Người Công giáo nhập cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 26 - 27)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công cụ

1.1.3. Người Công giáo nhập cư

Thuật ngữ Công Giáo được dùng để dịch chữ Hi Lạp katholikos, từ gốc là kat’holon, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ qt, đạo cơng cộng đón nhận mọi người, chứ khơng riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Thuật ngữ "Công Giáo" thường được dùng để nói về "Cơng Giáo Rơma". Từ "Rơma" dùng để chỉ vai trị trung tâm của giáo tông Rôma đối với Giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Công Giáo Rôma hiệp thông trọn vẹn với vị giáo tông này khi là thành phần của Giáo Hội La Tinh (Tây Phương), chiếm đa số hay thuộc hơn 20 Giáo Hội Đông Phương nhỏ hơn, chấp nhận "quyền lực phổ quát, tối cao và trọn vẹn trên Giáo Hội hồn vũ" của giáo tơng tại Rơma. Bốn đặc tính của Giáo Hội là: "Duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền".

Những Giáo Hội chấp nhận các đặc tính trên cũng có thể gọi là Cơng giáo. Nên thuật từ Cơng Giáo không phải chỉ là thuật từ chuyên biệt của Giáo Hội Công giáo Rôma. (http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/MucVu/106CongGiao)

Người Công giáo nhập cư theo nghiên cứu này được định nghĩa là những

người theo đạo Công giáo đã được rửa tội theo nghi thức của Giáo hội Công giáo Rôma, tuân giữ những giáo lý và giáo luật cũng như truyền thống của Giáo hội Cơng giáo, đến Hà Nội trong vịng từ 1 tháng đến 10 năm trước thời điểm phỏng vấn và là những người khơng có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội. Nhóm đối lập với người Cơng giáo nhập cư là người Công giáo địa phương được định nghĩa là những người theo đạo Công giáo đã được rửa tội theo nghi thức của Giáo hội Công giáo Rôma, tuân giữ những giáo lý và giáo luật cũng như truyền thống của Giáo hội Công giáo, gồm những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và những người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 26 - 27)