Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.3. Thời gian nhập cư và hình thức cư trú
Thời gian nhập cư đối với cuộc điều tra di cư năm 2015 chia ra làm hai thời điểm là nhập cư ngắn hạn: từ 1 năm trở xuống và nhập cư dài hạn từ hơn 1 năm đến 5 năm trước thời điểm phỏng vấn. Nhưng với nghiên cứu này, để có đủ lượng mẫu cho nghiên cứu nên tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu dành cho những người nhập cư đến Hà Nội từ 1 tháng đến 10 năm. Chính vì thế, tác giả phân chia thời gian nhập cư theo 3 giai đoạn: giai đoạn ngắn hạn: từ 1 tháng đến dưới 12 tháng, giai đoạn trung hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng và giai đoạn dài hạn từ 60 tháng đến 120 tháng với kết quả như sau:
Bảng 2.7. Thời gian nhập cư
STT Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ %
1 Từ 1 tháng đến dưới 12 tháng 88 23,1
2 Từ 12 tháng đến dưới 60 tháng 198 52,0
3 Từ 60 tháng đến 120 tháng 95 24,9
Nguồn: Số liệu khảo sát
Người nhập cư Công giáo tại giáo xứ Cổ Nhuế phần đông rơi vào thời gian nhập cư trung hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm. Điều này cho thấy người nhập cư đã có sự ổn định và quen với công việc cũng như môi trường nơi họ đến.
Việc đăng ký tạm trú tạm vắng tại nơi đến là điều cần thiết và bổn phận phải làm đối với người nhập cư nhưng không phải ai cũng ý thức điều này. Nếu không đăng ký tạm trú ta trở thành người cư trú một cách bất hợp pháp tại nơi mình đến. Tuy nhiên vẫn có những người khơng đăng ký tạm trú tạm vắng nơi họ đến vì nhiều lý do khác nhau. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8. Hình thức đăng ký tạm trú tạm vắng của người nhập cư
STT Tiêu chí Số lượng
(n=381)
Tỷ lệ %
3 KT3 – Tạm trú dài hạn tại Hà Nội, thường trú ở tỉnh/ Tp khác
263 69,0
4 KT4 – Tạm trú ngắn hạn tại Hà Nội 74 19,9
5 Khơng có sổ tạm trú, thường trú tại Hà Nội 42 11,0
Nguồn: Số liệu khảo sát
Bảng kết quả nghiên cứu cho thấy người nhập cư Công giáo phần đông đã đăng ký tạm trú dài hạn chiếm 69,0%, tạm trú ngắn hạn chiếm 19,9%. Tuy nhiên, cũng còn một số không nhỏ những người không đăng ký tạm trú hoặc khơng có sổ tạm trú chiếm 11,0%. Có thể nói, số phần trăm những người khơng đăng ký tạm trú tại Hà Nội sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp xúc với những dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục… Người không đăng ký tạm trú sẽ không được mua BHYT (Khoản 7 điều 2 Luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014; khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH) và phải trả các khoản tri phí cho y tế đắt gấp đơi những người có tạm trú; tương tự như thế với việc đăng ký trường học cho con gần nơi mình cư trú cũng gặp nhiều khó khăn nếu khơng đăng ký tạm trú. Người khơng có tạm trú sẽ không được ưu tiên đăng ký cho con trường gần nơi mình cư trú. Ngược lại với người có tạm trú thì có nhiều thuận lợi hơn. (Khoản 1 Điều 13 Luật cư trú quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên).