hơn 20%. Tuy nhiên cũng có một phần khơng nhỏ những người Cơng giáo nhập cư không thường xuyên thực hành nghi lễ chủ nhật và lễ trọng chiếm từ 15% đến gần 25%.
Lãnh nhận Bí Tích Hịa Giải và Bí Tích Thánh Thể
Bí Tích Hịa Giải và Thánh Thể Bí Tích nằm trong nghi lễ bắt buộc phải giữ vì trong kinh Sáu điều răn Hội Thánh của người Cơng giáo buộc các tín hữu: “Xưng tội trong một năm ít là một lần và chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong Mùa Phục Sinh” (Sách kinh giáo phận Hà Nội, 2002: 37-38).
Biểu đồ 3.2 : Sự thay đổi tần suất thực hành nghi lễ bắt buộc: BTHG, BTTT của người Công giáo sau khi nhập cư vào Hà Nội.
Nguồn: Số liệu khảo sát
Sau khi nhập cư vào Hà Nội, mức độ lãnh nhận hai BTHG và BTTT của người nhập cư giảm đi nhiều hơn so với việc tăng lên lãnh nhận hai Bí Tích này.
Giảm đi Không tăng không giảm Tăng lên
Lãnh Bí Tích Hịa Giải 34.5 44.7 21.4 Lãnh Bí Tích Thánh Thể 33.1 44.5 22.1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
BTHG và BTTT thường đi song song với nhau. Nếu người tín hữu khơng thường xun lãnh BTHG thì cũng khơng thể thường xun lãnh BTTT. Vì chỉ những ai đã xưng tội và sạch tội trọng mới được lên lãnh nhận BTTT. Vì thế, nếu người tín hữu Cơng giáo khơng đang ở trong tình trạng sạch tội trọng thì sẽ khơng được lên lãnh nhận BTTT. Như thế, chúng ta hiểu được tại sao BTHG và BTTT cùng giảm đi hay cùng tăng lên tương đương nhau. Việc lãnh nhận BTTT và BTHG của người nhập cư sau khi nhập cư vào Hà Nội giảm nhiều hơn so với việc tăng lên số người lãnh nhận hai Bí Tích này.
“Đa số một năm em xưng tội một lần. Để một năm cho nó nhiều. Em biết để một năm mới xưng thì nó nhiều nhưng em xếp các tội lại”.
(PVS 3, Nam, 37 tuổi, kinh doanh bắp rang bơ, nhập cư dài hạn) “Trước kia lúc cịn thanh niên chưa lấy vợ thì cũng có thời gian 5, 6 năm rồi em
khơng đi lễ. Mình khơng đi lễ thì cũng đồng nghĩa với việc mình khơng lãnh Bí Tích”.
(PVS nam, 38 tuổi, kinh doanh đồ điện, nhập cư dài hạn) Có thể nói, có gần 45% người nhập cư giữ việc lãnh nhận BTHG và BTTT sau khi nhập cư vào Hà Nội cũng nói lên nỗ lực rất nhiều của họ trong việc thực hành đạo. Tuy nhiên, tỷ lệ lãnh nhận hai Bí Tích này giảm khơng nhỏ gần 35% cũng là điều mà các gia đình đạo truyền thống cần quan tâm để nhắc nhở con em mình.
3.4.2 Các nghi lễ khơng buộc nhưng khuyến khích thực hành
Các nghi lễ không buộc người Cơng giáo phải thực hành đó là đọc kinh, cầu nguyện, đi tham dự thánh lễ ngày thường nhưng có khuyến khích các tín hữu nếu thực hành những điều này thì có nhiều ơn ích cho linh hồn. Chính vì thế, nếu tín hữu nào thường xuyên thực hành những nghi lễ này thì nằm trong số những tín hữu sùng đạo hay nói một cách khác mà người Cơng giáo hay gọi đó là những tín hữu đạo đức. Dưới đây là một vài so sánh sự thay đổi tần suất thực hành một số nghi lễ không bắt buộc của người Công giáo sau khi nhập cư vào Hà Nội:
Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi một số nghi lễ không bắt buộc của người Công giáo sau khi nhập cư vào Hà Nội.
Nguồn: Số liệu khảo sát
Người nhập cư Công giáo đồng thời vừa tăng cũng vừa giảm số người đọc kinh cầu nguyện tương đương nhau 34,9%. Người nhập cư xa gia đình thiếu thốn cả tình cảm lẫn vật chất vì thế có một số sẽ tìm đến với Chúa và cầu nguyện nhiều hơn để được an ủi và được bình an trong tâm hồn – đó là những trợ giúp về mặt tinh thần rất lớn. Số người nhập cư tham dự nghi lễ ngày thường hiện nay giảm mạnh so với khi ở quê chiếm 59,4%; cịn số lượng tăng lên thì thật yếu ớt chiếm 12,6%. Điều này cho thấy lý do giảm mạnh việc tham dự nghi lễ ngày thường của người nhập cư Cơng giáo vì nghi lễ này khơng thuộc vào những nghi lễ bắt buộc. Hơn nữa lý do làm ăn, đi học, cũng như môi trường gia đình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hành nghi lễ ngày thường như đã chứng minh ở trên.
3.4.3 Mối quan hệ giữa nhóm nghề nghiệp và quê quán với sự thay đổi tần suất tham dự thánh lễ ngày chủ nhật của người Công giáo nhập cư vào Hà Nội suất tham dự thánh lễ ngày chủ nhật của người Công giáo nhập cư vào Hà Nội
Việc tham dự thánh lễ chủ nhật của người nhập cư sau khi vào Hà Nội khá ổn định và cịn có xu hướng tăng lên so với ở q. Xu hướng tăng lên này còn ở mức cao hơn so với xu hướng giảm đi việc thực hành nghi lễ chủ nhật (Biểu đồ
Giảm đi Không tăng không giảm Tăng lên
Đọc kinh cầu nguyện 34.9 30.1 34.9
Tham dự thánh lễ ngày thường 59.4 28 12.6 0 10 20 30 40 50 60 70
3.1). Tuy nhiên, ở đây tác giả tìm thấy sự tăng lên hay giảm đi này cịn có mối liên hệ với nhóm nghề nghiệp và quê quán.
Bảng 3.17: Mối quan hệ giữa nhóm nghề nghiệp và quê quán với sự thay đổi tần suất tham dự thánh lễ ngày chủ nhật của người Công giáo nhập
cư vào Hà Nội
Không tăng, không giảm % Giảm đi % Tăng lên % Nhóm nghề nghiệp* (ꭔ2 (8;373)=16,8; p=0,03)
Quản lý, chuyên gia (n=52) 53.8 25.0 21.2 Nhân viên, kỹ thuật viên
(n=86)
51.2 22.1 26.7
Lao động phổ thông (n=51) 56.9 15.7 27.5 Vừa đi học vừa đi làm
(n=136) 71.3 9.6 19.1 Chưa có việc làm (n=48) 58.3 10.4 31.3 Quê quán* (ꭔ2 (6;218)=12,9; p=0,04) Nam Định (n=148) 66.9 12.8 20.3 Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam (n=89) 56.2 21.3 22.5 Các tỉnh miền Bắc khác (n=52) 50.0 9.6 40.4
Các tỉnh miền Trung và miền Nam (n=71)
60.6 16.9 22.5
Ghi chú: (*) Trên cơ sở phân bố tần suất của biến số nghề nghiệp và quê
quán trên mẫu khảo sát, chúng tơi đã gộp các nhóm nghề nghiệp và nhóm q qn của người Cơng giáo nhập cư như trên để thực hiện phân tích thống kê.
Nguồn: Số liệu khảo sát
Nhìn vào bảng khảo sát về tác động của biến số nghề nghiệp và quê quán lên độ tăng, giảm đối với việc thực hành nghi lễ chủ nhật của người nhập cư Công giáo và việc tăng giảm đối với nhóm nghề nghiệp (ꭔ2
(8;373)=16,8; p=0,03), nhóm tiêu chí q qn (ꭔ2
nghề nghiệp, nhóm nghề chưa có việc làm 31,3% và lao động phổ thơng 27,5% có tỷ lệ tăng việc thực hành nghi lễ chủ nhật ở mức cao nhất so với các tiêu chí khác. Và nhóm giảm việc thực hành nghi lễ chủ nhật cao nhất so với các nhóm tiêu chí khác đó là nhóm quản lý, chun gia 25% và nhóm nhân viên, kỹ thuật viên 22,1%. Điều này cho thấy nhóm có nghề nghiệp tốt hơn trong xã hội lại có xu hướng giảm việc thực hành nghi lễ ngày chủ nhật, sự bận rộn của cơng việc và gia đình khiến cho nhóm này giảm bớt việc thực hành nghi lễ chủ nhật.
Tương tự, chúng tơi cũng phát hiện tiêu chí q qn trước khi nhập cư có tác động đến việc thực hành nghi lễ chủ nhật của người nhập cư Công giáo cụ thể là tăng việc thực hành nghi lễ chủ nhật đối với các tỉnh Miền Bắc khác là 40,4% nhưng giảm việc thực hành nghi lễ ở các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam là 21,3%. Với tỉnh Nam Định thì việc tăng lên việc thực hành nghi lễ chủ nhật nhiều hơn so với tỷ lệ giảm đi việc thực hành nghi lễ này. Người Công giáo xuất phát từ các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam có nền tảng giữ đạo rất tốt khi ở mơi trường quê nhà được cha mẹ nhắc nhở và thúc dục đi lễ, nhưng khi lên thành phố khơng cịn sự kiểm sốt của gia đình thì các thành viên dễ giảm sút trong việc thực hành nghi lễ chủ nhật
“Thực ra trước khi lấy vợ là tôi đi lễ chểnh mảng. Chủ Nhật cũng không đi mấy chắc cũng phải 5,6 năm. Thứ nhất là do cơng việc và mình cũng thanh niên, và bị cơng việc cuốn vào nên không đi. Không phải từng đấy năm không đi lễ mà tôi vẫn đi nhưng đi theo kiểu thi thoảng mới đi. Có thể khoảng 1 tháng đi 1 lần”.
(PVS nam, 38 tuổi, kinh doanh , nhập cư dài hạn) “Khi em ở trên nhà chồng em ở quê thì sáng nào em cũng đến nhà thờ
nghe cha giảng em cũng hiểu và em ý thức được và hơn nữa khi đi lễ, đi thờ thì mình được an ủi hơn”.
( PVS Nữ, 35 tuổi, nội trợ, nhập cư dài hạn)
Như vậy, tiêu chí nghề nghiệp và tiêu chí q qn có mối liên hệ đối với việc thay đổi tần suất thực hành nghi lễ ngày chủ nhật. Người nhập cư có nghề nghiệp chun mơn cao có sự giảm sút hơn cũng như tăng lên hơn trong việc thực hành nghi lễ chủ nhật; người nhập cư ở một số tỉnh có nền tảng đạo truyền thống thì dễ dàng giảm sút trong việc thực hành nghi lễ chủ nhật khi sự kiểm sốt từ gia đình ít đi.
Tóm kết chương 3
Trong suốt chương 3, tác giả dùng phương pháp luận so sánh để so sánh các chiều kích thực hành các nghi lễ giữa người nhập cư và người không nhập cư. Các kết quả kiểm định Chi-Square –test cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người nhập cư và người bản xứ cho chúng ta một vài nhận định sau:
Nhìn chung, người nhập cư Cơng giáo sinh hoạt tại giáo xứ Cổ Nhuế nhưng thỉnh thoảng vẫn tham dự nghi lễ tại các nhà thờ khác trong khu vực Hà Nội phù hợp nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình, gặp gỡ bạn bè, hay có sự thay đổi trong các dịp lễ trọng… Những nhà thờ được người nhập cư chọn nhiều để đi đó là nhà thờ Thái Hà, nhà thờ Lớn và nhà thờ Phùng Khoang vì đây là những nhà thờ khá lớn và cổ kính trong địa bàn Hà nội và đặc biệt tại nhà thờ Thái Hà có đền Đức Mẹ hằng cứu giúp mà người Công giáo thường đến đây xin ơn.
Người nhập cư đánh giá mức độ cần thiết của thực hành nghi lễ khác nhau gần như tuyệt đối và đều có tỷ lệ cao hơn mức đánh giá của người không nhập cư. Tuy nhiên, việc thực hành nghi lễ có phần giảm sút hơn ở tất cả các tiêu chí thực hành trừ nghi lễ ngày chủ nhật. Điều này cho thấy ở các tiêu chí về thực hành nghi lễ, mức độ tăng giảm việc thực hành nghi lễ là rất phong phú. Tuy nhiên, ta cũng thấy điểm nổi bật ở đây đó là so với trước kia nhập cư ra Hà Nội thì hiện nay ngoại trừ người nhập cư có tỷ lệ tăng hơn việc thực hành nghi lễ chủ nhật so với trước kia, cịn lại tất cả các tiêu chí thực hành khác như thực hành các nghi lễ trọng, nghi lễ ngày thường, thực hành việc đọc kinh cầu nguyện và lãnh nhận hai Bí Tích Hịa giải và Thánh Thể đều giảm sút so với trước khi nhập cư ra Hà Nội. Điều này cũng khá tương đồng với một nghiên cứu nước ngoài khi mà kết quả nghiên cứu cho thấy người Công giáo tụt giảm rất mạnh 60% việc thực hành nghi lễ khi đến Mỹ so với trước kia. Vì thế, ơng cho rằng “việc di dân là một vấn đề mang tính phân chia mà những người di cư xa lánh dần sự thực hành mang tính tơn giáo của họ”. (Massey, D. S., & Higgins, M. E. 2011).
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Các kết quả khảo sát so sánh về niềm tin và thực hành nghi lễ của người nhập cư và người bản địa Công Giáo tại Giáo xứ Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho chúng ta một vài kết luận sau:
Bất cứ tôn giáo nào trên thế giới cũng luôn đặt ra một hệ thống những điều cần phải tin. Và niềm tin luôn là yếu tố quan trọng định hướng đời sống của cá nhân tham gia vào tơn giáo đó. Đạo Cơng Giáo cũng có một hệ thống những điều cần phải tin nằm trong Kinh Tin Kính của Hội Thánh Cơng Giáo. Qua khảo sát ta thấy phần đông những người tham gia trả lời cả người nhập cư và người bản xứ đều hoàn toàn tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa, Chúa Ba Ngôi, tin thiên đàng, hỏa ngục, tin có sự cứu độ, sự sống đời sau và tin vào phép tha tội. Tuy nhiên, người nhập cư có số phần trăm những người tin tưởng hoàn toàn vào những điều trên cao hơn dân địa phương ở tất cả các tiêu chí về niềm tin.
Về việc thực hành nghi lễ của người nhập cư qua kết quả khảo sát cho ta một