Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Niềm tin tôn giáo của người nhập cư Công giáo
Để đo về niềm tin của người Công giáo chúng tôi sử dụng thang đo lường về mức độ tin tưởng theo thang tăng dần từ 1 đến 5 với các nội dung niềm tin cơ bản của người Công giáo gồm: tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa, tin vào Chúa Ba Ngơi, tin có thiên đàng, hỏa ngục, tin có thiên thần, ma quỷ, tin có ơn Cứu độ, tin có sự sống đời sau và tin vào phép tha tội. Kết quả nghiên cứu như sau:
Bảng 2.11: Mức độ hoàn toàn tin tưởng vào những điều sau đây
STT Tiêu chí Người nhập cư
(n=381) Dân địa phương (n=134) Mean (điểm trung bình) SD (độ lệch chuẩn 0 Mean (điểm trung bình) SD (độ lệch chuẩn)
1 Tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa*
4,90 0,44 4,78 0,67
2 Tin vào Chúa Ba Ngôi* 4,88 0,46 4,79 0,61
3 Tin có thiên đàng 4,87 0,50 4,81 0,59
4 Tin có hỏa ngục* 4,87 0,47 4,75 0,68
5 Tin có thiên thần 4,84 0,57 4,78 0,63
6 Tin có ma quỷ* 4,68 0,82 4,72 0,73
7 Tin có ơn cứu độ* 4,90 0,46 4,83 0,58
8 Tin có sự sống đời sau 4,86 0,52 4,81 0,59
9 Tin phép tha tội* 4,90 0,46 4,83 0,56
Ghi chú: * Sig < 0,05
Nguồn: Số liệu khảo sát
Sách Giáo lý Giáo Hội Cơng Giáo số 166 có nói: “Đức tin là một hành vi cá nhân: con người tự nguyện đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải” (Trích số 166 sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo NXB Tôn Giáo Hà Nội, 2004). “Tin là gắn bó bản thân con người cả trí khơn và ý chí với Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải qua các việc làm và lời nói của Người” (Trích số 176 sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo NXB Tơn Giáo Hà Nội, 2004).
Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy mức độ niềm tin của người nhập cư Công giáo cũng như người bản xứ trong tất cả các tiêu chí đều ở mức rất cao. Điểm trung bình từ 4 đến gần 5 cho thấy niềm tin của người nhập cư và người bản xứ gần như ở mức tuyệt đối.
Tuy nhiên, với kiểm định T- Test cho thấy có sự khác biệt trong 6 tiêu chí về niềm tin giữa người nhập cư và người bản xứ Sig < 0,05 (tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa, tin vào Chúa Ba Ngơi, tin có hỏa ngục, tin có ma quỷ, tin có ơn cứu độ, tin phép tha tội). Điều này cho thấy ở các tiêu chí này, người nhập cư có mức độ niềm tin cao hơn người bản xứ ngoại trừ tin ở tiêu chí tin có ma quỷ thì người bản xứ tin nhiều hơn.
Ở đây, xin được phân tích ba tiêu chí có giá trị trung bình gần như tuyệt đối 4,90. (tin vào sự hiện diện của Chúa, tin có ơn Cứu Độ, tin phép tha tội). Đối với người Công giáo khi tuyên xưng niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa tức là tin Thiên Chúa có mặt trên trái đất này và tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa sẽ giúp con người ý thức nếu tơi làm bất cứ điều gì đều dưới ánh nhìn của Thiên Chúa thì tơi sẽ làm điều đó tử tế hơn và sẽ bớt phạm tội mất lòng Chúa.
“Bé út thì đọc kinh theo cảm hứng cịn bé lớn thì thí dụ trước khi chở
em đi tập dâng hoa ở nhà thờ thì con tự thắp nến đọc kinh trước. Con đọc rồi con đến nhà thờ. Bé Út thì bảo, con đến nhà thờ, nhà thờ chưa mở cửa con đứng ở ngồi đọc thì Chúa khơng nghe. Chị mới bảo: “Con ơi, Chúa ở khắp mọi nơi, khi đọc kinh lịng Chúa thương xót lúc 3h thì kể cả người đang làm ruộng ở dưới ruộng hay làm bất cứ cơng việc gì mà tay chân đang bẩn thì cũng có thể ngửa mặt lên trời nói: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, là Chúa đã nhận lời”.
(PVS nữ, 47 tuổi, kinh doanh tự do, nhập cư dài hạn)
Kết quả khảo sát cho thấy người nhập cư có nền tảng niềm tin vững chắc hơn người bản xứ vì họ vẫn cịn giữ được niềm tin truyền thống của cha ông truyền lại. Đa số ở các giáo xứ miền quê người dân theo đạo tồn tịng, ví dụ như ở Nam Định, Thái Bình… có khi cả làng đều theo đạo.
Người nhập cư Công giáo tin sẽ được Thiên Chúa cứu độ. “Cứu độ” ở đây trong sách Cựu Ước của người Công giáo được hiểu là Thiên Chúa giải thốt dân khỏi cảnh nơ lệ, dẫn đưa họ vào miền “đất hứa” “tràn đầy sữa và mật”. Thiên Chúa nói với Mơisen:
“Ta đã thấy sự khốn cực của dân Ta còn ở đất Ai Cập, và Ta đã nghe tiếng kêu la vì bị đàn áp. Vâng, Ta biết đến nỗi khổ đau của dân Ta. Ta đã đến để cứu
thoát dân Ta khỏi tay người Ai Cập và dẫn chúng về một vùng đất đầy sữa và mật" (Trích sách Xuất hành 3,7-8). Vùng đất hứa tràn đầy sữa và mật ở đây chính là thiên đàng theo cách hiểu của người Cơng giáo. Vì thế, họ tin rằng Thiên Chúa cứu họ khỏi mọi tội lỗi và sau khi chết sẽ được về Thiên đàng.
“Chỉ biết chết sẽ bị phán xét, nếu đẹp lòng Chúa thì lên thiên đàng cịn khơng thì xuống luyện ngục đền tội cịn rất sợ xuống hỏa ngục”.
(PVS nữ, 20 tuổi, sinh viên năm 2 ĐHSP, nhập cư trung hạn) Tin vào phép tha tội. Phép tha tội này cịn được gọi là Bí Tích Giao Hịa. Bí Tích này được gọi là Bí Tích Tha Tội, vì nhờ lời xá giải của linh mục, Thiên Chúa ban cho tội nhân ơn “tha thứ và bình an” (Trích số 1449 sách GLHTCG, NXB tơn giáo Hà Nội, 2004). Người tín hữu khi vi phạm vào “mười điều răn” (“Mười điều
răn” có nghĩa là “mười lời”(Xh 34,28), tóm tắt lề luật do Thiên Chúa ban cho dân Israel trong bối cảnh của giao ước qua trung gian Mơsê. Khi trình bày các giới răn về tình yêu đối với Thiên Chúa (ba giới răn đầu) và đối với tha nhân (bảy giới răn sau). Mười điều răn vạch ra cho dân Chúa và từng người con đường dẫn đến cuộc sống được giải thốt khỏi ách nơ lệ tội lỗi”. (Trích số 436 bản tốt yếu sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, NXB tôn giáo Hà Nội, 2007) của Hội Thánh Công
Giáo hay những tội khác có liên quan thì sẽ đến tịa giải tội gặp linh mục để xưng thú tội lỗi ít nhất 1 năm 1 lần. Linh mục chính là vị đại diện của Chúa có quyền tha thứ mọi tội lỗi con người mắc phải. Khi người Công giáo đến xưng thú tội lỗi thì họ sẽ cảm thấy thanh thản hơn và họ tin rằng chính Thiên Chúa qua linh mục sẽ tha thứ tội lỗi cho họ. Việc tin vào phép tha tội của người nhập cư chiếm 94,4% cao hơn so với người bản xứ tin vào phép tha tội chiếm 87,0%. Như vậy có thể kết luận người nhập cư có niềm tin mạnh mẽ vào phép tha tội hơn người khơng nhập cư
“Cịn BTHG lâu nhất là 5 tháng đi xưng tội một lần còn gần đây là một hai tháng một lần hoặc cứ có dịp vào mùa mạnh là đi xưng tội. Cảm thấy rất là thanh thốt vì mình đã được tha thứ mọi tội xúc phạm đến Chúa và xúc phạm đến người khác. Cảm thấy rất vui, sung sướng, hạnh phúc như trút đi được một gánh nặng gì đó. Khơng bao giờ nghi ngờ. Vì các anh chị GLV dạy rằng : Chúa luôn luôn tha thứ cho mình mặc dù mình có xưng tội với Ngài hay khơng. Nhưng chỉ khi mình
được sạch tội là khi mình đến với Cha giải tội và cha dùng quyền của Chúa để tha tội cho ta.”
(PVS nữ, 20 tuổi, sinh viên năm 2 SPMN, nhập cư trung hạn) Có thể nói, trong bất cứ tơn giáo nào, niềm tin là yếu tố “cần” thì thực hành là yếu tố “đủ” để khẳng định người đó có thực sự là tín đồ của một tơn giáo nào đó hay khơng. Người Cơng giáo có một hệ thống những điều cần phải tin trong Kinh Tin Kính. Đây là hệ thống niềm tin có từ lâu đời, trải qua hơn 2000 năm được rút ra từ những ghi chép của sách Cựu Ước và Tân Ước của người Cơng giáo. Chính vì thế, các tín hữu Cơng giáo nhập tâm những giá trị cần phải tin và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống đời mình thơng qua những giá trị đó như việc họ tin vào ơn cứu độ 93,9% và tin vào sự sống đời sau 91,1%, điều này chi phối rất nhiều đến đời sống và mục đích sống của người nhập cư cũng như người bản xứ Cơng giáo.
Tóm kết chương 2
Tóm lại, qua khảo sát đặc điểm và niềm tin của người nhập cư Công giáo
cho chúng ta một vài kết luận sau: Thứ nhất, người nhập cư Cơng giáo có tỷ lệ nữ giới cao, độ tuổi trung bình của người nhập cư là 24 tuổi, có sự tương đồng với kết quả điều tra di cư 2009 cho thấy độ tuổi nhập cư của người Công giáo là rất trẻ. Thứ hai, người nhập cư có trình độ học vấn cao hơn so với cuộc điều tra năm 2015 cho ta thấy người nhập cư càng ngày càng có trình độ học vấn cao hơn so với trước kia. Thứ ba, phần đông người nhập cư Công giáo chưa lập gia đình chiếm 84,1%, tỷ lệ ly thân và ly hơn của người Cơng giáo hầu như khơng có. Thứ tư, việc thay đổi chỗ ở từ nông thôn ra thành thị đã giúp cho nhóm nhập cư có cơng ăn việc làm ổn định vì tỷ lệ đang đi học, khơng có việc làm chiếm 76,9% (trước khi đến Hà nội) nhưng hiện nay số khơng có việc làm, đang đi học đã giảm đi gần một nửa. Nhóm có chỗ đứng trong xã hội như nhóm quản lý, chuyên gia tăng đáng kể so với khi ở quê. Lao động phổ thông giảm hơn so với ở quê. Và như vậy, Hà Nội thu hút lực lượng lao động có chun mơn cao. Thứ năm, tỷ lệ người nhập cư thuộc các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam chiếm tỷ lệ cao 66,6% vì có lẽ đây là những tỉnh lân cận với Hà Nội và đặc biệt ở Nam Định đã sớm có những người nhập cư di chuyển ra Cổ Nhuế - Hà Nội. Thứ sáu, người di chuyển ra Hà Nội cùng với người nhập cư
là người nhà và người thân của người nhập cư chiếm tỷ lệ 53,3%; di chuyển cùng bạn bè trong và ngoài làng xã chiếm 39,2%; số người nhập cư đi một mình ra Hà Nội chiếm tỷ lệ thấp. Thứ bảy, hầu hết người di chuyển ra Hà Nội với người nhập cư đều cùng tơn giáo với họ. Chính vì thế, sẽ hỗ trợ người nhập cư giải quyết những vấn đề khó khăn bước đầu về nhà ở và việc tìm nhà thờ cho việc tham dự các nghi lễ bắt buộc ngày Chủ Nhật. Thứ tám, thời gian nhập cư của người nhập cư Công giáo chủ yếu là nhập cư trung hạn, số người nhập cư ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Thứ chín, lý do di cư của người Công giáo nhập cư chủ yếu là để đi học và tìm kiếm việc làm tốt hơn ở thành phố. Thứ mười, thu nhập của người nhập cư khoảng từ 5 triệu đến dưới 10 triệu chiếm tỷ lệ cao cho thấy người nhập cư có thu nhập ở mức trung bình.
Về hệ thống niềm tin của người nhập cư Cơng giáo cũng có một vài tóm kết như sau: Mức độ niềm tin ở tất cả các tiêu chí của người nhập cư và dân địa phương Công giáo đều ở mức cao gần như tuyệt đối khi Mean ≥ 4. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong kiểm định T- Test về mức độ niềm tin của người nhập cư và bản xứ khi Sig < 0,05 cho thấy mức độ niềm tin của người nhập cư cao hơn người bản xứ ở các tiêu chí (tin vào sự hiện diện của Chúa, tin vào Chúa Ba Ngơi, tin có hỏa ngục, tin có ơn cứu độ, tin có sự sống đời sau, tin phép tha tội); chỉ riêng tiêu chí tin có ma quỷ của người nhập cư thì thấp hơn dân địa phương. Niềm tin chính là thước đo, cũng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sống của người theo một tôn giáo, cách riêng là người Công giáo trong việc thực hành các nghi lễ.
Chương 3: CÁC CHIỀU CẠNH THỰC HÀNH NGHI LỄ CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NHẬP CƯ Ở HÀ NỘI ĐANG THAM GIA SINH HOẠT
TẠI GIÁO XỨ CỔ NHUẾ